Nước cam cung cấp dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ đào thải độc tố nhanh hơn đối với người bị sốt để tránh mất sức. Tuy nhiên, cần lựa chọn thời điểm uống nước cam hợp lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Cùng các chuyên gia Review AZ giải đáp thắc mắc uống thuốc hạ sốt xong uống nước cam được không qua bài viết sau đây.
Mục Lục
Nước cam có tốt không?
Cam là loại trái cây đặc biệt giàu vitamin C và chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Với hàm lượng dinh dưỡng và vitamin dồi dào nên nước cam không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nhờ hàm lượng vitamin C có trong nước cam giúp ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch và đem lại hiệu quả giảm cholesterol ở gan. Đồng thời, vitamin C có trong quả cam còn là chất chống oxy hóa rất tốt, có tác dụng giúp tăng khả năng đào thải chất độc trong cơ thể.
Thành phần flavonoid, hesperidin có tác dụng nâng cao tính bền của thành mạch máu. Ngoài ra, cam là loại quả giàu chất xơ, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và đây cũng là chất có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Tuy nhiên, cam không tốt cho người đái tháo đường và axit trong cam sẽ làm mòn men răng nếu uống hàng ngày cũng có thể đem lại kết quả ngược lại khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Uống thuốc hạ sốt xong uống nước cam được không?
Hầu hết mọi người thường uống nước cam khi ốm vì đây là thực phẩm giàu vitamin C được biết đến với tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả. Một cốc nước cam thông thường chứa khoảng 80mg vitamin C. Vì vậy, nước cam là thức uống hoàn hảo cho người bị bệnh đặc biệt là người sốt.
Trong nước cam có chứa đường, khi vào cơ thể đường sẽ làm các tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn chậm hơn. Vì vậy, bị sốt có thể uống nước cam nhưng nên tránh uống khi đói để không làm tăng lượng axit gây tổn thương niêm mạc dạ dày và không uống nước cam cùng thuốc vì nó có thể phá hủy cấu trúc khiến thuốc mất hoạt tính.
Theo các chuyên gia sức khỏe, tuy cam rất tốt cho sức khỏe nhưng nó lại ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc của người bệnh.
Uống thuốc hạ sốt xong uống nước cam quá gần nhau có thể làm giảm nồng độ thuốc, khiến cho chất sinh học ở ruột có nhiệm vụ vận chuyển thuốc vào máu không thể hoạt động được, từ đó là, giảm sự hấp thụ một số thuốc của cơ thể.
Ngoài ra, nước cam có vị chua, làm cho các loại kháng sinh như lincomycin, erythromycin, ampicillin hỏng vì chúng kém bền vững ở môi trường axit. Chính axit trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, dẫn đến vô hiệu hóa các loại thuốc kháng sinh. Kháng sinh lúc này không còn đủ sức mạnh diệt khuẩn, cơ thể sẽ mắc phải những bệnh nhiễm trùng.
Nước cam cờn chưa một chất tương tự như naringin, khi uống chung với một số thuốc như statin thì có nguy cơ làm tăng độc tính của thuốc do ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan và làm nồng độ thuốc trong máu tăng cao.
Thuốc chống loét dạ dày hoạt động dựa trên cơ chế giảm độ axit trong dạ dày và tăng độ pH, giúp tiêu diệt các triệu chứng bệnh. Trong khi đó nước cam chứa hàm lượng vitamin C và axit cao sẽ làm phản tác dụng của thuốc.
Cam có chức năng hoạt hóa các enzym tiêu hủy thuốc. Tất nhiên trong cơ thể thì quá trình tiêu hủy thuốc bởi các enzym này luôn diễn ra. Tuy nhiên, nếu có xúc tác của nước cam thì quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn. Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc.
Ngoài ra, người bệnh cần biết uống uống hạ sốt như thế nào cho đúng cách và đạt hiệu quả cao trong điều trị, cụ thể:
- Uống nhiều nước cho cơ thể mỗi ngày hoặc có thể uống nước trái cây, oresol để hạ nhiệt và đào thải độc tố.
- Mỗi lần uống một lượng nước vừa phải, không uống dồn dập nhiều nước cùng lúc.
- Uống thuốc hạ sốt theo đúng đơn và chỉ dẫn của bác sĩ. Uống thuốc với nước lọc ấm.
NÊN XEM THÊM: Uống nước cam có nên cho đường không?
Bị sốt nên uống gì và không nên uống gì?
Sốt dễ khiến cơ thể kiệt sức do mất nước, nếu như không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, mệt mỏi, suy nhược. Khi bị sốt, cơ thể sẽ có cơ chế tự bảo vệ bằng cách hạ nhiệt độ để làm mát bằng cách ra nhiều mồ hôi, hơi ẩm trên da bóc nhanh,… Người bệnh lúc này có nhu cầu bổ sung lượng nước lớn để bù vào lượng nước mất đi từ cơ chế trên.
+ Bị sốt nên uống gì?
Khi bị sốt không chỉ cần uống nước lọc mà còn có thể bổ sung các loại nước trái cây nhiều dưỡng chất, các dung dịch vitamin và nước bù điện giải cho cơ thể:
- Nước cam: Uống nước cam giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa chức năng cơ thể chống lại tác nhân gây sốt, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Nước từ các loại đậu: đậu đen, đậu xanh,… giúp cơ thể nhanh chóng hạ nhiệt và phục hồi năng lượng, cơ thể dễ chịu hơn. Khi nấu nên cho thêm chút muối và đường để bị nước dễ uống.
- Nước diếp cá: Rau diếp cá có tính mát nên giúp hạ sốt nhanh, đồng thời giảm tình trạng táo bón, giải độc và tiêu đờm hiệu quả.
- Nước dừa: Công dụng của nước dừa tương tự như oresol, nó cung cấp vitamin C, kali, chất điện giải cho cơ thể. Bổ sung nước dừa khi sốt giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu như sốt kèm theo đầy bụng thì không nên uống nhiều nước dừa, nhất là vào buổi tối.
+ Bị sốt không nên uống gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt thì người bệnh không nên bổ sung những thực phẩm hoặc đồ uống sau:
- Không nên ăn đồ lạnh hoặc uống nước đá vì nó gây viêm họng, rối loạn tiêu hóa, kích thích dạ dày, ruột, làm các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy nặng nề hơn.
- Không ăn đồ cay nóng vì chúng làm tăng nhiệt độ cơ thể lên như ớt, hạt tiêu, gừng,…
- Không ăn đồ chứa nhiều chất đạm do chứa nhiều protein.
NÊN XEM THÊM: Ăn hải sản có nên uống nước cam?
Những sai lầm khi uống nước cam
Theo các chuyên gia, nước cam rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống nước cam vào những thời điểm sau đây sẽ gây nguy hại cho sức khỏe:
- Uống nước cam khi đó bụng: Axit trong nước cam sẽ kết hợp với axit trong dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày. Nếu duy trì uống nước cam thường xuyên lúc bụng đói sẽ gây viêm loét dạ dày nặng nề.
- Uống ngay sau khi ăn no: Uống nước cam khi vừa ăn no có thể gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng do trong nước cam chứa nhiều đường, làm ức chế quá trình tiêu hóa của thức ăn trước đó.
- Uống nước cam vào buổi tối trước khi đi ngủ: Nước cam có tác dụng lợi tiểu, gây hiện tượng tiểu đêm nhiều lần, làm mất ngủ. Ngoài ra, trước khi đi ngủ uống nước cam có thể làm hỏng men răng do lượng axit còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hỏng men răng.
Ngoài ra, không nên uống nước cam với sữa vì sự kết hợp này sẽ khiến protein trong sữa phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong ca gây ảnh hưởng tiêu hóa, làm chứng bụng, gây tiêu chảy.
Các chuyên gia khuyến cáo, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy nên hạn chế uống nước cam vì trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày gây ợ nóng, khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó, người bệnh thận cũng cần cân nhắc khi dùng nước cam bởi trong cam rất giàu vitamin C, do đó, việc ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều vitamin C và tăng axit oxalic chuyển hóa trong cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận.
Với những thông tin trên, Review AZ mong rằng đã giúp bạn đọc có câu trả lời cho thắc mắc uống thuốc hạ sốt xong uống nước cam được không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy để lại comment để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ miễn phí.