Có rất nhiều người cho rằng chỉ khi nữ giới đã xuất hiện kinh nguyệt thì mới có thể thụ thai và có con. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, có không ít những trường hợp bé gái chưa dậy thì, chưa có kinh nguyệt đã mang bầu và làm mẹ. Vậy thực sự trẻ em chưa có kinh nguyệt có thai được không? Để có câu trả chính xác cho vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây !
Mục Lục
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ GIAI ĐOẠN DẬY THÌ CỦA BÉ GÁI
Tuổi dậy thì là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn này, dưới tác động của hormone sinh dục, cơ thể bé gái sẽ trải qua hàng loạt sự thay đổi về hình dáng, tâm sinh lý, cơ quan sinh dục,…, đồng thời bắt đầu có khả năng tình dục, khả năng sinh sản. Quá trình này thường bắt đầu từ 8 – 13 tuổi và kết thúc khi trẻ được 13 – 18 tuổi.
Khi bước vào giai đoạn dậy thì, bé gái sẽ có những biểu hiện như sau: tăng trưởng chiều cao và cân nặng, khung chậu tròn và rộng hơn, ngực phát triển, núm vú nhô lên rõ, hình thành quầng vú và bầu vú, mọc lông mu, lông nách, nổi mụn trứng cá,…Ngoài ra, trong giai đoạn này, các bộ phận trong hệ sinh dục – sinh sản của nữ giới như: âm hộ, âm đạo, tử cung và buồng trứng cũng bắt đầu phát triển.
Bên cạnh đó, bé gái khi bước vào độ tuổi dậy thì sẽ thấy bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Đầu tiên, một số hormone sẽ báo hiệu cho buồng trứng để giải phóng trứng vào mỗi tháng. Sau đó, trứng sẽ bơi đến một trong các ống dẫn trứng. Đồng thời, hormone progesterone cũng được tiết ra nhiều hơn để thúc đẩy lớp niêm mạc tử cung phát triển và dày lên để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh đến làm tổ. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, trứng sẽ bị thoái triển, nồng độ hormone estrogen và progesterone sẽ bị suy giảm, các tế bào nội mạc tử cung sẽ bị bong tróc và đẩy ra ngoài cơ thể cùng với máu. Đây được gọi là hiện tượng kinh nguyệt.
Thông thường, kinh nguyệt thường bắt đầu xuất hiện trong khoảng từ 12 đến 14 tuổi, nhưng có một số trường hợp bắt đầu sớm hoặc muộn hơn. Thời gian ra máu hành kinh thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Tuy nhiên, trong khoảng 1 năm đầu sau khi có kinh, chu kỳ kinh nguyệt của bé gái thường sẽ không đều. Điều này là do hoạt động của hệ thống trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa được hoàn chỉnh.
Các bé gái có thể sẽ có hai chu kỳ kinh trong 1 tháng, hoặc có tháng không có kinh nguyệt. Có thể sẽ phải mất đến khoảng 1 – 2 năm từ khi bắt đầu có kinh thì chu kỳ kinh nguyệt mới có thể diễn ra ổn định.
CÁCH CHĂM SÓC BÉ GÁI TUỔI DẬY THÌ
Nuôi dạy con là một điều không hề dễ dàng đối với bất kỳ bậc cha mẹ nào. Đặc biệt, trong giai đoạn dậy thì, những đứa trẻ của mình có những thay đổi đáng kể về cả hình dáng bên ngoài lẫn tâm sinh lý bên trong. Do đó, trong khoảng thời gian này, các bậc cha mẹ cần phải chú ý hướng dẫn con những kỹ năng cần thiết để xử lý các vấn đề như: kinh nguyệt, nổi mụn,…hay những sự thay đổi khác của cơ thể. Cụ thể như sau:
- Kinh nguyệt ở bé gái
Khi lần đầu tiên thấy kinh nguyệt xuất hiện, nhiều bé gái sẽ cảm thấy rất hoang mang và lo lắng. Do đó, người mẹ lúc này cần giải thích cho bé hiểu vì sao lại xuất hiện kinh nguyệt. Đồng thời, cần hướng dẫn cho bé cách vệ sinh vùng kín và cách sử dụng các vật dụng cần thiết cho những ngày này.
Việc kinh nguyệt diễn ra không đều trong khoảng 1 – 2 năm sau khi bắt đầu có kinh là rất bình thường. Nguyên nhân là do hoạt động của hệ thống trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa được ổn định. Tuy nhiên, nếu bé bị chậm kinh trên 3 tháng, hoặc đã đến tuổi dậy thì rồi mà vẫn thấy kinh nguyệt xuất hiện. thì bố mẹ cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Trong chu kỳ kinh, bé gái nên hạn chế ăn các thực phẩm có tính hàn, các món ăn cay nóng. Nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa như: cháo, súp, … và bổ sung nhiều nước. Luôn chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách trong suốt chu kỳ, sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/ lần. Tránh vận động mạnh, lao động nặng nhọc trong kỳ “đèn đỏ”.
- Sự phát triển của vòng 1
Trong giai đoạn dậy thì, vòng 1 của bé gái sẽ phát triển, núm vú nhô lên rõ. Đối với bé gái, các mẹ nên hướng dẫn cho bé thói quen mặc áo lót, áo ngực.
Ngoài ra, cha mẹ lên kế hoạch thực đơn giúp kích thích vòng 1 phát triển tùy vào nhu cầu của mỗi bé. Các bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu phytoestrogen hoặc estrogen như: đậu nành, hạt lanh, hạt mè, đậu xanh, súp lơ xanh, bí đao, cá hồi, hạt dẻ cười, khoai tây,…Ngoài ra, bạn cũng có thể hướng dẫn bé thực hiện các bài tập massage khi tắm để cải thiện kích thước cũng như sức khỏe của vòng 1.
- Tình trạng nổi mụn trứng cá
Các nốt mụn trên da có thể sẽ khiến nhiều bé cảm thấy tự ti và mặc cảm về vẻ bề ngoài của mình. Mụn xuất hiện trong giai đoạn dậy thì là hoàn toàn bình thường. Khi gặp phải tình trạng này, nếu các mẹ cần chú ý thực hiện một số điều dưới đây để giúp cải thiện và hạn chế tình trạng mụn xuất hiện trên da.
+ Nhắc nhở bé bổ sung nhiều nước.
+ Thực hiện các bước chăm sóc da cho tuổi dậy thì bao gồm: tẩy trang, rửa mặt, thoa nước hoa hồng, kem dưỡng da đêm, ngày, bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài.
+ Luôn đội mũ nón, đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế các tác động của tia UV lên da.
+ Bổ sung các loại thực phẩm có tính mát như: rau, củ quả vào chế độ ăn hàng ngày của bé.
+ Nếu thấy tình trạng mọc mụn của bé tiến triển nghiêm trọng, các mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được xử lý và điều trị.
- Giúp bé tăng chiều cao
Một trong những vấn đề được các bậc cha mẹ hết sức quan tâm khi chăm sóc trẻ tuổi dậy thì chính là làm cách nào để cải thiện chiều cao cho bé ở tuổi dậy thì.
Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển mạnh mẽ. Nếu được chăm sóc đúng cách, chiều cao của bé sẽ tăng lên rất nhanh.
- Hãy khuyến khích bé chơi các môn thể thao giúp kích thích phát triển chiều cao như: bơi lội, bóng chuyền, cầu lông…
- Uống sữa mỗi ngày.
- Uống thêm các viên bổ sung canxi để tăng cường sự chắc khỏe cho xương.
TRẺ EM CHƯA CÓ KINH NGUYỆT CÓ THAI ĐƯỢC KHÔNG?
Về vấn đề trẻ em chưa có kinh nguyệt có thai hay không, Khả năng mang thai trong trường hợp này vẫn hoàn toàn có thể xảy ra vì những lý do dưới đây:
Như được chia sẻ ở trên, thời điểm dậy thì ở mỗi bé gái sẽ sớm muộn khác nhau. Ngoài ra, phần lớn mọi người đều cho rằng chỉ khi bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt thì buồng trứng mới hoạt động và trứng mới rụng. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này lại không hoàn toàn như vậy. Buồng trứng của nữ giới đã hình thành các nang trứng ngay khi chào đời, đến tuổi dậy thì trứng sẽ bắt đầu trải qua quá trình trưởng thành, chín và rụng đi. Nếu thụ tinh với tinh trùng, thì phôi thai sẽ bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ. Nếu không, lớp niêm mạc này sẽ bị bong tróc, gây chảy máu và được đẩy ra bên ngoài qua đường âm đạo tạo thành hiện tượng kinh nguyệt.
Điều này có nghĩa là trứng cũng sẽ có thể rụng trước kỳ “đèn đỏ” đầu tiên của nữ giới. Thông thường, sau khoảng 2 tuần kể từ thời điểm trứng rụng thì hành kinh sẽ bắt đầu xuất hiện. Do đó, có một số trường hợp bé gái đã bước vào thời kỳ dậy thì. Và nếu bé thực hiện quan hệ tình dục đúng vào thời điểm lần đầu trứng rụng, thì tinh trùng và trứng hoàn toàn có thể gặp được nhau và quá trình thụ thai có thể diễn ra. Do đó mà hiện tượng kinh nguyệt cũng sẽ không xuất hiện nữa. Điều này khiến một số người chủ quan cho rằng chưa có kinh nguyệt là chưa dậy thì và nếu xảy ra quan hệ tình dục thì sẽ không dẫn đến mang thai.
NÊN XEM THÊM:
- + Bị kinh nguyệt có nên ăn hải sản?
- + 1 chu kỳ kinh nguyệt rụng bao nhiêu trứng?
- + Uống bia có làm kinh nguyệt ra sớm?
NHỮNG HỆ LỤY KHÔN LƯỜNG CỦA VIỆC MANG THAI SỚM
Việc mang thai ngoài ý muốn khi bé gái ở độ tuổi còn trẻ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường đối với cả gia đình và cả xã hội. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải chú ý quan tâm, hướng dẫn con cách tự vệ, bảo vệ và chăm sóc bản thân để tránh các rủi ro không mong muốn.
Dưới đây là những tác hại của việc mang thai quá sớm mà mọi người cần biết:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe:
+ Người mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh về mặt thể chất dẫn đến cơ thể không đảm bảo đủ sức khỏe để mang thai và sinh con, làm tăng nguy cơ thiếu máu, tăng huyết áp, tiền sản giật, …ở sản phụ.
+ Thai phụ chưa trưởng thành về mặt tâm lý sẽ dễ bị căng thẳng, sang chấn tâm lý sau khi sinh con.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống:
+ Bị mất cơ hội học hành, hạn chế nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống.
+ Chưa tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính, gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái.
+ Mối quan hệ với bố mẹ và người chồng có thể phát sinh nhiều mâu thuẫn không lường trước, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và cuộc sống của người mẹ.
- Ảnh hướng tới em bé:
+ Người mẹ mang thai quá sớm sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như: thai chết lưu, trẻ sinh non, trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.
+ Những đứa trẻ sinh ra sẽ phải sống một tuổi thơ thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, do ảnh hưởng từ bố mẹ. Chúng rất dễ lặp lại vòng luẩn quẩn khi trở thành các bố mẹ vị thành niên giống như bố mẹ mình.
Review AZ mong rằng qua bài viết trên đây, các bạn có thể giải đáp được băn khoăn trẻ em chưa có kinh nguyệt có thai được không. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn comment