Uống nước dừa có tác dụng gì và uống nhiều có tốt không?

0
333
Uống nước dừa có tác dụng gì và uống nhiều có tốt không

Nước dừa là món quà của thiên nhiên dành cho tất cả mọi người. Với lượng kali nhiều hơn bốn quả chuối, và gấp 8 – 10 lần so với thức uống thể thao, nước dừa có tác dụng rất tốt. Nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa, magiê, canxi và các chất dinh dưỡng khác có tác dụng kỳ diệu đối với cơ thể, tâm trí và tinh thần.  Đó là lý do tại sao chúng ta sử dụng bột nước dừa làm nguồn cung cấp kali để tạo nên công thức hydrat hóa cho cơ thể. Cùng Review AZ tìm hiểu uống nước dừa có tác dụng gì và uống nhiều có tốt không?

Thành phần dinh dưỡng trong nước dừa:

Nước dừa phù hợp với cả chế độ ăn kiêng ít calo và ít đường vì nó chỉ có khoảng 45 calo mỗi cốc và khoảng 11 gam đường. Quả dừa thường được coi là một nguồn chất béo lành mạnh. Cùi dừa chứa protein và chất xơ, cũng như một số khoáng chất cần thiết như: Sắt, Mangan, Đồng, Magiê…

Hai thìa dừa tươi, nạo nhỏ chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • 35 calo
  • Ít hơn 1 gam protein
  • 3 g chất béo
  • 2 g carbohydrate
  • 1 g chất xơ
  • 1 g đường

Một ly nước dừa trung bình 230ml có:

  • Lượng calo: 45
  • Tổng chất béo: 0g
  • Cholesterol: 0mg
  • Natri: 25mg
  • Kali: 470mg
  • Tổng Carbohydrate: 11g
  • Tổng số đường: 11g
  • Canxi: 4% DV
  • Magiê: 4% DV
  • Phốt pho: 2% DV

Uống nước dừa có tác dụng gì và uống nhiều nước dừa có tốt không?

Ngoài công dụng làm dịu cơn khát của mình, nước dừa còn là loại đồ uống chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất tự nhiên hỗ trợ quá trình chuyển hóa hydrat và hỗ trợ cải thiện nhiều tình trạng sức khỏe khác cho cơ thể. Uống nước dừa có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh vì nó giúp bạn đủ nước trong khi ít calo và không có chất béo và cholester

  • Nước dừa có thể hỗ trợ phục hồi năng lượng sau tập luyện:

Nước dừa chứa nhiều chất điện giải bao gồm kali, natri và magiê… Nếu bạn đang làm việc nặng đổ mồ hôi, đặc biệt là trong những tháng mùa hè, nước dừa có thể rất hữu ích. Các chất điện giải trong nước dừa có thể giúp điều chỉnh cân bằng chất lỏng, ngăn ngừa mất nước và thậm chí đảm bảo chức năng cơ phù hợp. Tất nhiên, bạn sẽ cần đảm bảo nạp đủ lượng carbohydrate và protein sau khi tập luyện.

  • Thành phần trong nước dừa có thể giúp hạ huyết áp và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ:

Chuối nổi tiếng với hàm lượng kali cao, nhưng một cốc nước dừa chứa nhiều kali hơn một quả chuối cỡ trung bình. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn giàu kali có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm huyết áp và thậm chí bảo vệ chống lại đột quỵ. Bổ sung nước dừa với các loại thực phẩm giàu kali khác trong chế độ ăn uống của bạn là một cách lý tưởng để hỗ trợ một trái tim khỏe mạnh.

  • Nước dừa mang đến cho bạn một làn da khỏe mạnh:

Việc thiếu độ ẩm thích hợp có thể dẫn đến da khô, căng và thậm chí bong tróc. Uống nước dừa có thể góp phần vào nhu cầu hydrat hóa hàng ngày của bạn, thúc đẩy tuần hoàn và giúp bạn sở hữu làn da rạng rỡ. Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều vitamin C có nhiều đặc tính chống oxy hóa và kích thích tổng hợp collagen một cách tự nhiên, có thể giúp giữ cho làn da của bạn săn chắc và trẻ trung.

  • Rất tốt cho bệnh nhân mắc tiểu đường khi cần bổ sung lượng đường tự nhiên:

Hãy bỏ qua các loại nước trái cây có đường và nước ngọt, thay vào đó hãy uống nước dừa khi bạn không muốn uống nước lọc. Lượng đường trong nước dừa rất ít. Điều này khiến nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường hoặc những người muốn giảm lượng đường cho cơ thể.

  • Nước dừa giúp bù nước và điện giải khi bạn ốm, cảm cúm, cảm nắng…

Nếu bạn đang bị ốm, cơ thể có thể mất một lượng lớn chất lỏng do nôn mửa và tiêu chảy. Nước dừa có thể giúp cải thiện tình trạng hydrat hóa và cân bằng điện giải tốt hơn so với nước lọc trong trường hợp này.

  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng:

Bạn có thể tự hỏi liệu nước dừa có tốt cho việc giảm cân không. Chúng ta đều biết hydrat hóa thích hợp là điều cần thiết để nuôi dưỡng mọi tế bào trong cơ thể và tối ưu hóa tỷ lệ trao đổi chất của bạn. Và mặc dù nước dừa có nhiều calo hơn nước lọc, nhưng về cơ bản nó lại có lượng calo thấp hơn đáng kể so với các loại đồ uống khác như soda và nước trái cây. Uống nước dừa thay cho một vài loại nước hoa quả khác hoặc những loại nước bù điện giải khác thì có thể cắt giảm lượng calo một cách hợp lý giúp hỗ trợ quá trình giảm cân của bạn.

Vậy bổ sung nước dừa thường xuyên có tốt không? Nước dừa rất tốt và có lợi cho sức khỏe tuy nhiên cần sử dụng một cách hợp lý để tránh gây ra những tác dụng phụ được chỉ ra dưới đây nhé!

Tác dụng phụ của nước dừa:

Đối với người bình thường, nước dừa thường được coi là an toàn để tiêu thụ và cung cấp một nguồn chất điện giải tự nhiên thơm ngon. Nhưng có một vài trường hợp ngoại lệ cần lưu ý.

Uống nước dừa thường xuyên sẽ khó kiểm soát tình trạng huyết áp. Thực tế đã chứng minh: Nước dừa có tinh mát và giúp làm giảm chỉ số đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, bạn chỉ nên uống 2-4 quả dừa một tuần để tránh tình trạng khó kiểm soát tình trạng huyết áp.

Nếu bạn bị suy thận, bạn nên cẩn thận với việc uống nước dừa vì nó chứa nhiều kali. Mặc dù chất dinh dưỡng này bình thường rất lành mạnh cho cơ thể, nhưng khi thận bị suy, nước dừa có thể cung cấp một nguồn lớn kali đột ngột, nếu tiêu thụ thường xuyên sẽ dẫn đến tăng kali máu khiến tình trạng bệnh diễn tiến xấu đi.

Những người có tiền sử huyết áp thấp, huyết áp không ổn định hoặc chuẩn bị thực hiện phẫu thuật không nên uống nước dừa. Những người có tiền sử huyết áp thấp, huyết áp không ổn định hoặc trước khi thực hiện phẫu thuật không nên uống nước dừa vì có thể gây mất kiểm soát. Mội người nên  ngừng uống nước dừa trước khoảng 2 tuần trước khi phẫu thuật để tránh tình trạng thiếu ổn định huyết áp.

Người mới đi ra nắng hoặc hoạt động nặng không nên uống nước dừa ngay lập tức. Trong trường hợp này, nếu nhưu bạn bổ sung nước dừa luôn có thể dẫ đến tình trạng cơ thể bị nôn nao, khó chịu hoặc cảm giác chướng bụng. Vì vậy, bạn nên uống nước dừa sau 15-30 phút sau những hoạt động nặng hoặc hoạt động ngoài trời để cơ thể ổn định và cân bằng huyết áp.

Phụ nữ có thai dưới 3 tháng không nên uống nước dừa. Trong giai đoạn này, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ đang thay đổi và vị trí của thai nhi cũng chưa được ổn định. Mẹ nên hạn chế uống nước dừa hoặc uống một lượng rất ít để tránh hậu quả động thai, sảy thai, thai lưu. Để sức khỏe của cả mẹ và bé được an toàn, tốt nhất nên tránh.

Cách uống nước dừa ngon nhất:

Mặc dù bạn có thể mua nước dừa ở bất cứ đâu những đây là một vài lưu ý để bạn có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị của nước dừa cũng như hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng của nó.

  • Nên uống nước dừa tươi, phần cuống không bị thối và nên uống ngay sau khi chặt tránh để nước dừa ở nhiệt độ phòng hay bảo quản lâu bởi các thành phần dinh dưỡng trong nó có thể bị chuyển hóa thành các chất khác gây hại cho sức khỏe.
  • Bạn nên uống nước dừa vào buổi sáng để bắt đầu một ngày mới hoặc buổi trưa để giải khát. Không nên uống vào buổi tối vì tránh bị đầy bụng và đi tiểu đêm – ảnh hưởng tới giấc ngủ
  • Nước dừa uống sau bữa ăn sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp bạn không muốn ăn vặt giữa các bữa ăn chính.

NÊN XEM THÊM:

Nước dừa là một nguồn cung cấp chất điện giải và chất dinh dưỡng tự nhiên cho cơ thể. Mong rằng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn Uống nước dừa có tác dụng gì và uống nhiều có tốt không và đem lại nhiều thông tin hữu ích.

Tốt nghiệp Trung cấp y, trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa (2010-2012)- chuyên ngành y sỹ đa khoa. Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền (2012-2016) chuyên ngành xã hội học. Với 5 năm viết bài chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây