Tại sao ngày đèn đỏ không nên gội đầu?

0
1170
Tại sao ngày đèn đỏ không nên gội đầu

Ngày đèn đỏ chị em thường xuyên gặp phải tình trạng mệt mỏi, khó chịu, mọi hoạt động hàng ngày bị hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều chị em có suy nghĩ rằng trong ngày có kinh cần kiêng khem rất nhiều thứ trong đó có việc tắm gội. Vậy, tại sao ngày đèn đỏ không nên gội đầu? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Sự thay đổi của vùng da đầu trong thời kỳ hành kinh

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ xuất hiện báo hiệu chị em bước vào thời điểm sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt dao động ở mỗi người khác nhau, từ 28-32 hoặc 35 ngày, số ngày hành kinh khoảng từ 5-7 ngày và lượng máu mất đi trong 1 chu kỳ hành kinh khoảng 20-80ml. Một người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định chứng tỏ sức khỏe và sức khỏe sinh sản ổn định.

Thông thường, trong thời điểm hành kinh, chị em phải đối mặt với tình trạng đau đầu đau bụng dưới, đau lưng, cơ thể khó chịu, tâm trạng thay đổi….Cùng với đó là những thay đổi của các bộ phận chịu một phần tác động như: da dễ bị ngứa, gàu nhiều, tóc xơ rụng xơ hơn, da đầu trở nên nhạy cảm hơn.

Chuyên gia lý giải điều này bởi nguyên nhân của sự tác động làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Khi hormone estrogen và progesterone có sự bất ổn dẫn tới người phụ nữ có sức khỏe yếu đi, sức đề kháng cơ thể suy giảm cùng với đó là tình trạng tiết nhờn bã nhiều hơn khiến vùng da đầu khó chịu, tóc dễ bết dính hơn. Chính tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu muốn gội đầu những ngày hành kinh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có kinh không nên gội đầu. Vậy lý do vì sao?

Tại sao ngày đèn đỏ không nên gội đầu?

Theo nhận định từ một số người, thời điểm đèn đỏ sức khỏe chị em thường bị ảnh hưởng, mệt mỏi khó chịu cùng với đó là sức đề kháng kém hơn. Vì thế, việc tắm hay gội đầu trong thời gian này không thận trọng có thể dẫn tới tổn thương đến sức khỏe, thậm chí dẫn tới tình trạng đau bụng kinh kéo dài.

Dưới góc nhìn đông y, người phụ nữ trong thời kỳ đèn đỏ không nên tắm gội. Họ giải thích lý do bởi đầu chính là điểm đầu của lục dương, quan niệm rằng từ cung là khởi điểm của mạch. Vì thế, trong thời kỳ hành kinh, máu tuần hoàn não có biểu hiện hoạt động yếu đi khiến cho vùng máu ở vùng đầu bị ảnh hưởng. Điều này dẫn tới huyết dịch trong tử cung không thể thuận lợi đào thải ra ngoài dễ gây nên tình trạng ứ đọng kinh nguyệt hay đau bụng kinh kéo dài khó chịu.

Lý do thứ hai, trong thời kỳ đèn đỏ lỗ chân lông có biểu hiện nở rộng ra. Vì thế nếu như gội đầu bằng nước lạnh hay gội đầu quá lâu có thể dẫn tới đau đầu. Đặc biệt đối với những chị em có thói quen gội đầu vào ban đêm lại càng nguy hiểm. Bên cạnh đó, những chị em khi gội đầu xong nhưng không sấy tóc khô hoặc khô chưa hoàn toàn đã đi ngủ. Điều này có thể dẫn tới tình trạng sức khỏe có dấu hiệu suy giảm, dễ dẫn tới nhiều bệnh lý cho cơ thể.

Trên đây là những lý do mà chị em được khuyên trong thời gian có kinh không nên gội đầu. Vậy dưới góc nhìn của chuyên gia về vấn đề này như thế nào? Phụ nữ ngày có kinh có thể gội đầu được không và những lưu ý cơ bản về vấn đề này như thế nào???

Thực hư ngày đèn đỏ có được gội đầu không?

Theo chuyên gia, mặc dù thời kỳ hành kinh nhiều nhạy cảm, nếu chị em gội đầu không đúng cách hoặc gội quá lâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, thời điểm có kinh nguyệt ở phụ nữ từ 3-7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu như không được gội đầu sẽ dẫn tới nhiều khó chịu và hầu như chị em không thể cố gắng không gội đầu qua thời gian này. Chính vì thế, bạn có thể gội đầu trong thời điểm có kinh được. Khuyến cáo nên gội sau 2 hoặc 3 ngày hành kinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì chị em cần phải chú ý đến những vấn đề sau đây:

◊ Thời điểm gội đầu

Theo khuyến cáo chị em nên gội đầu vào khoảng giờ trưa hoặc dao động 13-15h là tốt nhất. Trong đó chú ý không gội đầu vào lúc buổi sáng sớm khi mới thức dậy. Lý do bởi trong thời điểm này cơ thể chưa hoàn toàn đi vào hoạt động ổn định sau khoảng thời gian ngủ nghỉ vào buổi tối. Điều này dẫn tới máu không thể lưu thông hoàn toàn được. Nếu như chị em gội đầu quá sớm có thể gây kích thích mạch máu, mạch máu não da đầu gây nên triệu chứng mệt mỏi khó chịu.

Thứ hai, chú ý không nên gội đầu khi ăn no. Bởi lúc này cơ thể của bạn cần có thời gian tiêu hóa thức ăn. Nếu gội đầu có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hoặc dạ dày của bạn.

Ngoài ra, chú ý không gội đầu vào ban đêm. Vì điều này vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe Hơn nữa, vùng đầu mặt vốn nhạy cảm, gội đầu muộn khi tóc ướt chưa khô mà đi ngủ dễ gây đau đầu hoặc nấm da đầu.

◊ Thời gian gội đầu hợp lý

Nhiều chị em cho rằng thời điểm hành kinh cơ thể không sạch sẽ, cần phải tắm và gội thật lâu mới có thể sạch. Với suy nghĩ này, nhiều người đã gội đầu lâu trong nước lạnh. Điều này được cho là nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, bạn chú ý hãy gội đầu thật nhanh và nên gội đầu bằng nước ấm là tốt nhất. Sau khi gội đầu cần phải sấy thật khô tóc tránh cảm lạnh.

◊ Lựa chọn dầu gội đầu phù hợp

Bạn chú ý lựa chọn gội đầu với loại dầu phù hợp. Theo lời khuyên từ chuyên gia, hãy gội đầu bằng loại thảo dược là tốt nhất như lá xả, hoa bưởi, bồ kết…nó không chỉ tốt cho vùng da đầu mà còn tốt cho sức khỏe thời điểm hành kinh.

Trong ngày đèn đỏ cần làm gì? Kiêng gì?

Theo chuyên gia, để đi qua những ngày hành kinh giảm thiểu triệu chứng mệt mỏi, khó chịu; duy trì một sức khỏe tốt nhất thì chị em cần phải chú ý hơn nữa đến các vấn đề dưới đây:

◊ Vệ sinh vùng kín

Trong thời điểm hành kinh, chị em cần phải chú ý vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ, sử dụng nước ấm sạch vệ sinh vùng kín, tránh để vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây hại. Bên cạnh đó, chị em cần chú ý không lạm dụng dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa có nồng độ kiềm cao dẫn tới mất cân bằng môi trường âm đạo. Không thụt rửa âm đạo, vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại.

◊ Đời sống tình dục

Trong những ngày có kinh, ngoài vấn đề tắm, gội thì chị em chú ý không nên quan hệ tình dục trong ngày đèn đỏ. Bởi nếu có quan hệ có thể dẫn tới viêm nhiễm âm đạo gây nên những ảnh hưởng tới sức khỏe.

◊ Thay băng vệ sinh

Trong những ngày hành kinh, ngoài vấn đề vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chị em cần phải chú ý nên thường xuyên thay băng vệ sinh, ít nhất 3-4 tiếng/lần. Điều này giúp cho vùng kín thoáng, sạch, tránh mùi hôi, tránh vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây viêm nhiễm.

◊ Nếu có đau bụng kinh

Trong trường hợp nếu chị em thường xuyên đau bụng khi đến ngày kinh, cơn đau âm ỉ xuất hiện thường chỉ 1-2 ngày đầu hành kinh là bình thường. Chị em có thể chườm ấm hoặc sử dụng các loại nước ép hoa quả tươi để hạn chế đau bụng kinh. Nhưng nếu đau bụng kinh dữ dội kéo dài, xuất hiện trong nhiều chu kỳ thì nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

◊ Thức khuya

Chị em chú ý trong thời kỳ có kinh cơ thể có nhiều ảnh hưởng, điều này dẫn tới những rối loạn nghiêm trọng trong đồng hồ sinh học, dễ dẫn tới trầm cảm, lo lắng, stress. Đặc biệt, nếu thức khuya trong thời điểm hành kinh có thể dẫn tới kích ứng mạnh đến tử cung buồng trứng gây nên những bất lợi cho sức khỏe.

◊ Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Trong thời kỳ có kinh, cơ thể mệt mỏi, mất đi một lượng máu nhất định. Vì thế chị em cần phải cân bằng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể mình bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin, chất béo, chất xơ, rau củ quả…để cơ thể phục hồi tốt.

Chú ý nên tránh những loại đồ uống có cồn, rượu, bia. Thay vào đó, chị em nên uống nhiều nước, nhiều nước ấm nóng sẽ rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, một số loại đồ uống được khuyến cáo nên dùng đó là nước trà gừng ấm nóng, trà hoa cúc, các loại sữa chua,…,tốt cho phụ nữ thời điểm hành kinh.

◊ Vấn đề luyện tập

Trong ngày có kinh, nhiều chị em có suy nghĩ không nên vận động tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Theo khuyến cáo, phụ nữ thời điểm có kinh nguyệt vẫn có thể vận động nhẹ nhàng, có thể tham gia luyện tập thể thao duy trì sức khỏe.

Nhưng chú ý cần phải lựa chọn bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga….tốt cho sức khỏe. Không nên vận động quá mạnh, làm việc nặng sẽ không tốt.

◊ Vấn đề phẫu thuật, hiến máu

Do trong quá trình hành kinh, chức năng đông máu của người phụ nữ bị ảnh hưởng trầm trọng. Do vậy các loại phẫu thuật được khuyên nên lùi lại, không thực hiện trong thời gian hành kinh, kể cả hiến máu.

Lời khuyên từ chuyên gia: Nếu như chu kỳ kinh nguyệt ổn định, sức khỏe tốt, chị em phụ nữ độ tuổi sinh sản vẫn nên thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện và tầm soát bệnh tốt hơn. Trong trường hợp nếu bước vào độ tuổi sinh sản nhưng chị em thường xuyên phải đối mặt với tình trạng kinh nguyệt rối loạn, kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc quá ít, kinh nguyệt không theo một chu kỳ nào…thì cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin cơ bản giải thích lý do tại sao ngày đèn đỏ không nên gội đầu. Nếu như bạn còn có thắc mắc có thể để lại comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Chúc bạn sức khỏe.

Tốt nghiệp Trung cấp y, trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa (2010-2012)- chuyên ngành y sỹ đa khoa. Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền (2012-2016) chuyên ngành xã hội học. Với 5 năm viết bài chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây