Có bầu bao lâu thì ăn trứng ngỗng và ăn bao nhiêu là đủ?

0
6215
Có bầu bao lâu thì ăn trứng ngỗng và ăn bao nhiêu là đủ

Từ xa xưa, người ta cho rằng phụ nữ mang thai nên ăn trứng ngỗng, vừa cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, lại có thể giúp em bé sau này thông minh, khỏe mạnh. Vậy thực hư điều này như thế nào? Có bầu bao lâu thì ăn trứng ngỗng và ăn bao nhiêu là đủ?…Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo những thông tin có trong nội dung bài viết dưới đây của Review AZ.

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng từ trứng ngỗng

Trứng ngỗng là loại trứng giàu dinh dưỡng, có kích thước gấp 3 lần so với trứng gà, với chiều cao 113mm, đường kính 74mm và trọng lượng trung bình khoảng 300gr. Theo bảng nghiên cứu các thành phần dinh dưỡng, trong 1 quả trứng ngỗng có khoảng 266.4calo cùng với nhiều chất dinh dưỡng nổi bật như:

  •       Chất đạm: 20gr
  •       Carbs: 1.9gr
  •       Chất béo: 19.1gr
  •       Choline: 379.3mg
  •       Nhóm vitamin B: 0.2mg vitamin B1, 0.6mg vitamin B2, 0.3mg vitamin B6, 7.3mcg vitamin B12,…
  •       Vitamin E: 1.9mg
  •       Vitamin A: 269.3mcg
  •       Vitamin D: 2.4mcg
  •       Vitamin E: 1.9mg
  •       Vitamin K: 0.6mcg

Ngoài ra, trứng ngỗng còn có chứa nhiều dưỡng chất khác như: 198.7mg natri, 302.4mg kali, 86.4mg canxi, 5.2mg sắt, 23mg magie, 299.5mg phốt pho, 1.9mg kẽm, 52.1mcg selen,…Dưới đây là một số lợi ích cơ bản từ trứng ngỗng như sau:

–         Tốt cho hệ xương khớp: trứng ngỗng giàu canxi và phốt pho. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp hệ thống xương của bạn chắc khỏe, cải thiện hiệu quả thoái hóa xương khớp.

–         Tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu: lý do bởi trong trứng ngỗng có chứa hàm lượng sắt khá cao có thể góp phần cải thiện được lưu thông máu, hiệu quả vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu.

–         Cải thiện hệ thống miễn dịch: vì trứng ngỗng chứa vitamin B6 nên có thể cải thiện hệ miễn dịch rất tốt, chống lại tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

–         Hỗ trợ quá trình tiêu hóa: hàm lượng vitamin B3 dồi dào trong trứng ngỗng có thể thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin này còn có thể tăng cường lợi ích cho hệ thần kinh, rất tốt.

–         Tốt cho hệ thống não bộ: trong trứng ngỗng có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho não bộ. Chẳng hạn hàm lượng kẽm và vitamin B6 có trong trứng ngỗng có thể tăng cường chức năng não bộ rất tốt.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong trứng ngỗng có nhiều vitamin và các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ngoài việc thúc đẩy quá trình thụ thai, việc ăn trứng ngỗng khi mang thai còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe phụ nữ mang thai và thai nhi.

Lý giải bởi trong trứng ngỗng có chứa hàm lượng lớn chất lecithin – đây là hợp chất có lợi cho mô thần kinh và não bộ của trẻ- cần thiết cho sự phát triển của bé. Hơn nữa, trứng ngỗng còn giàu vitamin B9- là một chất cần thiết giúp thai nhi phòng ngừa được chứng dị tật ống thần kinh sau khi ra đời.

Bên cạnh đó, trứng ngỗng còn cung cấp chất sắt, vitamin B6 cần thiết cho phụ nữ mang thai, có thể giảm thiểu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu. Hàm lượng canxi cao trong trứng ngỗng sẽ giúp mẹ phòng ngừa được loãng xương, giúp em bé phát triển khỏe mạnh.

Chưa hết, việc ăn trứng ngỗng còn giúp cho phụ nữ mang thai tăng cường trí nhớ và phòng ngừa bệnh cảm lạnh nhờ hàm lượng vitamin dồi dào cùng với các loại khoáng chất khác tốt cho sức khỏe.  Do đó, các mẹ bầu có thể sử dụng trứng ngỗng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé trong thai kỳ và cho bữa ăn thêm đa dạng.

Theo y học cổ truyền, trứng ngỗng có vị ngọt, tính ấm với hiệu quả trong việc tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, hiệu quả hạn chế các bệnh thận và viêm gan.

Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu có suy nghĩ càng ăn trứng ngỗng càng nhiều sẽ rất tốt. Nhưng điều này không đúng, đối với bà bầu không nên ăn trứng ngỗng quá thường xuyên vì ăn nhiều trứng ngỗng có chứa thành phần lipid khá lớn, các bà bầu được chẩn đoán có nguy cơ tiền sản giật nên hạn chế ăn.

Có bầu bao lâu thì ăn trứng ngỗng và ăn bao nhiêu là đủ?

Để phát huy hết những lợi ích từ vitamin và dưỡng chất có trong trứng ngỗng, bạn cần phải ăn đúng cách, khoa học, chế độ ăn hợp lý. Theo kinh nghiệm từ xa xưa truyền lại, đối với phụ nữ mang thai từ tháng thứ 3 của thai kỳ có thể ăn trứng ngỗng. Bởi sau 3 tháng đầu, em bé đã phát triển ổn định, mẹ cần phải tăng tốc bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho bé để bé có điều kiện phát triển khỏe mạnh. Trong thời điểm 3 tháng đầu mẹ thường xuyên gặp phải chứng ốm nghén, hệ tiêu hóa có sự xáo trộn. Vì thế, tốt nhất nên ăn trứng ngỗng vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai.

Vậy ăn bao nhiêu trứng ngỗng là đủ? Theo chuyên gia dinh dưỡng, trứng ngỗng có trọng lượng và kích thước lớn, hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì thế, mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng/1 lần ăn và chỉ cần bổ sung 1-2 lần/ tuần là đủ.

Cũng như các loại trứng khác, bạn có thể chế biến trứng ngỗng theo nhiều cách khác nhau, có thể luộc, chiên, kho, làm bánh…tùy theo sở thích mẹ bầu. Tuy nhiên, chú ý cần nấu chín trứng để mẹ bầu sử dụng đảm bảo cho sức khỏe.

Chú ý: Để chọn những quả trứng ngỗng chất lượng cho thai kỳ, bà bầu có thể thực hiện lựa chọn trúng theo các cách:

– Lắc trứng để kiểm tra: mẹ hãy dùng ngón trỏ và ngón cái cầm trứng ngỗng đưa sát vào tai rồi lắc nhẹ.  Trương hợp trứng không kêu chứng tỏ là quả trứng mới mẹ nên mua, nếu trứng càng lắc càng kêu to có nghĩa là quả trứng đã từ lâu mẹ không nên chọn.

– Cho vào dung dịch nước muối: là cách có vẻ cầu kỳ nhưng chính xác, bạn có thể  hãy lấy 1 quả trứng ngỗng cho vào dung dịch nước muối 10%. Sẽ có 3 trường hợp xảy ra như sau: nếu trứng chìm dưới đáy chứng tỏ trứng mới đẻ. Nếu lơ lửng chứng tỏ trứng đã có từ 3-5 ngày và nếu trứng nổi trên bề mặt nước chứng tỏ trứng đã từ lâu mẹ không nên chọn.

Một số lưu ý cần thiết khi ăn trứng ngỗng

Khi ăn trứng ngỗng, bạn cần lưu ý trứng ngỗng có chứa nhiều lipid và cholesterol khá cao. Nếu như bạn nạp vào cơ thể chất này quá nhiều có thể dẫn tới các bệnh tim mạch, thừa cân, béo phì, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường.

Đối với phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều trứng ngỗng có thể dẫn tới tình trạng tăng cân nhanh chóng, béo phì, tiểu đường thai kỳ. Nếu như ăn trứng ngỗng khi có bầu quá 3 lần/ tuần rất dễ gây nhiều tác hại cho sức khỏe của mẹ.

Hơn  thế nữa, trứng ngỗng khó tìm hơn trứng gà hay trứng vịt. Do vậy nếu bạn không thể mua được trứng ngỗng thì có thể lựa chọn các loại trứng gà ta thay thế. Đặc biệt, ngoài ăn trứng, mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng đa dạng để cung cấp cho sức khỏe của mẹ.

Danh sách thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai

Bên cạnh trứng, mẹ nên bổ sung đa dạng thực phẩm khi mang thai, dưới đây là danh sách những loại thực phẩm mẹ nên bổ sung trong thai kỳ:

–         Sữa và các sản phẩm từ sữa: khi mang thai, mẹ cần nhiều canxi, protein nhóm vitamin B, kẽm và các loại vitamin….trong khi đó sữa có đủ những nhóm dưỡng chất này cần thiết trong giai đoạn thai kỳ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau mà mẹ có thể sử dụng bao gồm sữa bột, sữa tươi, sữa chua….Đối với loại sữa tươi, mẹ chú ý cần lựa chọn sữa tươi tiệt trùng hoàn toàn.

–         Nhóm thực phẩm họ đậu: đậu xanh, đậu phộng,….có tác dụng cung cấp chất xơ, protein, axit folic, canxi…có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu mang thai. Nhóm thực phẩm này có thể hỗ trợ giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.

–         Các loại cá: đặc biệt là cá hồi tốt cho phụ nữ mang thai. Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn thai kỳ, mẹ cần bổ sung cá thường xuyên trong thực đơn hàng ngày của mình cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là acid béo omega 3.

–         Thịt nạc: thị lợn, thịt gà, thịt bò…được đánh giá là những sản phẩm tốt cho thai kỳ mà mẹ nên sử dụng thường xuyên. Với các loại thịt này, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng khác nhau tốt cho sức khỏe.

–         Rau xanh: bông cải xanh, các loại rau màu xanh đậm,…có chứa nhiều chất xơ, vitamin C có thể giúp mẹ cung cấp đủ chất, tránh tình trạng táo bón khi mang thai, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

–         Các loại ngũ cốc:  ngũ cốc từ các loại hạt óc chó, hạt điều,…tốt cho phụ nữ mang thai. Chúng có thể cung cấp nhóm vitamin B, chất xơ, magie…tốt cho mẹ bầu.

–         Các loại hoa quả: cam, chuối, bưởi, dâu tây, nho, táo….là những loại trái cây tốt với nhiều thành phần vitamin phong phú giúp mẹ có một sức đề kháng tốt, em bé phát triển khỏe mạnh.

–         Bên cạnh những loại thực phẩm cần nạp, chị em chú ý tránh xa các loại đồ uống có chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga…không tốt cho mẹ bầu.

–         Cần xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc mỗi ngày….để có một sức khỏe tốt nhất.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc có bầu bao lâu thì ăn trứng ngỗng và ăn bao nhiêu là đủ. Mong rằng những chia sẻ từ bài viết trên Review AZ bổ ích dành cho bạn. Nếu bạn còn thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY để được tư vấn rõ hơn.

Chúc bạn sức khỏe.

Tốt nghiệp Trung cấp y, trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa (2010-2012)- chuyên ngành y sỹ đa khoa. Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền (2012-2016) chuyên ngành xã hội học. Với 5 năm viết bài chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây