Trẻ mấy tháng ăn 3 bữa cháo?

0
3634
Trẻ mấy tháng ăn 3 bữa cháo

Ăn dặm là một thời điểm vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển của bé. Đây là lúc sữa mẹ không còn đủ cái dưỡng chất cho bé hấp thụ nữa, việc tính đến thời điểm cho bé ăn dặm cũng là một băn khoăn của không ít cha mẹ. Vậy đến khi nào trẻ nên bắt đầu ăn dặm? Trẻ mấy tháng ăn 3 bữa cháo? Chúng ta cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Khi nào thì bé nên ăn cháo?

Thời điểm trẻ có thể bắt đầu ăn dặm là lúc bé vẫn giữ được tư thế ngẩng đầu và chống thẳng tay khi được bế ở tư thế ngồi hoặc nằm sấp. Dù vậy, các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng, thời điểm thích hợp nhất nên cho trẻ ăn dặm là khoảng thời gian bé được 6 tháng tuổi, và không nên cho ăn sớm hơn giai đoạn này vì trước đấy là lúc bé vẫn cần được cung cấp dinh dưỡng tối đa từ sữa mẹ để đảm bảo được sự phát triển.

Từ tháng thứ 6, bé có thể tập ăn dặm với các loại bột từ loãng đến đặc. Bạn nên cho bé tập ăn từ những loại bột có vị ngọt kết hợp cùng các loại rau củ quả, sau đó dần dần chuyển sang những loại bột có vị mặn và bổ sung thêm thịt, cá, tôm vào khẩu phần ăn cho bé.

Qua giai đoạn này là lúc mà các cha mẹ cân nhắc cho bé ăn cháo, khi nào nên cho ăn cháo xay và cháo hạt. Sau khi bé đã làm quen được với việc ăn bột, bước sang tháng thứ 8 sẽ là thời điểm thích hợp nhất để cho bé bắt đầu tập làm quen với ăn cháo.

Bé được 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa, lúc này trẻ có thể tập nhai những thức ăn thô có kích thước nhỏ như hạt đậu. Do vậy, thời gian này bạn nên cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn vì kĩ năng nhai của bé chưa được tốt, ăn cháo hạt có thể làm bé cảm thấy khó chịu và bị nghẹn. Cùng với đó, dạ dày của bé ở giai đoạn này vẫn khá yếu, thành ruột non còn mỏng nên việc tiêu hóa các thức ăn thô là điều khá khó khăn với bé. Ăn cháo xay nhuyễn lúc này là vô cùng thích hợp cho bé vì bé sẽ dễ ăn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa, từ đó hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng. Vậy nên, thời điểm hợp lý nhất để bé ăn cháo xay nhuyễn là thời gian từ 8- 9 tháng tuổi.

Bước sang tháng thứ 10 là bé đã làm quen được với cháo và có thể ăn được nhiều hơn các loại thức ăn. Đây là thời điểm mà cha mẹ nên tập dần cho bé ăn cháo vỡ hạt kết hợp cùng các loại thực phẩm xay nhuyễn có độ thô nhất định. Đối với cháo bạn không nên chỉ nấu bằng nước hầm xương, bé sẽ không thể được nạp đủ các chất dinh dưỡng mà cần kết hợp cùng cả các loại thịt, cá và rau củ. Những bữa ăn của bé tốt nhất cha mẹ nên hầm riêng một nồi cháo, nấu chín cùng với thịt, cá và rau củ để tối ưu tốt nhất các chất dinh dưỡng cho bé phát triển.

Đến khi bé được tròn 1 tuổi là cha mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn cháo nguyên hạt. Có một số phụ huynh vẫn thường lo sợ hệ tiêu hóa của con chưa phát triển đủ tốt và vẫn cho bé ăn cháo xay nhuyễn trong thời gian này. Cách làm này dù làm bé ăn nhanh và thuận tiện hơn nhưng dạ dày sẽ tiết dịch vị không đủ, bé sẽ chỉ nuốt trôi chứ không có cảm giác ngon miệng, không cải thiện được kỹ năng nhai và lâu dần sẽ làm trẻ kén ăn, biếng ăn.

Trẻ mấy tháng ăn 3 bữa cháo?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, cha mẹ nên cho trẻ ăn ngày 3 bữa cháo khi bước vào giai đoạn bé được 8- 9 tháng. Vào lúc này, mỗi ngày trẻ có thể bắt đầu ăn từ 2-3 bữa cháo kết hợp cùng 1-2 bữa ăn phụ với các món như là sữa chua hoặc các loại trái cây. Cháo nấu cho trẻ phải được xay nhuyễn và nhừ, đồng thời phải đảm bảo được đầy đủ các thành phần như tinh bột, đạm, rau xanh. Khi nấu các cha mẹ cũng nên cho vào trong cháo của bé một muỗng nhỏ dầu ăn. Do rau xanh có chứa một số các vitamin chỉ tan trong dầu nên cho dầu ăn vào cháo sẽ giúp bé hấp thu được tối đa lượng vitamin dưỡng chất.

Những lưu ý khi cho bé tập ăn cháo

Thay đổi và tăng dần độ thô của thức ăn

Tập cho bé ăn cháo không phải là điều đơn giản với bất kỳ phụ huynh nào, nhất là với các bé biếng ăn. Để trẻ có thể làm quen và thích nghi dần với việc ăn cháo, cha mẹ nên tập cho bé với những món ăn mới lạ và thay đổi linh hoạt. Bắt đầu từ loại bột có hương vị ngọt rồi thay thế dần bằng bột có vị mặn hơn, nhiều thành phần dinh dưỡng hơn, sau khi trẻ đã quen và bắt đầu mọc răng sẽ là cháo xay rồi cuối cùng là cho bé tập ăn cháo hạt (cháo vỡ hạt rồi đến cháo nguyên hạt). Cho trẻ tập ăn cháo bằng cách thay đổi linh hoạt và tăng dần dộ thô sẽ giúp bé không phản ứng khi ăn những thức ăn lạ, hệ tiêu hóa của bé cũng có thể bắt nhịp được dần với những loại thức ăn thô và càng ngày sẽ càng hấp thụ được các loại thức ăn phức tạp hơn.

Ngoài việc tăng dần độ thô của các món ăn, để giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần với các thành phần dinh dưỡng và lượng thức ăn ngày càng phong phú, các cha mẹ nên tập cho bé ăn với lượng ít rồi tăng dẫn theo từng bữa, từ 1/3 bát đến một nửa rồi cuối cùng là đầy đủ một bát cháo. Việc tăng dần lượng thức ăn như vậy sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé không bị quá tải mà sẽ phát triển thêm để phù hợp hơn. Đồng thời hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển về mặt thể chất cùng trị tuệ của bé.

Đảm bảo yếu tố dinh dưỡng

Đối với mỗi bữa ăn của trẻ, cha mẹ cần phải đảm bảo được đầy đủ 4 nhóm thực phẩm quan trọng giúp bé có thể phát triển tốt, 4 nhóm bao gồm

  • Nhóm đường bột: gạo, ngô, khoai,…
  • Nhóm chất đạm: thịt, tôm, cá, trứng,…
  • Nhóm chất béo: Dầu, mỡ, bơ, pho mát và các loại hạt có dầu.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Các loại rau, củ, quả và trái cây.

Các cha mẹ cũng cần lưu ý không nên cho bé dưới 8 tháng tuổi ăn các loại thịt như thịt bò, thịt gà, tôm,… do giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé chưa có đủ men để tiêu hóa những loại thức ăn này và nhiều bé sẽ dễ bị dị ứng với hải sản. Lúc này bé nên được cho ăn các loại thực phẩm lành tính hơn như thịt nạc heo, các loại cá đồng,… Cùng với đó, các chuyên gia về dinh dưỡng cũng khuyến cáo không nên nêm thêm mắm hoặc nhiều muối vào món ăn của trẻ. Thận của trẻ lúc này vẫn chưa phát triển đẩy đủ, việp hấp thụ mắm hoặc muối sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức và gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển sau này.

Chuẩn bị và chế biến nguyên liệu thực phẩm

Trong quá trình chuẩn bị và chế biến thức ăn cho trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Các loại thực phẩm như thịt heo, thịt bò tươi cần phải xay nhuyễn, ướp cùng một chút dầu ăn trẻ em rồi để vào tủ lạnh, dùng trong ngày. Thịt không nên được nấu hoặc hầm quá kỹ sẽ khiến mất đi những dưỡng chất quan trọng và độ thơm ngon.
  • Những loại thực phẩm như tôm, cá, lươn, cua,… thì khi chế biến nên phi hành tăm, xào cùng các loại gia vị đến khi vừa chín tới, xay nhuyễn rồi cho vào tủ lạnh, dùng trong ngày.
  • Các loại củ thì nên cắt nhỏ, luộc chín rồi lấy phần nước cùng phần củ cho vào máy xay sinh tố, để trong tủ mát và dùng trong ngày. Đối với những loại củ như cà rốt, bí đỏ, súp lơ thì có thể nấu chín và không cần xay quá nhuyễn để trẻ có thể tập nhai và quen dần với cách xử lý thức ăn thô. Những loại củ không quá kích thích đến dạ dày và bé có thể tiêu hóa được.
  • Với cháo hạt thì không cần xay quá nhuyễn, chỉ cần cơm nấu thật chín và đánh cho nhuyễn đều hoặc lợn cợn là trẻ có thể ăn được.
  • Khi nấu cần tách biệt cháo với thức ăn riêng, xay từng loại. Đến bữa ăn mới trộn chung cháo cùng thức ăn để đảm bảo được độ thơm ngon nhất, bé sẽ ăn được nhiều hơn.
  • Không nên nấu phối hợp các loại thức ăn như thịt heo cùng thịt bò, tôm với cua, đồng thời kết hợp quá nhiều loại rau, củ, quả với nhau. Điều này sẽ làm mất đi hương vị của các món ăn và có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ làm trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, dẫn đến bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
  • Phối hợp các loại thực phẩm có nguồn gốc đạm từ động vật và thực vật với tỷ lệ là 50/50. Ví dụ như bữa trưa bé ăn cháo thịt, trứng, tôm,… thì đến bữa chiều cho bé ăn cháo đậu, rau hay các loại củ khác. Việc phối hợp như vậy sẽ đảm bảo lượng dinh dưỡng cho trẻ, hệ tiêu hóa của trẻ cũng sẽ không phải làm việc quá vất vả khi tiêu hóa nhiều loại đạm liên tục trong ngày.
  • Giai đoạn này bé cũng cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác, dù đã ăn đủ 3 bữa ăn trong ngày nhưng cha mẹ cũng cần nạp thêm cho bé các nguồn dưỡng chất đến từ sữa, trái cây.
  • Sau bữa ăn chính, nếu bé vẫn cảm thấy đói, bạn có thể cho bé uống các loại nước ép trái cây, sữa chua để giúp bé no cũng như tiêu hóa tốt hơn.

NÊN XEM THÊM:

Chăm trẻ nhỏ là nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng rất hạnh phúc và linh thiêng đối với các bậc cha mẹ. Để có thể giúp bé phát triển tốt nhất về thể chất cũng như trí tuệ, cha mẹ luôn luôn cần phải cần trọng và nghiên cứu kĩ về chế độ ăn uống cũng như dinh dưỡng dành cho bé. Review AZ hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về việc trẻ mấy tháng ăn 3 bữa cháo. Cùng với đó bạn cũng nên chế biến món ăn thật cẩn thận, đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh cho bé gặp những vấn đề về sức khỏe.

Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền, 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe, có chứng chỉ báo chí, báo ảnh, bằng lý luận cao cấp, chứng chỉ giảng viên đường lối....

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây