[Review AZ] Bà bầu ăn mì tôm được không?

0
2221
Bà bầu ăn mì tôm được không

Không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị, nhanh chóng, tiện lợi mà có thể” cứu đói” bất kể thời gian nào, mì tôm trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những người bận rộn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của mì tôm trong thực đơn mẹ bầu có tốt hay không? bà bầu ăn mì tôm được không? ăn mì tôm đúng cách như thế nào?…Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung bài viết dưới đây của Review AZ.

Đôi nét khái quát về mì tôm

Hiện nay, khi đời sống hiện đại hối hả, những bữa ăn hàng ngày mọi người ưu tiên món chế biến tiết kiệm thời gian. Trong đó các loại thực phẩm chế biến sẵn như ngũ cốc, bún, mì gạo, đặc biệt là mì tôm được nhiều người, nhiều gia đình lựa chọn là bữa ăn phù hợp với điều kiện, nhanh chóng.

Mì tôm là một trong những loại thực phẩm ra đời từ lâu, dần trở thành món ăn phổ biến ngày nay. Với sự tiện lợi cũng như mùi vị hấp dẫn, dễ ăn lại có thể chế biến theo nhiều cách, đặc biệt chỉ cần cho vắt mì vào tô và đổ ngập nước sôi, chờ khoảng 3 phút là có thể thưởng thức. Mì tôm có thể nấu cùng nhiều nguyên liệu khác có thể kể đến như rau xào mì, mì trứng,…..sử dụng và chế biến đơn giản, thuận tiện, dễ dàng mà mọi người, mọi lứa tuổi yêu thích.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, mì tôm được làm từ những nguyên liệu chính là bột mì, bột sắn và cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu từ bột, chất béo đạm thực vật. Do vậy nếu chỉ ăn mì tôm mà không kèm các món ăn dinh dưỡng, rau xanh thì thiếu chất là điều có thể xảy ra. Trong mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (axit béo no, khó tiêu hóa), carbohydrate (chất bột) và rất ít chất xơ.

Bên cạnh đó, trong mì tôm có 2 gói gia vị nhỏ cơ bản là muối và mỡ. Chính 2 gói gia vị này sẽ thêm cho gói mì hương vị và màu sắc khác lạ, hấp dẫn. Ngoài ra, mì tôm còn có chất phụ gia hương vị có tác dụng lên vị giác mạnh mẽ, tạo sự ngon miệng. Nhưng những chất này thực chất không tốt cho sức khỏe người sử dụng,….

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mì tôm với các hãng sản xuất khác nhau, đóng gói và bao bì khác nhau. Với những loại mì tôm phổ biến bằng giấy, túi nhựa, bát nhựa….với nhãn mác và các thành phần giá trị chất dinh dưỡng chưa cụ thể và chi tiết. Những thông còn mang tính bao quát chưa rõ ràng như năng lượng, chất béo, chất đạm, đường….

Bà bầu ăn mì tôm được không?

Chắc hẳn không ít người thích ăn mì tôm bởi hương vị hấp dẫn tiện lợi của món ăn này. Đặc biệt, có một số mẹ bầu thèm ăn mì tôm nhưng lo lắng không biết mì tôm có ảnh hưởng tới sức khỏe và ảnh hưởng tới em bé hay không? Dưới góc nhìn chuyên gia nhìn nhận vấn đề này như thế nào???

Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, mì tôm chỉ với một số thành phần chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương liệu, chất bảo quản,…Mặc dù ngon miệng, dễ ăn nhưng  nhưng mì tôm lại thiếu trầm trọng vitamin, protein, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Do đó, mì tôm không được xếp vào danh sách những thực phẩm lành mạnh dành cho mẹ bầu. Đặc biệt, với hệ tiêu hóa của mẹ bầu, mì tôm được xem là món ăn không mấy lý tưởng”. Bởi theo nhiều nghiên cứu, sau khi ăn mì tôm thì các chất bảo quản có trong mì không dễ phân hủy dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa .

Mặc mì tôm không phải là thực phẩm cấm kỵ với bà bầu. Tuy nhiên, để có sức khỏe tốt nhất, không ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé cũng như cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể thì mẹ bầu cần phải hạn chế tối đa ăn mì tôm.

Một số thành phần có trong mì tôm không tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Dưới đây là những lý do cơ bản khiến mì tôm không phải là thực phẩm lý tưởng dành cho mẹ bầu và cũng là nguyên nhân mà mẹ bầu cần hạn chế tối đa ăn mì tôm, cụ thể trong mì tôm có chứa:

Bột mì tinh chế: Trong mì tôm có chứa khá nhiều bột mì tinh chế. Với những thực phẩm như vậy sẽ mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Mặc dù nhà sản xuất có thể quảng cáo mì khoai tây hay mì không chiên nhưng thực sự điều này vẫn còn là ẩn số chưa lý giải.

Muối: theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nhu cầu sử dụng muối cho phép trong 1 ngày của một người chỉ khoảng 1,5-2g. Nhưng trong mì tôm, lượng muối vượt ngưỡng cho phép 100g tới khoảng 2,7g muối. Vì vậy, nếu như mẹ bầu ăn mì tôm liên tục nhiều ngày sẽ dư thừa lượng muối là rất dẫn. Do vậy, mẹ có nguy cơ phải đối mặt với các bệnh lý cao huyết áp.

Không chỉ vậy, theo một số nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Nutrition, mẹ bầu nếu như ăn mì tôm nhiều là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý tim mạch và tiểu đường khá cao, ngay cả khi vẫn đang duy trì một chế độ dinh dưỡng và tập luyện lành mạnh.

Mì tôm nhiều chất bảo quản không tốt cho phụ nữ mang thai: vốn dĩ, tất cả các loại đồ ăn, thực phẩm có chứa chất bảo quản đều không tốt cho phụ nữ mang thai. Và mì ăn liền cũng không ngoại lệ. Như đã trình bày nêu trên, trong mì tôm có chứa chất bảo quản, chất tạo màu tạo vị, chất chống oxy hóa, phosphate… để tạo mùi cũng như kéo dài thời gian sử dụng. Những hóa chất này  nếu như tích lũy một thời gian dài có thể gây những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể gây hại cho thai nhi của.

MSG – Bột ngọt (mì chính): đây chính là chất có thể tăng hương vị thơm ngon cho món ăn. Bột ngọt có thể giúp gia tăng hạn sử dụng bảo quản mì không bị hỏng. Mặc dù lượng nhỏ bột ngọt khi vào cơ thể sẽ bị đào thải nhưng nếu bạn ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Mặt khác,  trong mì tôm có chứa nhiều phosphat, chất giúp cải thiện mùi vị, nếu bà bầu ăn nhiều mì ăn liền có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa canxi của cơ thể. Hệ quả là bà bầu có thể đối mặt với các vấn đề về răng miệng, thậm chí dẫn đến nguy cơ loãng xương là rất lớn.

Trong mì tôm chứa nhiều chất béo chuyển hóa: mì tôm chứa nhiều chất béo do nó đã qua chế biến. Loại dầu thực vật có hại cho sức khỏe có trong mì tôm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ cholesterol trong cơ thể bạn, nhất là đối với những phụ nữ đang mang thai.

Thành phần TBHQ trong mì tôm: là một chất độc sử dụng trong vài nhãn hiệu mì tôm. Chất này được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, sơn dầu. Mặc dù chất này khi vào cơ thể sẽ an toàn nếu như sử dụng một lượng nhỏ nhưng nó sẽ gây hại lâu dài cho cơ thể nếu sử dụng quá nhiều.

Mì tôm nghèo dinh dưỡng, ít chất xơ: mẹ bầu có biết rằng mì tôm hoàn toàn không cung cấp một lượng vitamin hay khoáng chất nào cho mẹ và điều này không hề tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, ăn nhiều mì tôm sẽ khiến cho mẹ bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mì tôm không có chất xơ, nếu mẹ ăn nhiều mà không ăn rau xanh sẽ dẫn tới thiếu hụt chất xơ, gây nên tình trạng táo bón khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.

Do vậy, mẹ bầu cần hạn chế tối đa ăn mì. Và nếu như mẹ bầu thèm ăn mì tôm thì cần tham khảo một số cách ăn mì hợp lý nhằm giảm tối đa những hạn chế, tiêu cực do mì tôm mang lại, như sau:

o   Khi ăn mì chỉ cho nhiều nhất nửa gói muối để giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

o   Không nên cho gói gia vị có trong mì tôm, khi ăn mì không nên ăn nhiều nước mì tôm.

o   Nên thêm vào tô mì những thực phẩm khác như : rau luộc là rau chân vịt cải ngồng, cải thìa, cà rốt, khoai tây….thêm trứng gà luộc, thịt gà, tôm, cá, thanh cua,…để bát mì chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

o   Không nên ăn mì tôm quá nhiều, hạn chế tối đa ăn mì là tốt nhất, có thể thay mì tôm bằng miến, mì gạo…sẽ tốt hơn.

Những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai

Dưới đây là danh sách những đồ ăn, thức uống tốt dành cho phụ nữ mang thai mà bạn có thể tham khảo lựa chọn như sau:

–         Sữa và các sản phẩm từ sữa: là nguồn dinh dưỡng lý tưởng dành cho phụ nữ mang thai. Không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, sữa còn là nguồn bổ sung canxi cần thiết cho mẹ bầu.

–         Các món ăn từ đậu: cung cấp protein, folate, canxi….tốt cho cơ thể mẹ và sự phát triển của bé. Những thực phẩm này cũng già chất xơ nên có thể giúp mẹ loại bỏ tình trạng táo bón trong suốt thai kỳ.

–         Khoai lang: cung cấp hàm lượng beta-carotene, chất này sẽ chuyển đổi thành vitamin A rất rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi.

–         Cá hồi:  chứa nhiều vitamin và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là omega3…

–         Bông cải xanh và rau xanh: cung cấp các loại vitamin K, AM C, sắt, kẽm….đặc biệt là hàm lượng chất xơ dồi dào tốt cho sức khỏe phụ nữ  mang thai.

–         Thịt nạc: giàu protein quan trọng bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ. Ngoài ra, chúng còn cung cấp sắt, canxi, kẽm, vitamin tốt cho phụ nữ mang thai.

–         Ngũ cốc: đây là nguồn chứa nhiều omega 3, vitamin, kẽm, axit folic, selen, protein, glucid,… rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi cũng như phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh của trẻ.

–         Hoa quả tươi: các loại hoa quả tươi như cam, quýt, bơ, sầu riêng…..tốt cho phụ nữ mang thai, cung cấp khoáng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển của em bé….

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc bà bầu ăn mì tôm được không? Review AZ mong rằng thông tin từ bài viết bổ ích dành cho bạn. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột comment bên dưới bài viết để được giải đáp.

Tốt nghiệp Trung cấp y, trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa (2010-2012)- chuyên ngành y sỹ đa khoa. Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền (2012-2016) chuyên ngành xã hội học. Với 5 năm viết bài chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây