Uống bia có làm kinh nguyệt ra sớm?

0
1915
Uống bia có làm kinh nguyệt ra sớm

Uống bia có làm kinh nguyệt ra sớm? Nhiều chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu ngày có kinh nguyệt. Thậm chí muốn điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt sao cho không ảnh hưởng tới công việc và những kế hoạch trong tương lai gần như du lịch, công tác,….Lúc này chị em muốn tìm đến các giải pháp giúp có kinh nguyệt sớm? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết sau đây trên Review AZ.

Bia là một trong những loại đồ uống có cồn được sản xuất từ lâu đời và cho đến nay bia vẫn được ưa chuộng sử dụng. Nói một cách khác, bia là một loại nước uống giải khát có nồng độ cồn thấp hơn, có bọt mịn xốp và có hương vị đặc trưng. Đặc biệt, bia có thể mang lại tác dụng thanh nhiệt, hiệu quả hỗ trợ cho hệ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, bia còn có chưa một lượng vitamin rất phong phú như vitamin nhóm B như B1, B2, PP….

Hiện nay bia là loại đồ uống được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, sản xuất ngày nay hiện đại hơn rất nhiều theo một chu trình khép kín đảm bảo an toàn cho người sử dụng đúng cách. Trên thị trường có rất nhiều loại bia với các hãng sản xuất khác nhau để bạn có thể lựa chọn sử dụng.

Uống bia có làm kinh nguyệt ra sớm?

Theo chuyên gia y tế, trước chu kỳ kinh nguyệt bia có thể làm chậm kinh hoặc dẫn tới những rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã đúng vì nó còn phụ thuộc vào việc bạn uống bao nhiêu bia,  liều lượng bia dung nạp. Nếu như bạn chỉ uống 1 ly bia thì không ảnh hưởng gì đến kỳ kinh.

Có một vài quan niệm khác sai lầm cho rằng nếu như uống bia có thể giúp kinh nghiệm ra sớm hơn so với chu kỳ. Vì thế, một số chị em tin tưởng điều này, muốn kỳ kinh đến sớm hơn đã lựa chọn cách uống thật nhiều bia. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm. Bởi hầu như bia không ảnh hưởng tới kỳ kinh và sẽ không khiến kỳ kinh nguyệt ra sớm. Theo đó chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, khi đủ thời gian tử cung và lớp nội mạc sẽ tự đào thải gây ra chảy máu kinh nguyệt. Tất cả mọi tác động với mong muốn làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt được cho là không nên để tránh gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Thông thường khi đến chu kỳ kinh nguyệt, chị em cảm thấy khá mệt mỏi đến mức không ít lần muốn sử dụng bia, đặc biệt khi tâm trạng bất ổn. Tuy nhiên, rượu hay bia vốn là thức uống chứa cồn không tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng vào những ngày hành kinh chị em sẽ dễ dàng say bia hơn bình thường. Nguyên nhân được lý giải bởi hàm lượng enzyme hangover có thể mang lại tác dụng giảm cơn say do bị giảm sút đáng kể lượng hormone bài tiết dẫn tới sự thay đổi này.

Thông thường để giảm thiểu say do bia thì gan là bộ phận phải hoạt động tối đa, nhiều hơn gấp nhiều lần. Điều này cũng được giải thích bởi tại sao gan là bộ phận bị tác động mạnh mẽ nhất khi con người uống nhiều bia rượu. Nếu như phụ nữ uống nhiều bia có thể dẫn tới sự thay đổi nhanh chóng về nội tiết và chức năng sinh lý, khả năng sinh sản sau này.

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong bia có chứa chất kích thích có thể tăng khả năng tác động lên cơ trơn tử cung và hệ thống thần kinh. Từ đó có thể dẫn tới những áp lực lớn tăng dần. Nếu như chị em uống nhiều bia có thể dẫn tới nhiều hệ lụy đến sức khỏe.

Kết luận: như vậy có thể kết luận rằng uống bia không làm cho kinh nguyệt ra sớm. Và một lần nữa chuyên gia khuyên bạn nên nên cố gắng dùng mọi cách để kinh nguyệt ra sớm. Vì điều này vốn dĩ không tốt cho sức khỏe.

Có kinh nguyệt uống bia có nhanh hết kinh không?

Bên cạnh thắc mắc uống bia có làm kinh nguyệt ra sớm không thì nhiều chị em băn khoăn không biết bia có thể mang lại tác dụng nhanh sạch kinh hay không? Theo chuyên gia, uống bia không nhanh hết kinh được và chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này là đúng.

Thông thường, chị em phụ nữ thường được khuyên không nên uống rượu bia, chất kích thích có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Uống bia không phải là cách phù hợp giúp kiểm soát những cơn đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt gây ra và cũng không phải là cách giúp đẩy máu kinh nguyệt ra ngoài nhanh hơn. Theo bác sĩ Sản phụ khoa thì thời gian của chu kỳ kinh nguyệt cũng như lượng máu kinh, số ngày hành kinh nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào thể trạng từng người cũng như nội tiết tố trong cơ thể họ.

Một số câu hỏi thường gặp

Ngoài những vấn đề nêu trên, nhiều chị em thắc mắc một số vấn đề xoay quanh chu kỳ kinh nguyệt như sau:

Uống bia có làm chậm kinh nguyệt?

Theo chuyên gia, uống bia là một trong những nguyên nhân gây tác động đến chu kỳ kinh nguyệt gây nên tình trạng chậm kinh, thậm chí rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Mặc dù vậy tình trạng chậm kinh không hoàn toàn do chị em uống bia mà còn do nhiều vấn đề khác. Ví dụ như thay đổi trong thói quen sinh hoạt, yếu tố nội tiết tố rối loạn, tâm sinh lý bất ổn….

Nguy hiểm hơn, tình trạng chậm kinh hay rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở những phụ nữ mắc bệnh lý có liên quan đến đường sinh sản như: rối loạn tuyến giáp, rối loạn nội tiết, các bệnh buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung….Những bệnh lý này không sớm thăm khám và khắc phục sẽ tác động dẫn tới sự thay đổi trong hoạt động buồng trứng gây ra rối loạn phóng noãn, chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra.

Uống bia có giảm khả năng đậu thai không?

Theo chuyên gia, khả năng đậu thai hay không quyết định phần lớn bởi sức khỏe và sức khỏe sinh sản người phụ nữ và nam giới. Đối với người phụ nữ chất lượng trứng phải tốt, sức khỏe sinh sản ổn định, không mắc các bệnh lý phụ khoa thì khả năng đậu thai tự nhiên là rất lớn. Trong khi đó đối với nam giới cần phải có chất lượng và số lượng tinh trùng tốt, không mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa kèm theo thì khả năng đậu thai sẽ cao.

Ngoài ra, một số yếu tố tác động bên ngoài như thói quen sinh hoạt, tình trạng sức khỏe, chế độ nghỉ ngơi có thể tác động đến vấn đề đậu thai. Trong đó, theo nhiều nghiên cứu, nếu như chị em sử dụng nhiều rượu, bia một cách thường xuyên có thể ảnh hưởng tới nội tiết, ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu bạn uống nhiều bia có thể khiến cho tuyến yên hoạt động suy giảm một cách trầm trọng dẫn tới trứng không trưởng thành và rụng đúng chu kỳ. Cùng với đó là sự bất thường của nội mạc tử cung, tử cung dẫn tới giảm khả năng đậu thai tự nhiên, là một trong những nguyên nhân dẫn tới vô sinh- hiếm muộn.

Làm gì để có chu kỳ kinh đều đặn?

Chuyên gia y tế khuyên rằng để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, sức khỏe sinh sản tốt thì chị em cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, luyện tập khoa học để giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, điều hòa cơ thể, ổn định nội tiết. Từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Chu kỳ kinh nguyệt vốn là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ khi đến độ tuổi sinh sản. Chính vì thế, nếu như có dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt như: rong kinh, chậm kinh, kinh nguyệt rối loạn kéo dài nhiều tháng. Triệu chứng này có thể đang cảnh báo các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, u nang buồng trứng…ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế chị em nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và khắc phục đúng phác đồ của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao như mong muốn.

Ngoài ra, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần phải ghi nhớ lịch khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện và tầm soát bệnh tốt hơn.

Một số đồ uống cần tránh trong ngày đèn đỏ

Bên cạnh câu hỏi về uống bia trong thời điểm có kinh nguyệt. Chị em phụ nữ chú ý khi đến ngày hành kinh cần tránh sử dụng những loại đồ uống dưới đây:

Rượu: cũng như bia, rượu là thức uống có cồn cao không tốt cho sức khỏe khuyên chị em không nên sử dụng. Sử dụng bia có thể dẫn tới những tác động đến hệ thần kinh và cơ cơn tử cung. Điều này dẫn tới tử cung co bóp rất mạnh gây nên hiện tượng đau bụng khó chịu.

Mặt khác, sử dụng rượu cũng sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, rối loạn. Là một trong những nguyên nhân thay đổi thời gian rụng trứng dẫn tới ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Trà xanh: Là một thức uống mà nhiều phụ nữ yêu thích đặc biệt trong những ngày hè nóng nực. Theo chuyên gia, trong trà xanh có chứa polyphenol có thể cản trở sự hấp thu sắt khiến phụ nữ dễ dàng bị thiếu sắt gây nên mệt mỏi khó chịu. Ngoài ra, nếu như bạn uống trà xanh khi tới ngày đèn đỏ còn khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn.

Café: là một trong những đồ uống có chứa cafein mà chị em phụ nữ nên hạn chế sử dụng. Tốt nhất không sử dụng trong thời kỳ có kinh. Theo đó, cafein có trong cà phê có thể dẫn tới các triệu chứng tiền kinh nguyệt càng trở nên nghiêm trọng hơn như: tức ngực, mệt mỏi, đau bụng….

Bên cạnh những loại đồ uống nêu trên bạn nên sử dụng thì cần chú ý một số thức uống tốt cho chu kỳ kinh nguyệt mà bạn có thể tham khảo như: sữa nóng, ngũ cốc, nước ép trái cây, trà gừng mật ong, trà hoa cúc….được xác định là rất tốt trong thời kỳ hành kinh.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc uống bia có làm kinh nguyệt ra sớm. Nếu bạn còn có thắc mắc có thể để lại COMMENT để được tư vấn giải đáp.

Học Tập : CỬ NHÂN KHOA VĂN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả học tập: 3.29 Kinh Nghiệm Làm Việc: DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KHÁC 01/2017 - 02/2019 Nhân viên Truyền thông - Viết bài truyền thông cho doanh nghiệp trên trang fanpage. Hỗ trợ sự kiện cho doanh nghiệp BÁO LAO ĐỘNG 04/2018 - 09/2018 Thực tập sinh ban Thời sự - Biên tập và dịch các tin bài quốc tế. Bên cạnh đó còn viết các bài về mảng giáo dục CÔNG TY THỜI TRANG EMSPO 9/2018 - 1/2019 Thực tập sinh truyền thông nội bộ - Xây dựng kịch bản truyền thông nội bộ cho công ty (Thu âm và phát thanh radio hàng ngày) - Tô chức sự kiện cho công ty (sinh nhật cán bộ công nhân viên) CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC CẦU VỒNG 10/2019 - 4/2020 Biên tập viên - Xây dựng và lên nội dung ý tưởng ấn phẩm tạp chí cho công ty. - Viết bài theo nội dung đã lên sẵn Hoạt Động CHƯƠNG TRÌNH MOTTAINAI - BÁO PHỤ NỮ 8/2018 - 10/2018 Thành viên ban Truyền thông - Viết bài truyền thông trên fanpage - Tham gia hỗ trợ ngày hội chính CTV TRAVEL MAG 8/2018 - 10/2018 CTV Tin tức + Kinh doanh + Giải trí - Viết bài

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây