[Review] 20 tác dụng của mít và những ai không nên ăn mít

0
8364
Review 21 tác dụng của mít và những ai không nên ăn mít

Mít là một loại trái cây quen thuộc với người dân Việt Nam và rất được yêu thích bởi mùi thơm đặc trưng cho cảm giác nồng nàn quyến rũ cùng vị ngọt dễ ăn. Bên cạnh đó, y học cổ truyền còn sử dụng lá, quả, nhựa và hạt mít để làm thuốc chữa bệnh. Để tìm hiểu 20 tác dụng của mít đồng thời biết những ai không nên ăn mít, bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau của biên tập viên Vũ Minh Hải đã gửi đến Review AZ cùng tham vấn y khoa bác sĩ – thạc sĩ Trương Thị Vân nguyên trưởng khoa Sản – Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội nay là Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Cơ sở 2

Mít là loại cây ăn quả mọc phổ biến ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trái mít có hình bầu dục kích thước khoảng 30 – 60 cm x 20 – 30 cm. Vỏ sù sì, gai nhỏ. Thịt vàng, vị ngọt, chia thành từng múi nhỏ. Ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7 – 8). Nước ta hiện đang trồng và bày bán có khá nhiều giống mít như mít cổ truyền, mít nghệ, mít tố nữ, mít thái changai, mít không hạt, mít ruột đỏ, mít Viên Linh…

Thành phần dinh dưỡng

Mít có vitamin gì?

100g mít chứa 155 calo với khoảng 110 IU vitamin A, 105 mg vitamin B1, 13,7 mg vitamin C, 0,329 mg vitamin B6. Ngoài ra, mít còn chứa vitamin E, K.

Trong mít có chất gì?

Về các dưỡng chất thì 100g mít chứa khoảng 3g chất xơ, 40g carbs, 3g protein, riboflavin (đạt 11% nhu cầu cần thiết cho cơ thể), magie (đạt 18% nhu cầu cần thiết cho cơ thể), kali (đạt 14% nhu cầu cần thiết cho cơ thể), đồng (đạt 15% nhu cầu cần thiết cho cơ thể), magan (đạt 16% nhu cầu cần thiết cho cơ thể).

20 tác dụng của mít

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Vì chứa nhiều vitamin A và C nên ăn mít sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, hữu ích trong việc giảm nguy cơ nhiễm virus.

  • Chống lại bệnh ung thư

Vì giàu các hoạt chất như Isoflavones, saponins, lignans nên mít được xem là một trong các loại quả giúp chống ung thư rất tốt.

Trong đó, lignans là hợp chất hóa học tương tự như Estrogen hoạt động bằng cách chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi những tác hại của các gốc tự do. Isoflavones có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Còn saponin có khả năng kích thích tế bào bạch cầu hoạt động mạnh, ức chế quá trình tăng sinh của những tế bào ác tính và tiêu diệt chúng.

  • Giúp hệ tiêu hóa hoạt động đúng chức năng

Mít chứa nhiều vitamin C và một số chất có những đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn nên ăn đúng cách có thể giúp dạ dày mau lành vết thương hơn đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa.

  • Duy trì sức khỏe cho đôi mắt và làn da

Vì chứa nhiều vitamin A nên mít rất tốt cho mắt, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng đồng thời giúp làn da chống lão hóa, rạng rỡ hơn.

  • Bổ sung năng lượng

Mít tạo ra nguồn năng lượng lớn cho cơ thể nhờ chứa nhiều đường sucrose và fructose tự nhiên. Cũng chính vì điều này mà các vận động viên thường ăn mít sau khi tham gia các cuộc thi đấu thể thao để mau chóng hồi phục thể lực. Ăn mít cũng tốt với những người vừa lao động nặng nhọc cần bổ sung năng lượng tức thì.

  • Phương thuốc để trị chứng cao huyết áp

Ăn một chén múi mít vừa giúp cơ thể phòng ngừa bệnh loãng xương vừa giúp cơ thể trị chứng cao huyết áp nhờ hợp chất Potassium.

  • Giúp xương chắc khỏe

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, những người tiêu thụ thực phẩm giàu potassium và magie thường có mật độ xương cao hơn và chắc khỏe hơn. Mà mít lại rất giàu potassium và magie.

  • Ngăn ngừa thiếu máu

Ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như mít sẽ giúp bạn bổ sung máu, ngăn ngừa bệnh rối loạn máu thông thường như thiếu máu.

  • Kiểm soát tốt lượng đường huyết

Mít giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu còn cho thấy, mít giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói và kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài nhờ flavonoid. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải, ăn quá nhiều có thể phản tác dụng.

  • Ngăn ngừa bệnh tật

Nhờ thành phần vitamin A và vitamin C nên ăn mít giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh mãn tính (bệnh tim và ung thư). Không những thế, mít cũng nằm trong danh sách thực phẩm hữu ích trong việc giảm nguy cơ nhiễm virus.

  • Giữ tuyến giáp luôn khỏe mạnh

Mít chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể, trong đó có đồng. Mà đồng lại  giữ vai trò quan trọng cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể (đặc biệt là sản sinh và hấp thụ hormone). Do đó, ăn mít có thể giúp tuyến giáp khỏe mạnh hơn.

  • Phòng ngừa các bệnh đường ruột

Vì chứa lượng chất xơ cao nên mít là loại trái cây tuyệt vời với hệ tiêu hóa giúp giảm thiểu và phòng ngừa bệnh táo bón cùng nhiều bệnh đường ruột khác.

  • Phòng ngừa chứng quáng gà

Tác dụng của mít được đánh giá cao trong việc bảo vệ mắt, phòng chứng quáng gà bởi hàm lượng vitamin A cao. Hàm lượng vitamin A trong mít bằng hàm lượng vitamin A trong ¼ ly cà rốt.

  • Hỗ trợ điều trị các chứng tắc nghẽn mạch máu

Mít chứa nhiều canxi không chỉ có lợi cho xương mà còn giúp cơ thể ngăn ngừa và chống lại các chứng tắc nghẽn mạch máu.

  • Lợi ích của mít: Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim

Mít là loại trái cây thân thiện đối với tim mạch vì chứa hàm lượng vitamin B6 cao. Lượng vitamin B6 dồi dào giúp giảm homocystein trong máu (một yếu tố gây nên bệnh xơ cứng động mạch).                                   

  • Kích thích tuyến sữa

Kích thích tuyến sữa là công dụng rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh biết đến. Tuy nhiên, thay vì ăn mít chín, chị em nên ăn mít non hoặc sử dụng lá mít. Cụ thể, theo Đông Y thì mít non có tác dụng bổ tỳ, thông tuyến sữa. Phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau sinh nên thường xuyên ăn các món ăn từ mít non.

  • Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày

Mít chứa nhiều vitamin C và một số chất có những đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn. Chúng giúp làm mau lành vết loét trong dạ dày cũng như vấn đề khác ở đường tiêu hóa.

  • Hỗ trợ giảm cân

Mít chứa ít calo và không có chất béo nên luôn được xem là một trong những sản phẩm tốt cho những người cần ăn kiêng, giảm cân. Hơn nữa, chất xơ trong mít còn giúp người ăn có cảm giác no lâu hơn. Giải thích chi tiết cho tác dụng này Review AZ gửi đến bài viết Mít bao nhiêu calo và ăn mít có mập không?

  • Tốt cho hệ thần kinh

Mít chứa nhiều vitamin B1 và B6 cần thiết cho sự phát triển của sợi cơ và thần kinh.

  • Giảm chứng hen suyễn

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy nước ép mít có thể giảm được các triệu chứng của bệnh hen suyễn hiệu quả.

>>> NÊN XEM THÊM: [Review AZ] 10 tác hại và 26 tác dụng của dưa hấu

Tác hại của mít

+ Ăn mít có đau dạ dày không?

Mít chứa nhiều vitamin C, chất xơ, đường sacarozo tự nhiên có tác dụng giảm nhiệt, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó, khi bị đau dạ dày bạn vẫn có thể ăn mít nhưng hãy nhớ ăn ở mức độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều mà phản tác dụng.

+ Ăn mít có mất sữa không?

Sau khi sinh, mẹ thường được khuyên là không nên ăn những thực phẩm cay nóng. Tuy nhiên, mít lại là loại quả mà mẹ có thể ăn được. Sở dĩ là vì mít giàu vitamin C, sắt, canxi, magie, phốt pho… giúp cơ thể mẹ tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh nhiều vấn đề sức khỏe đồng thời tái tạo máu tốt hơn, bù lại lượng máu đã mất sau quá trình sinh đẻ. Bên cạnh đó, ăn mít không gây mất sữa, thậm chí còn có tác dụng lợi sữa và chữa tắc tia sữa hiệu quả nếu mẹ ăn các món ăn từ mít non hoặc dùng lá mít hơ nóng đắp lên bầu ngực.

+ Ăn mít có nổi mụn không?

Vì chứa hàm lượng đường lớn nên bạn hoàn toàn có thể bị nổi mụn nhọt khi ăn mít quá nhiều. Ngoài ra, nhãn, mận, vải, đào, na, xoài, ổi, chôm chôm, sầu riêng cũng là những loại trái cây dễ gây mụn.

+ Ăn mít có nóng không?

Nhiều người nghĩ rằng ăn mít dễ nổi mụn nên xét vào nhóm quả có tính nóng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết mít không nóng còn nguyên nhân khiến chúng ta ăn mít bị nổi mụn là do mít chứa nhiều đường. Do hàm lượng đường cao nên sau khi ăn, cơ thể sẽ bị tăng lượng đường trong máu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, từ đó phát sinh mụn trên da.

+ Ăn mít có bị tiểu đường không?

Mít chín là loại quả không thích hợp với những người bị tiểu đường nhưng mít xanh thì ngược lại. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mít xanh làm tăng lượng đường huyết thấp hơn nhiều so với gạo và lúa mì. Vì vậy, nếu thay một bát cơm trắng bằng món ăn từ mít xanh, bạn sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, dưỡng chất trong mít xanh còn giúp cơ thể điều chỉnh sự giải phóng glucose và insulin, cải thiện độ nhạy insulin góp phần ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Lưu ý khi ăn mít

+ Ăn mít vào lúc nào là tốt nhất?

Bạn nên ăn mít sau khi ăn cơm 1 – 2 giờ. Tránh ăn mít vào tầm chiều tối hoặc tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ vì mít chứa hàm lượng chất xơ cao có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

+ Có nên ăn mít lúc đói?

Bạn không nên ăn mít khi đói bụng vì mít chứa hàm lượng đường cao sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột gây hoa mắt, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu kèm theo nhiều vấn đề khác.

+ Nên ăn bao nhiêu mít mỗi ngày là đủ?

Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 80 – 100 gram mít tương ứng với khoảng 4 – 5 múi. Sở dĩ là vì mít chứa hàm lượng đường cao nên nếu ăn quá nhiều tại một thời điểm có thể gây nóng trong, hại thận, tăng lượng đường trong máu. Đối với những người mắc bệnh mãn tính thì chỉ nên ăn tối đa 80g mít một ngày còn với những người bị gan nhiễm mỡ, tiểu đường, suy thận mạn, suy nhược, sức khỏe yếu nên hạn chế ăn mít.

+ Những ai không nên ăn mít?

  • Bà bầu ăn mít được không? Chế độ dinh dưỡng khi mang thai luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm vì sợ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể ăn ít mà không sợ gây hại cho sức khỏe của cả hai (trừ trường hợp bị tiểu đường, dị ứng hoặc rối loạn máu). Ăn ít đúng cách khi đang mang thai còn giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, giải tỏa căng thẳng, hạ huyết áp, giảm táo bón, ngăn ngừa loét dạ dày và giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Xem tư vấn chi tiết hơn cho thắc mắc này tại bài viết: [Review AZ] Bà bầu ăn mít được không? LỢI hay HẠI?
  • Tiểu đường ăn mít được không? Người tiểu đường thường có chế độ ăn kiêng khắt khe để cân bằng lượng đường huyết ở mức ổn định nhất. Mít tuy chứa nhiều dưỡng chất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường nhưng chỉ nên sử dụng với số lượng vừa phải. Đối với mít non, bạn có thể bổ sung khoảng 30g/ ngày còn với mít chín thì chỉ nên ăn 1 – 2 miếng/ lần.
  • Xăm môi ăn mít được không? Tuy mít chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không thích hợp với những người vừa xăm môi. Ăn mít sẽ ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của môi đồng thời khiến môi trở nên xỉn màu, kém sắc, không được chuẩn đẹp như ý.
  • Sau sinh ăn mít được không? Như đã chia sẻ ở mục 3.2 thì sau khi sinh, các mẹ hoàn toàn có thể ăn mít. Dưỡng chất trong mít vừa giúp các mẹ tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung máu vừa giúp lợi sữa.
  • Bệnh gút có ăn được mít không? Mít hầu như không chứa purin. Chất saponin trong mít còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau cho người bệnh trong cơn gút cấp. Vì thế, bệnh nhân gút có thể ăn mít mỗi ngày để bệnh được kiểm soát và cải thiện tốt nhất. Chú ý không ăn quá 80g mít/ ngày là được.
  • Đau dạ dày có ăn mít được không? Như đã chia sẻ ở mục 3.1 thì người bị đau dạ dày vẫn có thể ăn mít nhưng không được ăn quá nhiều.
  • Nâng mũi có ăn mít được không? Sau khi nâng mũi, bạn cần tránh ăn những loại quả có tính nóng như mít vì sẽ tích nhiệt khiến cơ thể mệt mỏi đồng thời mưng mủ vết thương. Thay vào đó, bạn nên ăn những loại quả như cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, đu đủ…
  • Viêm họng ăn mít được không? Ăn mít khi bị viêm họng sẽ khiến họng của bạn bị kích ứng, giãn nở các mạch máu dẫn tới chuyển biến nặng hơn. Do đó, nếu bị viêm họng, tốt nhất là bạn nên tránh ăn mít.
  • Viêm gan B có ăn được mít không? Mít có tính nóng, chứa nhiều đường, là một trong những loại quả không thích hợp với những người bị viêm gan B.
  • Bị vết thương có ăn mít được không? Khi bị vết thương hở, bạn cần tránh ăn rau muống, thịt gà, đồ nếp, thịt bò, trứng, hải sản còn mít thì vẫn có thể ăn được.
  • Đang sốt ăn mít được không? Tuy chưa có nghiên cứu nào nói rằng đang sốt không nên ăn mít nhưng bạn cần tránh ăn loại quả này, thay vào đó nên uống nhiều nước, bổ sung các loại rau xanh và trái cây như cam, quýt, cà chua… Sở dĩ là vì mít có tính nóng với nhiều đường nên khi ăn vào thời điểm này có thể khiến thân nhiệt của bạn tăng thêm.
  • Huyết áp cao có ăn được mít không? Khi bị huyết áp cao, bạn có thể ăn mít. Thậm chí, kali trong mít còn giúp bạn hạ huyết áp hiệu quả.
  • Thủy đậu ăn mít được không? Khi bị thủy đậu, bạn cần tránh ăn mít cùng các loại quả, gia vị hoặc thực phẩm có tính nóng khác như gừng, hành, tỏi, hành tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi, thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, lươn, hải sản, vải, mận, nhãn, xoài chín, hồng, rau muống…
  • Viêm đại tràng ăn mít được không? Viêm đại tràng là bệnh kỵ thịt chứa nhiều mỡ cùng các thực phẩm dạng kem hay nước sốt chuyên dùng với các món mì. Ngoài ra, bạn cần tránh uống sữa, ăn những thực phẩm nhiều lactose như sữa, quả ngọt, mật ong… Do đó, nếu ăn mít, bạn chỉ nên ăn vài miếng. Ăn quá nhiều có thể bị chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
  • Đau bụng kinh ăn mít được không? Dưa hấu, chuối và hồng là 3 loại quả mà bạn cần tránh ăn khi bị đau bụng kinh còn mít thì vẫn có thể ăn được. Để tình trạng đau bụng kinh trở nên dễ chịu hơn, bạn có thể ăn đu đủ, gừng, dứa, chocolate đen, bông cải xanh và uống nước ấm.
  • Mổ ruột thừa có ăn được mít không? Sau khi mổ ruột thừa, bạn có thể ăn mít vì mít chứa khá nhiều vitamin C có tác dụng lớn trong việc cải thiện sức khỏe cho người ruột thừa sau phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn cần tránh ăn quá nhiều.
  • Nhổ răng ăn mít được không? Sau khi nhổ răng, bạn cần tránh xa thực phẩm cay vì sẽ gây đau và kích ứng. Tránh thực phẩm giòn và dễ vỡ như mít sấy vì có thể dính vào khu vực vừa nhổ răng làm gián đoạn quá trình lành vết thương. Ngoài ra, bạn cần tránh các loại ngũ cốc, hạt, thực phẩm cứng, dai, rượu vì có thể gây kích ứng vết thương hoặc kẹt vào khu vực vừa nhổ răng.
  • Tẩy nốt ruồi ăn mít được không? Sau khi tẩy nốt ruồi xong, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E, A, kẽm hoặc omega 3 như mít, cam, táo, quýt, chuối, kiwi, bơ, yến mạch, hạt chia, quả óc chó, nấm, thịt lợn, cà rốt, cà chua, socola, ớt chuông… để vết thương mau lành và làn da được khỏe mạnh, sáng bóng hơn.

Mít kỵ với gì?

  • Ăn mít với mật ong có sao không? Mật ong mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa loét dạ dày, viêm dạ dày, phục hồi thị lực… Tuy nhiên, nếu kết hợp không đúng cách sẽ rất gây hại tới sức khỏe. Cụ thể, bạn không nên kết hợp mặt ong với tàu hũ nước đường, hành, hẹ, hành tây, đậu phụ, cá chép, thì là, cơm. Bạn có thể ăn mít với mật ong nhưng tránh ăn quá nhiều vì cả 2 đều có tính nóng.
  • Ăn khoai lang với mít có sao không? Khoai lang rất bổ dưỡng và dễ ăn nhưng không được kết hợp với trứng, ngô, cà chua và chuối vì có thể gây trào ngược dạ dày, đầy hơi cùng nhiều vấn đề khác. Còn khoai lang với mít thì vẫn có thể ăn được.
  • Ăn mít với thịt vịt có sao không? Thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn tác dụng tư âm dưỡng vị lợi thủy tiêu thủng giải độc. Trong khi mít lại có tính nóng. Kết hợp thịt vịt với mít có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Ngoài mít ra thì bạn cần tránh kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, thịt rùa, ba ba, hạt óc chó, mộc nhĩ, tỏi, kiều mạch, trứng gà, quả mận mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Ăn mít với xoài có sao không? Nhiều người hay ăn nhiều loại quả cùng một lúc để ngon miệng hơn. Tuy nhiên xoài là loại quả không thích hợp để ăn cùng những thực phẩm cay nóng. Mít lại có tính nóng nên khi ăn mít với xoài quá nhiều sẽ rất hại thận.
  • Ăn mít với tỏi có sao không? Tỏi là loại gia vị thông dụng trong căn bếp của hầu hết gia đình Việt. Chúng chứa tính kháng viêm kháng khuẩn tốt mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là ngăn ngừa cảm cúm cùng các bệnh giao mùa. Bạn có thể ăn mít sau 1 – 2h ăn món ăn có tỏi chứ tuyệt đối không được kết hợp tỏi với thịt gà, cá trắm, cá diếc hay trứng.
  • Ăn mít với trứng có sao không? Trứng giàu protein, vitamin và các dưỡng chất giúp duy trì sự sống, kích thích não bộ, ngăn ngừa một số loại ung thư. Trứng có thể kết hợp với mít chứ không được kết hợp với đường, hồng, sữa đậu nành, thịt ngỗng, thịt thỏ. Ngoài ra, bạn không nên ăn trứng và uống trà hay dùng thuốc chống viêm.
  • Ăn sữa chua với mít có sao không? Sữa chua mít là món ăn vặt đường phố được rất nhiều người yêu thích, nhất là trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, món ăn này không tốt cho sức khỏe vì mít giàu dinh dưỡng kết hợp với sữa chua sẽ tạo cảm giác đầy bung, khó tiêu đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho người dùng.
  • Ăn bơ với mít có sao không? Bơ được xem là nữ hoàng của các siêu thực phẩm bởi giàu magie, kali, beta carotene và omega 3 giúp ngăn ngừa bệnh tim, kiểm soát huyết áp, chống ung thư, bảo vệ da và mắt. Mít cũng rất giàu dưỡng chất. Bạn có thể kết hợp cả hai loại quả này với nhau để tăng thêm lợi ích cho sức khỏe.
  • Ăn mít với dưa hấu có sao không? Dưa hấu không chứa chất béo đồng thời giàu vitamin A, B6 và C, kali, lycopene và citrulline rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể ăn mít với dưa hấu nhưng nên tránh ăn quá nhiều.
  • Ăn mít với chuối có sao không? Chuối không nên kết hợp với sữa chua, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, dưa hấu còn với mít thì bạn vẫn có thể ăn cùng được, trừ trường hợp bị táo bón, tiêu chảy, đau đầu, tiểu đường hay mắc bệnh tim mạch.
  • Ăn mít với thịt chó có sao không? Cả mít và thịt chó đều có tính nóng nên khi kết hợp với nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, tích nhiệt, khó tiêu, tả lỵ.
  • Ăn mít với hải sản có sao không? Mít giàu vitamin C nên không thích hợp để kết hợp với hải sản. Thậm chí, khi kết hợp với nhau còn sinh ra asen trioxide nguy hiểm tới tính mạng.
  • Ăn mít với trứng vịt lộn có sao không? Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe khi được ăn đúng cách, đúng thời điểm. Cụ thể, bạn không nên ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm, không ăn trứng vịt lộn khi không có rau răm, không ăn quá 2 quả trứng vịt lộn/ tuần, không kết hợp trứng vịt lộn với sữa, óc lợn, tỏi, hồng, nước cam ép hay trà. Còn mít thì vẫn có thể ăn được nhưng tránh ăn ngay sau khi vừa ăn trứng vịt lộn.
  • Sầu riêng ăn chung với mít được không? Sầu riêng là lựa chọn hoàn hảo khi cần bổ sung năng lượng đồng thời còn có tác dụng chữa lành vết thương, giảm cholesterol, cải thiện lưu lượng máu rất tốt. Bạn có thể ăn sầu riêng chung với mít nhưng cần tránh ăn quá nhiều vì dễ tích nhiệt phát sinh mụn đồng thời khiến lượng đường trong máu tăng cao.
  • Ăn mít với đu đủ có sao không? Đu đủ là một loại quả khá lành tính, có thể kết hợp với các loại quả khác mà không sợ gây hại cho dạ dày, sức khỏe. Do đó, bạn có thể kết hợp ăn mít với đu đủ.
  • Ăn mít với uống coca có sao không? Mít chứa một số dưỡng chất giúp dạ dày tốt hơn. Còn coca lại chứa nhiều CO2 vừa gây hại cho dạ dày vừa không tốt cho sức khỏe. Do đó, tốt nhất là bạn không nên ăn mít và uống coca.
  • Ăn mít uống nước dừa có sao không? Mít có tính nóng còn nước dừa lại có tính hàn. Ăn mít uống nước dừa có thể gây rối loạn tiêu hóa cùng nhiều vấn đề tại dạ dày.
  • Ăn dứa với mít có sao không? Trứng, xoài, sữa, củ cải, hải sản là những thực phẩm tối kỵ với dứa còn mít thì có thể kết hợp được.
  • Ăn vải với mít có sao không? Mít và vải đều là những loại quả có tính nóng nên kết hợp với nhau rất dễ sinh mụn.
  • Ăn mít uống bia rượu có sao không? Uống bia rượu thì không nên ăn sầu riêng vì dễ bị ngộ độc, khó thở, thậm chí tử vong nếu không phản ứng kịp thời. Còn mít thì vẫn có thể ăn cùng được.
  • Ăn mít có được uống thuốc không? Bạn có thể ăn mít trước hoặc sau khi uống thuốc mà không sợ làm mất tác dụng của thuốc.
  • Ăn mít uống nước mía có sao không? Nước mía và mít đều chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên bạn có thể kết hợp cùng.
  • Ăn mít uống pepsi có sao không? Tương tự như coca, bạn có thể ăn mít và uống pepsi nhưng đừng nên ăn quá nhiều.
  • Ăn mít xong uống sữa được không? 80% protein trong sữa là casein. Khi uống sữa cùng trái cây như mít sẽ khiến lượng lớn casein bị kết tủy trong cơ thể gây khó khăn cho việc tiêu hóa và hấp thụ, thậm chí còn khó tiêu, tiêu chảy.
  • Ăn mít uống nước chè có sao không? Mít và chè đều là hai thứ chứa nhiều đường nên kết hợp với nhau sẽ khiến cơ thể tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ tiểu đường cùng nhiều vấn đề sức khỏe.
  • Ăn mít uống cà phê có sao không? Chữa có bất kỳ nghiên cứu nào nói mít không thể kết hợp với cà phê do đó bạn vẫn có thể kết hợp.
  • Ăn mít uống sting có sao không? Sting và mít đều chứa hàm lượng đường cao nên kết hợp với nhau sẽ làm tăng đường huyết đột ngột sinh ra mệt mỏi, chóng mặt.
  • Ăn mít uống bò húc có sao không? Bạn có thể ăn mít uống bò húc nhưng tránh uống quá nhiều vì có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe như đau tim, đột quỵ, hại thận…
  • Ăn mít uống sữa đậu nành có sao không? Bạn có thể ăn mít uống sữa đậu nành nhưng hãy nhớ sử dụng sau khi ăn no khoảng 1 – 2h để tránh ảnh hưởng tới dạ dày.

Bài viết chia sẻ những thông tin giúp bạn đọc biết 20 tác dụng của mít và những ai không nên ăn mít. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới loại quả này, bạn có thể chia sẻ tại mục comment để được đội ngũ biên tập viên và bác sĩ tham vấn y khoa Review AZ giải đáp thêm.

Nguồn tham khảo:

+ Why Is Jackfruit Good for You? Nutrition, Benefits and How To Eat It https://www.healthline.com/nutrition/jackfruit-benefits Truy cập ngày 08/02/2021.
+ What are the health benefits of jackfruit? https://www.medicalnewstoday.com/articles/324787 Truy cập ngày 08/02/2021.

Biên tập viên Vũ Minh Hải tốt nghiệp chuyên khoa truyền thông giáo dục sức khỏe tại trường Đại học Y Tế Công Cộng. Một tác giả trẻ tài năng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây