Cua biển bao nhiêu calo và ăn cua biển có tác dụng gì?

0
6047
Cua biển bao nhiêu calo và ăn cua biển có tác dụng gì

Cua biển bao nhiêu calo? Ăn cua biển có tác dụng gì? Luôn là những mối lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ. Đặc biệt, là với những người yêu thích cua biển, nhưng đang phải áp dụng chế độ ăn kiêng, giảm cân nghiêm ngặt.

Cua biển là một loại thực phẩm có nguồn gốc động vật vô cùng giàu dinh dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc như trên, đừng bỏ qua bài viết thú vị ngay sau đây nhé!

Cua biển bao nhiêu calo?

Trước khi giải đáp câu hỏi, cua biển bao nhiêu calo? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những thông tin cơ bản về loài cua này nhé!

Cua biển là một loài động vật chân khớp, thường sinh sống ở môi trường biển hoặc vùng vịnh ven biển. Cua biển không chỉ mang lại nhiều giá trị về dinh dưỡng, mà còn lại giá trị về kinh tế, thương mại toàn cầu.

Ở Việt Nam, có rất nhiều loại cua biển và mỗi loại cua lại mang một nét đặc trưng riêng. Ví dụ như cua vang Côn Đảo, cua đá Lý Sơn, Cù Lao Chàm,… Cua biển có thể sử dụng để chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Bạn có thể hấp, luộc, chiên cua theo ý thích và mỗi món ăn lại mang tới những hương vị và giá trị dinh dưỡng riêng.

Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g cua biển sẽ chứa khoảng 85 – 90 kcal. Tuy nhiên, hàm lượng calo có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào mỗi loài cua, kích thước, khối lượng con cua,…

Thành phần dinh dưỡng trong cua biển rất phong phú và đa dạng. Theo đó, cua biển chứa hàm lượng protein cao, chất khoáng (canxi, selen, sắt…) và hàng loại chất vitamin thiết yếu cho cơ thể con người. Đặc biệt, trong cua biển rất giàu axit béo omega 3, nên thịt cua được đánh giá cao vì tốt cho sức khỏe tim, mạch.

Ăn cua biển có tác dụng gì?

Sau khi đã cùng nhau phân tích câu hỏi, cua biển bao nhiêu calo? Hy vọng các bạn đọc đã nắm được hàm lượng calo và các chất dinh dưỡng mà cua biển cung cấp cho con người.

Với hàm lượng dinh dưỡng được chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Liệu ăn cua biển có tác dụng gì? Ăn cua biển có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

  • Cua biển tốt cho hệ tim mạch

Cua biển là một loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch nhờ vào các khoáng chất thiết yếu như canxi, magie và axit béo omega 3. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 100g thịt cua biển chứa tới 500 – 1000 mg chất béo, trong đó phần lớn là omega 3 – một loại axit béo mang lại nhiều lợi ích và rất tốt cho sức khỏe. Do đó, thịt cua sẽ rất tốt trong việc duy trì sự ổn định cho tim mạch.

Bên cạnh đó, vitamin B trong thịt cua còn có giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tái tạo tế bào hồng cầu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất axit amin…

  • Cung cấp protein

Thịt cua biển rất giàu protein, so với một số loài hải sản khác thì hàm lượng protein trong thịt cua cao hơn rất nhiều lần. Chưa kể, chúng rất dễ tiêu hóa và rất phù hợp  đối với những người vừa bị ốm và đang trong quá trình hồi phục sức khỏe.

Theo y học phương Đông, thịt cua còn có công dụng trợ dương, bổ khí, hỗ trợ sinh tinh ở nam giới rất tốt.

  • Ngăn ngừa bệnh ung thư

Selenium là một loại hợp chất chống lại quá trình oxy hóa, đồng thời phá hủy các gốc tự do gây ung thư, thủy ngân, và một số chất gây ra những khối u. Thật tuyệt vời khi các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy lượng lớn chất selen trong thịt cua.

Khi đi vào cơ thể, selenium sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người. Ngoài ra, máu của cua sống còn được chế tạo và sử dụng như một công cụ phát hiện bệnh viêm màng não và cột sống ở người.

  • Hỗ trợ sản sinh tế bào hồng cầu

Theo nghiên cứu, trong 75g thịt cua đã chứa khoảng 10 mcg vitamin B12. Có thể bạn chưa biết, vitamin B12 có khả năng giúp cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Đồng thời, hỗ trợ chức năng não bộ và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người.

  • Ngăn ngừa bệnh loãng xương

Khoáng chất đồng, với hàm lượng dồi dào trong thịt cua khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ kết hợp với kẽm. Từ đó, tạo ra chất vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ chất canxi tốt hơn.

Nói chung, thịt cua biển mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Do đó, đừng quên bổ sung cua biển vào chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của bạn và gia đình nhé!

Một số lưu ý khi ăn cua biển

Vẫn biết cua biển có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và cung cấp lượng lớn dưỡng chất cho cơ thể con người. Tuy nhiên, để cua biển không gây hại và giúp bạn yên tâm hơn khi ăn. Hãy ghi nhớ một số lưu ý khi ăn cua biển ngay sau đây.

  • Chỉ ăn cua đã chín kỹ

Có thể bạn chưa biết, thức ăn chủ yếu của cua biển phần lớn là xác động vật và các chất mùn. Do đó, cơ thể con cua và đường ruột của chúng rất dễ bị nhiễm khuẩn và chứa nhiều bùn đất.

Khi bạn ăn cua chưa được rửa sạch và không nấu cua chín kỹ, thì giun sán, bùn đất, vi khuẩn, ký sinh trùng trong con cua sẽ đi vào cơ thể. Gây ra hàng loạt triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

  • Không nên ăn cua đã chết

Thịt cua sống khỏe mạnh không những thơm ngon, chắc thịt hơn, mà còn giảm thiểu các loại vi khuẩn, giun sán bên trong thịt cua. Giúp bạn bảo vệ đường tiêu hóa, phòng tránh buồn nôn, đi ngoài,…

  • Ăn cua đúng cách

Tuy cua là món ăn phổ biến và thường gặp trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn cua đúng cách. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn phần gạch cua, mình cua và những thớ thịt bên trong càng và chân cua.

Ở những phần thịt màu đen ở mai cua, bụng cua thì tuyệt đối không nên ăn vì đây là ruột của con cua. Nơi chứa nhiều vi khuẩn, giun sán,… nhất trong các bộ phận của con cua.

Thêm vào đó, những bộ phận mềm mại giống 2 hàng lông màu ở phần bụng cua biển, cũng không nên thấy tiếc và nên bỏ đi.

  • Không ăn quá nhiều thịt cua

Ăn quá nhiều thịt cua sẽ gây ra những vấn đề như lạnh bụng, đau bụng, buồn nôn,… Bởi trong thịt cua có tính phong hàn. Do đó, tùy vào kích thước, khối lượng, các bạn chỉ nên ăn cua từ 1 – 2 lần/ tuần.

  • Không ăn cua trong và sau khi ăn hồng, uống trà

Nước trà xanh có chứa chất gây loãng axit dạ dày, nếu bạn vừa ăn thịt cua vừa uống trà. Các chất dinh dưỡng trong thịt cua sẽ bị đông lại, gây khó tiêu hóa và cản trở cơ thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng trong cua. Vì vậy, các bạn không nên ăn cua trong và ngay sau khi ăn.

Do trong quả hồng có chất tanin – một loại hợp chất chuyển hóa protein sang thể rắn và cô đọng lại trong dạ dày. Sau khi ăn hồng với cua, bạn có thể sẽ gặp phải hiện tượng buồn nôn, đau bụng, … Thậm chí, chúng có thể tạo nên những hạt sỏi trong dạ dày của bạn.

  • Đối tượng nào không nên ăn cua?

Vì thịt cua có tính hàn, sẽ khiến những người đang mắc bệnh cảm cúm, sốt rét hay những người bị viêm loét dạ dày, tiêu chảy,… trầm trọng hơn. Những người mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp cũng không nên ăn thịt cua, do gạch cua có chứa rất nhiều cholesterol xấu.

Ngoài ra, với những người bị dị ứng, mẫn cảm với hải sản, cũng là những đối tượng nên cân nhắc kỹ trước khi ăn cua biển để hạn chế những “tác dụng phụ” không mong muốn sau khi ăn.

NÊN XEM THÊM:

Kết luận lại, câu hỏi cua biển bao nhiêu calo? Ăn cua biển có tác dụng gì? Đã được làm rõ thông qua bài viết bên trên của Review AZ. Mong rằng bạn đọc đã được bổ sung thêm những kiến thức thú vị cho mình và những người thân yêu.

Chúc bạn đọc có một ngày làm việc hiệu quả và bình an!

Biên tập viên Nguyễn Phương Anh từng có thời gian học tập tại Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội, có trên 3 năm viết bài trong lĩnh vực dinh dưỡng, ăn uống, nấu ăn, ăn kiêng hỗ trợ giảm cân, ...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây