Bầu ăn cá basa được không?

0
529
Bầu ăn cá basa được không

Trong thời kỳ thai nghén, chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên các mẹ bầu nên ăn nhiều cá- cung cấp dinh dưỡng lành mạnh giúp mẹ có sức khỏe tốt mà thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần chú ý đến những loại cá nên và không nên ăn trong thời điểm nhạy cảm này. Vậy, bầu ăn cá basa được không? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết sau đây.

Cá basa và thành phần dinh dưỡng

Cá basa là loại cá phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam tại các khu vực đồng bằng sông Cửu Long nuôi loại cá này xuất khẩu rất nhiều với lợi nhuận, giá trị kinh tế khá cao. Cá basa có nhiều tên gọi khác nhau như cá sát bụng hay cá giáo, thuộc bộ Siluriformes – cá da trơn. Cá basa có thể sống tốt ở môi trường nước ngọt với đặc điểm lớn nhanh, dễ nuôi, sinh sản tốt kể cả trong môi trường tự nhiên hay nuôi trồng.

Xét về đặc điểm, cá basa có trọng lượng từ vài kg hoặc cả chục kg. Cá basa có thân hình hơi dẹt ở phần đuôi, cá không có vảy, lườn tròn, phần bụng phình to, lưng có màu xanh xám, bụng có màu trắng xám.

Xét về giá trị dinh dưỡng, trong 126g cá có chứa khoảng 160 calo.  Ngoài ra, còn có 22.5g chất đạm, 7g chất béo, 73mg cholesterol, 89mg natri cùng rất nhiều loại vitamin và các khoáng chất khác tốt cho sức khỏe.

Vậy, bầu ăn cá basa được không?

Đối với vấn đề này chuyên gia dinh dưỡng cho biết mẹ bầu mang thai hoàn toàn có thể ăn cá basa được. Loại cá này không những tốt cho sức khỏe mẹ mà còn tốt cho sự phát triển toàn diện của em bé ngay từ khi trong bụng mẹ. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật khi ăn cá basa mẹ bầu có thể tham khảo như sau:

  • Cung cấp vitamin và khoáng chất: so với các loại cá khác, cá basa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt làm lượng omega3 và DHA hỗ trợ giúp phát triển trí não tốt và toàn diện. Khi bổ sung cá basa một cách hợp lý có thể cung cấp chất béo cho phụ nữ mang thai.
  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý: theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong cá basa có chứa một số chất có thể mang lại hiệu quả giảm nguy cơ tiền sản giật. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ bầu thường xuyên ăn cá basa đúng cách và hợp lý có thể giúp hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh, sinh con ra thông minh, khỏe mạnh.
  • Cung cấp hàm lượng protein khá cao: theo bảng thành phần dinh dưỡng, trong cá basa có đến 9 loại axit amin thiết yếu như histidine, isoleucine, phenylalanine, threonine, leucine, lysine, methionine, valine, tryptophan…đặc biệt là hàm lượng protein cao có thể tổng hợp các dưỡng chất cho cơ thể. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung thông quá chế độ ăn hàng ngày.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch: một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong cá basa có chứa nhiều axit béo omega3. Do đó, các món ăn lành mạnh từ loại cá này có thể giúp điều chỉnh cholesteron xấu đồng thời hỗ trợ bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn.
  • Ít carbohydrat: trong cá basa có hàm lượng carbohydrat thấp, do vậy đây là một thực phẩm rất tốt giúp giảm nguy cơ thừa cân, béo phì ở phụ nữ mang thai.
  • Cải thiện hệ xương chắc khỏe: đối với phụ nữ mang thai, việc bổ sung canxi là cần thiết để phòng tránh các vấn đề về xương khớp đồng thời giúp hệ xương và răng của em bé phát triển. Trong khi đó, cá basa có chứa nhiều vitamin D rất cần thiết để tổng hợp canxi. Vì vậy đây là thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung.
  • Bổ sung khoáng chất thiết yếu: cá basa khi được chế biến kỹ lưỡng có thể góp phần cung cấp các khoáng chất, vi chất quan trọng như kẽm, kali. Những chất này có thể điều chỉnh và cân bằng các tế bào, cơ quan trong cơ thể. Từ đó mang lại hiệu quả tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy các tế bào lành mạnh, từ đó giúp lành các vết thương tốt hơn.
  • Hàm lượng natri ít: là thực phẩm lành mạnh cung cấp lượng muối thấp. Điều này có lợi cho phụ nữ mang thai giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về gan hay thận.

Chú ý cách ăn cá basa phù hợp cho bà bầu

Theo chuyên gia, việc bổ sung cá basa có thể cung cấp cho bà bầu nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và lợi ích cao nhất, mẹ bầu cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Cần tuyệt đối ăn cá basa khi đã nấu chín kỹ, không ăn gỏi cá basa, không ăn cá tái sống. Điều này có thể dẫn tới nhiễm khuẩn và nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.
  • Ăn cá hợp lý, không ăn quá nhiều đảm bảo chế độ ăn mỗi tuần từ 2-3 lần ăn cá và chú ý chỉ ăn khoảng 350g/tuần là đủ.
  • Chọn cá tươi sống, chú ý rằng cá basa có thể lựa chọn mua cá khúc hoặc phi lê cá basa. Tuy nhiên, để đảm bảo sử dụng tốt nhất cho sức khỏe mẹ bầu cần chọn loại cá tươi sống chế biến.
  • Tuyệt đối không ăn cá khi đã để lâu ngày, cá có mùi hôi, biến chất sẽ không tốt cho mẹ bầu.
  • Quá trình sơ chế cá và bảo quản cá cần được thực hiện nghiêm ngặt. Nếu chưa ăn ngay nên được bảo quản trong tủ lạnh.
  • Nên kết hợp với nhóm thực phẩm lành mạnh khác như rau củ quả tươi…sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Chú ý: ngoài cá basa, mẹ bầu có thể tham khảo bổ sung các món ăn ngon khác từ các loại cá tốt cho mẹ bầu như: cá chép, cá quả, cá trắm…..

Một số loại cá bà bầu không nên ăn

Bên cạnh những loại cá nên ăn nêu trên, bà bầu cần chú ý không nên ăn những loại cá dưới đây:

  • Cá ngừ: là loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân khá cao không tốt cho sức khỏe mẹ và bé không nên sử dụng trong thai kỳ.
  • Cá kiếm, cá thu, cá mập: theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm FDA đây là những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao bậc nhất gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và não bộ của thai nhi tuyệt đối không sử dụng.
  • Cá nóc: không chỉ phụ nữ mang thai mà hầu hết cả người bình thường cũng nên tránh không nên ăn loại cá này. Bởi trong gan và trong buồng trứng của cá nóc có chứa nhiều độc tố rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
  • Các loại cá khô hoặc cá đông lạnh đóng hộp: với những người bình thường hoàn toàn có thể ăn cá khô hoặc cá đóng hộp. Nhưng với phụ nữ mang thai không nên sử dụng. Bởi trong quá trình sơ chế cá có thể dẫn tới biến đổi một số chất, thậm chí có thể dùng chất bảo quản cá…điều này không có lợi cho thai kỳ.

Chú ý: chuyên gia y tế khuyến cáo, bên cạnh chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc thì mẹ bầu cần chú ý trong suốt thời gian mang thai nên thăm khám và theo dõi thai định kỳ và thường xuyên nhằm kiểm tra sức khỏe; theo dõi em bé qua từng thời kỳ, từng mốc giai đoạn….theo chỉ định của bác sĩ với các kỹ thuật xét nghiệm, siêu âm 2D, 4D…thực hiện sàng lọc trước khi sinh….đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh trọn vẹn.

NÊN THAM KHẢO THÊM:

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được bầu ăn cá basa được không. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Chúc mẹ bầu sức khỏe.

Học Tập : CỬ NHÂN KHOA VĂN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả học tập: 3.29 Kinh Nghiệm Làm Việc: DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KHÁC 01/2017 - 02/2019 Nhân viên Truyền thông - Viết bài truyền thông cho doanh nghiệp trên trang fanpage. Hỗ trợ sự kiện cho doanh nghiệp BÁO LAO ĐỘNG 04/2018 - 09/2018 Thực tập sinh ban Thời sự - Biên tập và dịch các tin bài quốc tế. Bên cạnh đó còn viết các bài về mảng giáo dục CÔNG TY THỜI TRANG EMSPO 9/2018 - 1/2019 Thực tập sinh truyền thông nội bộ - Xây dựng kịch bản truyền thông nội bộ cho công ty (Thu âm và phát thanh radio hàng ngày) - Tô chức sự kiện cho công ty (sinh nhật cán bộ công nhân viên) CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC CẦU VỒNG 10/2019 - 4/2020 Biên tập viên - Xây dựng và lên nội dung ý tưởng ấn phẩm tạp chí cho công ty. - Viết bài theo nội dung đã lên sẵn Hoạt Động CHƯƠNG TRÌNH MOTTAINAI - BÁO PHỤ NỮ 8/2018 - 10/2018 Thành viên ban Truyền thông - Viết bài truyền thông trên fanpage - Tham gia hỗ trợ ngày hội chính CTV TRAVEL MAG 8/2018 - 10/2018 CTV Tin tức + Kinh doanh + Giải trí - Viết bài

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây