Lá trầu không chính là “vũ khí bí mật” được chị em sử dụng để vệ sinh vùng kín giúp kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Nhiều chị em thường thắc mắc ngày đèn đỏ có nên rửa bằng lá trầu không không? Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tìm hiểu về lá trầu không
Trầu không là loại cây thân leo rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam trong đời sống và thơ ca. Tên gọi khác của trầu không còn được gọi là trầu cau, thổ lâu đằng, trầu lương,… Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu, có tên khoa học là Piper betle, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu không mọc so le nhau có hình tim tròn, không cân xứng.
Đây là câu ưa ánh sáng và độ ẩm cao nên thường phát triển vào mùa mưa ẩm tháng 5 đến tháng 8. Lá trầu không có thể dùng để ăn, cúng gia tiên hoặc làm thuốc chữa một số bệnh lý.
Trong 100g lá trầu không có chứa 44 calo, 85.6g nước, 0.8g lipid, 3.1g protein, 2.3g chất xơ, 0.5g canxi, 0.007g sắt, 2.3g muối khoáng, 6.1g carb, 2.5mg vitamin A. Ngoài ra, lá trầu không còn chứa một số dưỡng chất khác như axit ascorbic, vitamin nhóm B, tinh dầu, caroten,…
Công dụng của lá trầu không
Cây trầu không được trồng rộng rãi nhiều nơi trên cả nước. Lá trầu không có vị cay nồng, mùi hơi hắc và tính ấm, được sử dụng làm nhiều bài thuốc có tác dụng:
+ Điều trị bệnh lý về răng miệng
Lá trầu không chứa nhiều chất chống oxy hóa và diệt khuẩn, có khả năng điều trị hôi miệng rất hiệu quả mà ít người biết đến. Các chất chống viêm trong lá trầu không có tính sát khuẩn cao, vì vậy mà có thể bảo vệ răng miệng chắc khỏe, hạn chế sâu răng, giúp giảm các chứng nhiệt miệng, chảy máu chân răng.
+ Tác dụng giảm đau
Từ xưa, lá trầu không đã được biết đến với tác dụng giảm đau tuyệt vời. Đặc biệt là các chứng đau đầu, đau do vết thương bầm tím, vết trầy hoặc sưng. Giã lá trầu không đắp lên vùng bị đau hoặc đun lấy nước uống có thể giảm các cơn đau nhanh chóng.
+ Chữa táo bón
Nhờ thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa cao mà lá trầu không giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Chính vì vậy, trầu không có tác dụng xoa dịu chứng táo bón hiệu quả. Chỉ cần nhai nát vài lá trầu không rồi nuốt lấy nước, bỏ bã khi bụng đói để chữa táo bón.
+ Khắc phục tình trạng khó tiêu
Trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, kích thích tuần hoàn trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Các chất thải được loại bỏ dễ dàng nhờ cơ vòng hoạt động, tác dụng kích thích của lá trầu không với cơ vòng, từ đó khắc phục chứng khó tiêu hiệu quả.
Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản khiến bạn luôn có cảm giác khó chịu trong hệ thống tiêu hóa, biểu hiện ợ nóng, khó nuốt, đau ngực,… Trong trường hợp này, lá trầu không chính là một trong những vị thuốc kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản bằng cách giữ cho tá tràng được bảo vệ trước sự tấn công của các chất động và gốc tự do gây hại. Từ đó giữ được lượng axit trong dạ dày ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi.
+ Điều trị một số bệnh phụ khoa
Sử dụng lá trầu không trong điều trị một số bệnh phụ khoa như ngứa, viêm nấm hiệu quả. Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có khả năng sát khuẩn và tiêu viêm rất tốt.
Thành phần tinh dầu trong lá trầu không thuộc nhóm hóa học khác nhau, có hoạt tính kháng sinh mạnh gây ức chế nhiều chủng vi khuẩn như cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ,… Nhờ đặc tính này mà nhiều chị em khi rửa vùng kín bằng lá trầu không hoặc xông hơi có thể chữa các vấn đề về viêm phụ khoa mà không lo tác dụng phụ.
+ Trị nấm
Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giản nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.
Ngày đèn đỏ có nên rửa bằng lá trầu không?
Với những công dụng tuyệt vời mà lá trầu không mang lại, nhiều chị em thắc mắc ngày đèn đỏ có nên rửa bằng lá trầu không hay không. Theo các chuyên gia, bác sĩ thì không nên dùng lá trầu không rửa vùng kín trong ngày đèn đỏ.
Mặc dù lá trầu không có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả, tuy nhiên trên thực tế lá trầu không chỉ kháng viêm trên bề mặt ngoài. Không có tác dụng điều trị từ bên trong. Đặc biệt, nhiều lá trầu không bị phun thuốc trừ sâu, khi sử dụng rửa vùng kín trong ngày đèn đỏ còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Lạm dụng rửa lá trầu không trong thời gian dài còn gây ra tình trạng khô ráp vùng kín.
Những bài thuốc điều trị viêm phụ khoa từ lá trầu không đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể. Nước lá trầu không chỉ có thể kháng khuẩn bề mặt chứ không thể điều trị bệnh lý viêm nhiễm từ bên trong. Chính vì vậy, khi sử dụng lá trầu không để vệ sinh vùng kín nhạy cảm của chị em trong ngày đèn đỏ có thể ảnh hưởng đến môi trường “cô bé” gây khô ráp, khó chịu.
Đối với những trường hợp chị em bị viêm nhiễm do viêm lộ tuyến hoặc các bệnh lý khác gây ra thì chị em cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý áp dụng các bài thuốc chữa dân gian để tự điều trị vì nếu điều trị không đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh lý trở nên nguy hiểm hơn, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phái nữ.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách trong ngày đèn đỏ là rất quan trọng để ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm nấm ngứa và các bệnh phụ khoa khác. Đặc biệt, nữ giới ở độ tuổi trưởng thành nên thăm khám phụ khoa ít nhất 6 tháng/ lần để kiểm tra sức khỏe và kịp thời phát hiện những vấn đề viêm nhiễm phụ khoa. Có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về phương pháp vệ sinh vùng kín đúng cách trong ngày đèn đỏ. Ngoài ra, nên giặt đồ lót thật sạch sẽ và lựa chọn các loại quần lót khô thoáng, không bó sát. Thay băng vệ sinh 3 đến 4 tiếng/ lần để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
NÊN XEM THÊM: Ngày đèn đỏ nên và không nên ăn trái cây gì?
Hướng dẫn vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ
Vệ sinh vùng kín trong kỳ kinh nguyệt rất quan trọng, nó có ảnh hưởng đến thể trạng và sức khỏe của nữ giới. Không phải ai cũng biết cách vệ sinh “cô bé” đúng cách, nhất là trong ngày đèn đỏ. hãy cùng tiếp tục theo dõi để có thể thực hiện đúng thao tác nhằm giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Trong ngày đèn đỏ, máu kinh có khả năng bị ứ đọng nhiều trong vùng chậu và các cơ quan sinh dục nữ. Chính điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh nhanh chóng trong máu kinh và gây viêm nhiễm.
Lượng máu kinh ra liên tục thường không đông mà đọng lại trong “cô bé” làm chị em cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và vùng kín luôn ẩm ướt. Khi đi tiểu hoặc đi vệ sinh có thể làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn vùng kín.
Chị em cần chú ý tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, vệ sinh vùng kín sạch sẽ 4 lần/ ngày, rửa tay sạch sẽ khi thay băng vệ sinh.
Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, được đảm bảo độ pH hoặc dùng nước ấm để rửa vùng kín. Không sử dụng các loại nước có khả năng gây nhiễm khuẩn hoặc các xà phòng, sữa tắm.
Không nên sử dụng vòi nước hoặc dòng nước mạnh để rửa “cô bé”. Không ngâm vùng kín trong bồn quá lâu. Sau khi đã rửa sạch cần dùng khăn riêng biệt để thấm khô vùng kín. Thực hiện vệ sinh vùng kín thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và thay băng vệ sinh.
Không thụt rửa, chỉ vệ sinh bên ngoài sạch sẽ. Trong ngày đèn đỏ, không nên quan hệ vì có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn, ngủ, nghỉ và làm việc nhẹ nhàng. Bạn nên sử dụng các loại quần quá rộng rãi thoáng mát, tránh những quần áo chật đặc biệt vào những ngày nóng bức.
Review AZ mong rằng, qua bài viết đã giúp bạn biết ngày đèn đỏ có nên rửa bằng lá trầu không hay không. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan hãy để lại bình luận tại bài viết.