Có kinh nguyệt uống trà gừng được không?

0
1596
Có kinh nguyệt uống trà gừng được không

Có kinh nguyệt uống trà gừng được không? Theo khuyến cáo từ chuyên gia, để giảm bớt đi sự mệt mỏi ngày có kinh, chị em nên bổ sung những loại đồ uống tốt cho chu kỳ kinh nguyệt. Vật, trà gừng có thực sự tốt cho chị em ngày “đèn đỏ”? Sử dụng như thế nào hợp lý và đúng cách phát huy tác dụng? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong bài viết trên Review AZ.

Giới thiệu chung về trà gừng

Từ xưa đến nay, gừng là nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Nó không chỉ được dùng làm gia vị trong nhiều món ăn mà còn là một trong những vị thuốc quý được lưu truyền từ dân gian. Theo đó, gừng là một loài thực vật thuộc họ Zingiberaceae, loại cây này có nguồn gốc từ Châu Á, cụ thể ở miền nam Trung Quốc. Cây gừng được trồng khá nhiều ở vùng khí hậu ấm ở nhiều quốc gia trên thế thế.

Gừng có tính ấm, vị cay ngọt được sử dụng phổ biến. Không chỉ giúp gia tăng hương vị cho món ăn, gừng còn trở thành một vị thuốc thảo dược mà y học cổ truyền chú ý.

Ngoài ra, gừng còn được sử dụng trong sản xuất, chế biến thành vị trà. Với lịch sử trung quốc từ lâu đời cho rằng gừng là một vị thuốc bổ tốt cho sức khỏe con người. Trà gừng vốn có hàm lượng cao vitamin C, magie và các khoáng chất khác, gừng có thể giúp cải thiện nhiều vấn đề cho sức khỏe. Gừng có thể pha cùng nhiều nguyên liệu khác, phổ biến như nước ấm, mật ong hay bạc hà để gia tăng hương vị cho từng loại đồ uống.

Trà gừng mang lại nhiều lợi ích. Trong đó có những lợi ích thiết thực có thể kể đến như sau:

–         Hiệu quả giúp giảm thiểu tình trạng say xe: Một số nghiên cứu khoa học đã cho kết quả rằng trong gừng có một số chất có thể làm giảm đi sự khó chịu khi say tàu xe như choáng, nôn mửa, đổ mồ hôi lạnh. Trong trường hợp nếu như bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi khi đi bằng ôtô hay tàu, bạn có thể thử dùng một ly trà gừng ấm trước khi đi xe, nó có thể giúp bạn ổn định hơn rất nhiều.

–         Tác dụng giảm ốm nghén: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những phụ nữ mang thai có dấu hiệu ốm nghén khó chịu, nôn mửa thường xuyên có thể sử dụng trà gừng rất tốt. Loại trà này không ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Ngược lại, những thành phần vốn có trong trà gừng có tinh dầu và các hợp chất phenol có tác dụng giảm nôn khi mang thai rất tốt mà nhiều mẹ bầu đã áp dụng thành công.

–         Sử dụng trà gừng rất tốt cho tim mạch: Trà gừng luôn là thức uống được áp dụng rộng rãi trong việc hạ huyết áp, giảm thiểu chứng ợ nóng, ngăn ngừa các cơn đau tim, co thắt…..Vì thế, khi nhiều người bị tụt huyết áp, việc đầu tiên họ ưu tiên đó là pha một ly trà gừng ấm cho người bệnh sử dụng.

–         Hiệu quả giảm đau: Trong gừng chứa một số chất có thể điều trị viêm rất tốt mà bạn có thể áp dụng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng uống trà gừng có tác dụng giảm đau, đặc biệt là tình trạng đau do viêm khớp gối.

–         Tăng cường hỗ trợ hệ miễn dịch tốt hơn: Trong trà gừng có chứa chất chống oxy hóa cao. Từ đó mang lại hiệu quả tăng cường hệ thống miễn dịch rất tốt. Thậm chí, khi bạn dùng gừng cùng sả xông hơi có thể giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp thông thường khác.

–         Có thể ngăn ngừa ung thư tốt: Trong gừng có chứa chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển. Đặc biệt là những trường hợp ung thư tuyến tụy. Uống trà gừng thường xuyên có thể ngăn ngừa tình trạng này.

–         Giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi: Trong gừng có chứa những chất có thể giúp giảm thiểu stress, căng thẳng, mệt mỏi. Điều này do khi sử dụng trà gừng có mùi thơm tương đối mạnh, ấm nồng làm dịu cơ thể của bạn.

Giải đáp: Có kinh nguyệt uống trà gừng được không?

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm mang lại tác dụng tốt đối với người đang có kinh nguyệt, hiệu quả ổn định nội tiết, cân bằng thể trạng và giảm dần các cơn co thắt tử cung xảy ra trong thời kỳ hành kinh.

Hơn nữa, trong gừng còn có chứa nhiều thành phần tốt làm ấm cơ thể. Trong gừng có chứa chất Cineole-đây là một chất có chứa các hoạt chất với nhiều tác dụng, điển hình là làm giảm đi sự căng thẳng mệt mỏi mà chị em phải trải qua trong giai đoạn hành kinh. Bên cạnh đó, sử dụng trà gừng trong ngày đèn đỏ còn mang lại tác dụng giúp tinh thần trở nên thoải mái, phấn khởi hơn. Tác dụng tăng cường hiệu quả sức đề kháng cơ thể, hiệu quả thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu chứng minh rằng các chất kháng khuẩn có trong trà gừng có thể làm giảm cơn đau âm ỉ khó chịu, giảm tình trạng viêm nhiễm.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng trà gừng thời kỳ hành kinh có hiệu quả tương đương một loại có tên ibuprofen có thể giảm đau liên quan đến thời kỳ đèn đỏ của phụ nữ.

Gừng là nguyên liệu làm trà có tác dụng cải thiện tốt sức khỏe cho phụ nữ thời kỳ có kinh. Hiệu quả giúp thúc đẩy tăng cường lưu thông tuần hoàn máu. Khi có kinh, chị em dễ bị lạnh. Gừng với tính ấm đặc trưng có thể làm ấm cơ thể đồng thời thúc đẩy lưu thông máu, tránh tình trạng ứ đọng kinh nguyệt.

Một số chị em còn sử dụng trà gừng trong hỗ trợ điều trị kinh nguyệt bất thường. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố thường xảy ra ở nhiều chị em. Lúc này chị em áp dụng uống trà gừng có thể mang lại hiệu quả điều hòa kinh nguyệt rất tốt. Theo đó, trong trà gừng có chứa thành phần Cineole- đây là một trong những chất có tác dụng làm mệt mỏi thời kỳ có kinh, giúp chị em thoải mái hơn trong những ngày này.

Một số cách dùng gừng với chị em ngày có kinh nguyệt

Để áp dụng cách uống trà gừng hiệu quả ngày có kinh, bạn có thể áp dụng bằng nhiều cách, trong đó có những cách dưới đây:

–         Pha trà gừng nước ấm: Đối với cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần cho vài lát gừng tươi vào cốc nước ấm, khuấy đều, có thể cho thêm một chút xíu đường rồi sử dụng.

–         Trà gừng mật ong: Đây là cách được áp dụng phổ biến hơn. Theo đó, bạn dùng vài lát gừng tươi đạp dập cho vào cốc nước ấm, thêm 1 thìa canh mật ong khuấy đều rồi uống.

–         Trà gừng: là loại trà pha chế và đóng gói sẵn mà bạn có thể mua về, sau đó pha với 1 cốc nước ấm và sử dụng ngay.

Ngoài cách uống trà gừng nêu trên, chị em ngày có kinh nguyệt có thể áp dụng những cách khác từ gừng, cụ thể như sau:

–         Ăn trực tiếp, ngậm gừng: đây là cách nhanh, đơn giản, ít thời gian dễ thực hiện. Theo đó, bạn chỉ cần thái một vài lát gừng tươi mỏng. Sau đó nhai và ngậm khoảng 5-10 phút trong miệng sẽ cảm nhận được vị ấm nóng, cay và mùi thơm của gừng.

–         Đắp gừng lên vùng bụng: đây cũng là cách mà nhiều chị em khi đến ngày kinh nhưng thường xuyên bị đau bụng kinh áp dụng. Theo đó, chị em lấy một ít gừng giã nát và đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới trong tư thế nằm ngửa có thể giúp làm ấm bụng lên nhanh chóng.

–         Tắm nước gừng: Trong những ngày hành kinh, bên cạnh việc uống nước gừng thì bạn có thể kết hợp với tắm nước gừng cho hiệu quả cao. Theo đó, bạn nên tắm bằng nước ấm, pha với 1 củ gừng tươi đập dập hòa trong nước. Nó không chỉ có mùi thơm dịu nhẹ giúp chị em giảm căng thẳng mệt mỏi mà còn mang lại nhiều tác dụng khác: thư giãn, tăng tuần hoàn máu cơ thể lưu thông khí huyết, giảm triệu chứng đau bụng kinh rõ rệt…

–         Chế biến trong món ăn: Có nhiều chị em áp dụng cách này, khá đơn giản, chị em chỉ cần bổ sung gừng vào các món ăn hàng ngày làm ấm cơ thể, cân bằng khó huyết. Ví dụ canh rau cải thịt băm cho thêm gừng hay canh gà nấu gừng, cá kho gừng sả, thịt ba chỉ kho gừng….đều có thể mang lại hiệu quả rất tốt.

Một số lưu ý khi sử dụng gừng

Mặc dù gừng được cho là nguyên liệu tốt cho sức khỏe, tốt cho chị em phụ nữ thời kỳ hành kinh. Tuy nhiên, cần chú ý những điều dưới đây:

–         Đối với một số chị em không quen sử dụng gừng hoặc cơ địa không phù hợp. Khi sử dụng gừng gặp một số phản ứng phụ như đầy hơi, ợ nóng, bỏng rát….khó chịu dạ dày, buồn nôn…thì không nên dùng gừng. Thay vào đó, chị em có thể sử dụng nước ép hoa quả, nước ép táo, cà rốt hoặc sử dụng trà hoa cúc cũng rất tốt cho ngày đèn đỏ.

–         Chú ý mỗi lần sử dụng không quá 6g gừng mỗi ngày

–         Chú ý, gừng hay trà gừng chỉ có tác dụng hiệu quả giảm thiểu tình trạng khó chịu thời kỳ hành kinh. Đối với những trường hợp chị em có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường kéo dài…thì nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám. Bởi có thể nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố, do mắc các bệnh phụ khoa u xơ tử cung, u nang, đa nang buồng trứng cần sớm phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời.

CHÚ Ý: một lưu ý khác trong ngày đèn đỏ mà chị em cần nhớ đó là: bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng, đồ uống tốt cho ngày đèn đỏ thì chị em nên chú ý không sử dụng các loại rượu, bia, các loại đồ uống có gas sẽ không tốt cho sức khỏe.

NÊN XEM THÊM:

Review AZ mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được có kinh nguyệt uống trà gừng được không. Nếu như bạn còn có thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp miễn phí. Chúc bạn sức khỏe. 

Học Tập : CỬ NHÂN KHOA VĂN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả học tập: 3.29 Kinh Nghiệm Làm Việc: DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KHÁC 01/2017 - 02/2019 Nhân viên Truyền thông - Viết bài truyền thông cho doanh nghiệp trên trang fanpage. Hỗ trợ sự kiện cho doanh nghiệp BÁO LAO ĐỘNG 04/2018 - 09/2018 Thực tập sinh ban Thời sự - Biên tập và dịch các tin bài quốc tế. Bên cạnh đó còn viết các bài về mảng giáo dục CÔNG TY THỜI TRANG EMSPO 9/2018 - 1/2019 Thực tập sinh truyền thông nội bộ - Xây dựng kịch bản truyền thông nội bộ cho công ty (Thu âm và phát thanh radio hàng ngày) - Tô chức sự kiện cho công ty (sinh nhật cán bộ công nhân viên) CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC CẦU VỒNG 10/2019 - 4/2020 Biên tập viên - Xây dựng và lên nội dung ý tưởng ấn phẩm tạp chí cho công ty. - Viết bài theo nội dung đã lên sẵn Hoạt Động CHƯƠNG TRÌNH MOTTAINAI - BÁO PHỤ NỮ 8/2018 - 10/2018 Thành viên ban Truyền thông - Viết bài truyền thông trên fanpage - Tham gia hỗ trợ ngày hội chính CTV TRAVEL MAG 8/2018 - 10/2018 CTV Tin tức + Kinh doanh + Giải trí - Viết bài

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây