Nước luộc vịt bao nhiêu calo và ăn có béo không

Nước luộc vịt rất béo và đậm đà, bởi vậy nên người ta thường giữ lại loại nước này và sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, ví dụ như nấu canh, nấu miến, bún, cháo…  Mỗi món ăn được chế biến từ nước luộc vịt đều mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, nước luộc vịt bao nhiêu calo và ăn có béo không là những câu hỏi không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang ăn kiêng và giảm cân nghiêm ngặt nhưng thường xuyên sử dụng nước luộc vịt thì bài viết này trên Review AZ là dành cho bạn!

Nước luộc vịt bao nhiêu calo?

Ngay sau khi luộc vịt, ngoài sử dụng thịt vịt làm thức ăn thì nhiều người đã tận dụng nước luộc vịt để chế biến nên nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau. Đơn giản nhất có thể kể đến là sự kết hợp hoàn hảo giữa nước luộc vịt và măng tươi, quả sấu, khoai tây, rau ngót, rau muống,… Phức tạp hơn một chút, người ta có thể nêm nếm thêm 1 chút gia vị để nấu bún, nấu miến, bánh canh, nấu cháo… Mỗi món ăn được chế biến từ nước luộc vịt đều rất thơm ngon và mang lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Không chỉ ở Việt Nam, nước luộc vịt cũng rất được “trọng dụng” tại một số quốc gia khu vực Châu Á. Bởi khi luộc thịt, các chất dinh dưỡng trong thịt vịt sẽ ít nhiều bị hòa tan với nước, do đó chính phần nước luộc vịt mới đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Vậy nước luộc vịt bao nhiêu calo? Theo nghiên cứu, trong 100ml nước luộc vịt có chứa khoảng 200 kcal và một số chất dinh dưỡng như protein, chất đạm, chất béo, vitamin (B1, B2, A, D, E) và một số chất khoáng thiết yếu cho cơ thể như sắt, canxi, photpho,…

Tuy nhiên, tùy thuộc vào khối lượng, kích thước và giống vịt khác nhau mà hàm lượng calo cũng như giá trị dinh dưỡng trong nước luộc vịt sẽ có sự chênh lệch đáng kể. Hiểu đơn giản, nước luộc vịt xiêm sẽ có hàm lượng calo khác với nước luộc vịt bầu, canh vịt nấu măng sẽ có hàm lượng calo khác với canh vịt om sấu… Bởi vậy, hàm lượng calo nêu trên chỉ mang tính tham khảo, để xác định chính xác nước luộc vịt bao nhiêu calo, các bạn cần nắm bắt khối lượng và giống vịt mà bạn sử dụng để chế biến.

Ăn nước luộc vịt có béo không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn nước luộc vịt có béo không còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và các chế biến của mỗi người. Ngoài ra, thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt, cơ địa của mỗi người cũng là những yếu tố quyết định tới vóc dáng và cân nặng của bạn.

Nếu chỉ xét theo hàm lượng calo có trong nước luộc vịt, dễ thấy chúng không quá cao so với mức năng lượng tối thiểu cần nạp vào cơ thể mỗi ngày là 2000 kcal/ người trưởng thành. Ngoài ra, nước luộc vịt cũng cung cấp cho cơ thể một số chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, gia tăng hương vị cho món ăn. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nước luộc vịt chứa hầu như là chất béo và chất đạm, những chất dinh dưỡng khác hàm lượng không đáng kể. Do đó, bạn cũng không nên sử dụng nước luộc vịt quá thường xuyên, ăn quá nhiều cùng lúc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, những người vừa ốm dậy, vừa sinh mổ hay thực hiện phẫu thuật không nên ăn nước luộc vịt. Bởi cả thịt vịt và nước luộc vịt đều có tính nóng, khi ăn có thể làm gia tăng thân nhiệt, ảnh hưởng tới vết thương. Thậm chí có thể gây mưng mủ, để lại sẹo kém thẩm mỹ.

Một số món ăn ngon từ nước luộc vịt

Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ nước luộc vịt tốt cho sức khỏe mà bạn đọc nên biết. Cụ thể như sau:

  • Nước luộc vịt nấu măng

Nguyên liệu cần có: măng tươi (nên chọn măng củ tươi, to đều nhau và không bị cong, vỏ măng không có đốm vàng để đảm bảo độ giòn), nước luộc vịt, nấm hương, gia vị, rau mùi.

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch nấm hương, ngâm nấm cho tới khi nấm nở đều. Rửa sạch hành lá, thái nhỏ rồi cho vào bát riêng.

Bước 2: Luộc măng để giảm bớt vị đắng (nếu dùng măng củ), đối với măng ngâm thì bạn chỉ cần thái lát sau đó luộc qua với nước 1 – 2 lần là được. Sau đó đem xào măng với gia vị, dầu ăn rồi múc ra bát riêng.

Bước 3: Đun nước luộc vịt với lửa vừa, sau đó thêm nấm hương vào để nồi canh thêm phần thơm ngon đậm vị. Tiếp theo, bạn cho thêm măng đã xào trước đó vào nồi nước luộc vịt. Đun sôi sau đó tắt bếp. Cuối cùng, bạn hãy cho hành lá và mùi tàu thái nhỏ vào bát tô, múc canh ra bát là có thể thưởng thức được.

  • Nước luộc vịt nấu khoai tây

Nguyên liệu cần có: nước luộc vịt, khoai tây (chọn củ khoai tây tươi, không bị sâu, không dập nát), hành lá, gia vị.

Cách chế biến:

Bước 1: Gọt sạch vỏ khoai tây, đem ngâm nước để nhựa khoai chảy bớt sau đó vớt ra rổ để ráo nước. Rửa sạch hành lá sau đó thái nhỏ.

Bước 2: đun sôi nước luộc vịt với lửa vừa, nước sôi thì thêm khoai vào nấu khoảng 15 – 20 phút. Thêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, kiểm tra khoai chín bở thì tắt bếp.

Bước 3: cho hành lá vào bát tô, sau đó múc canh khoai ra bát rồi thưởng thức là được.

Chỉ với vài bước cơ bản, bạn có thể chế biến nước luộc vịt thành rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng để chiêu đãi cả nhà rồi.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin xoay quanh câu hỏi nước luộc vịt bao nhiêu calo và ăn có béo không? Nếu còn những thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận của bài viết này. Review AZ cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Biên tập viên Nguyễn Phương Anh từng có thời gian học tập tại Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội, có trên 3 năm viết bài trong lĩnh vực dinh dưỡng, ăn uống, nấu ăn, ăn kiêng hỗ trợ giảm cân, ...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây