Cùi dừa bao nhiêu calo?

0
286
Cùi dừa bao nhiêu calo

Cùi dừa là một món ăn được nhiều người yêu thích bởi hương vị giòn ngọt, béo bùi và hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, đối với những người đang có kế hoạch giảm cân thì họ lại quan tâm đến vấn đề cùi dừa bao nhiêu calo và ăn có béo không? Bài viết dưới dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này!

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA CÙI DỪA

Cùi dừa hay còn gọi là cơm dừa là phần thịt trắng bên trong quả dừa, tiếp xúc trực tiếp với phần nước dừa tươi. Với hương vị giòn ngọt, ngậy béo, cùi dừa thường được mọi người sử dụng để chế biến các món kẹo, bánh, mứt, kem, xôi, chè,… vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Trong cùi dừa tươi có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như: Protein, chất xơ, vitamin E, K, mangan, selen, đồng, photpho, kali, sắt và kẽm. Đặc biệt, các axit béo chuỗi trung bình có trong cùi dừa như: Axit caprylic, axit capric, axit lauric, axit oleic, axit linoleic,…sẽ được hấp thu trực tiếp tại ruột non và chuyển đến gan để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Do đó những axit béo này sẽ không tham gia vào quá trình vận chuyển và hình thành cholesterol.

KHÁM PHÁ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CÙI DỪA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Cùi dừa không chỉ ngon miệng mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho hệ tim mạch, não bộ, hệ tiêu hóa hay hệ miễn dịch của cơ thể:

  • Bảo vệ tim mạch khỏe mạnh

Thành phần axit lauric được tìm thấy trong cùi dừa đã được chứng minh có khả năng làm tăng lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

  • Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa

Trong cùi dừa có chứa nhiều axit béo nên có thể giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu như: Vitamin A, D, E, K. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào có trong cùi dừa có thể giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng, hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón.

  • Cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể

Trong cùi dừa có chứa selen và các chất chống oxy hóa, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm. Bên cạnh đó, các chất béo chuỗi trung bình có trong cùi dừa như: Axit lauric, axit capric, axit myristic,…có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ. Từ đó, có thể phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm như: Viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm đường tiết niệu,…

  • Tốt cho não bộ

Thành phần axit lauric chiếm đến hơn 50% tổng lượng axit béo có trong dầu dừa. Theo các nghiên cứu, loại axit béo này có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hoặc giảm chức năng não ở những người mắc bệnh Alzheimer.

CÙI DỪA BAO NHIÊU CALO VÀ ĂN CÓ BỊ BÉO KHÔNG?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần cùi dừa khá giàu năng lượng. Trong 100g cùi dừa cung cấp đến 354 calo cho cơ thể. Phần lớn lượng calo này đến từ chất béo và carbohydrate. Trong khi đó, mỗi ngày cơ thể cần nạp vào khoảng 2000 calo để duy trì các hoạt động thường ngày. Có thể thấy, lượng calo mà cùi dừa cung cấp là khá lớn so với nhu cầu năng lượng mà cơ thể cần.

Do đó, việc ăn cùi dừa thường xuyên hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì và các bệnh lý chuyển hóa khác. Ngoài ra, trong cùi dừa có chứa một lượng lớn chất xơ và chất béo, nên nếu tiêu thụ quá nhiều thì sẽ có thể gây đầy bụng, khó tiêu và tạo cảm giác khó chịu.

ĂN CÙI DỪA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ TĂNG CÂN?

Để hạn chế nguy cơ tăng cân từ việc ăn cùi dừa, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi sử dụng loại thực phẩm này:

  • Chỉ nên dùng cùi dừa khoảng 1 – 2 lần/ tuần, mỗi lần chỉ nên tiêu thụ khoảng 80g.
  • Những người đang bị tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch,…không nên ăn cùi dừa để tránh khiến bệnh tiến triển nặng.
  • Khi chế biến các món ăn từ cùi dừa, các bạn nên hạn chế bỏ thêm đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng thay thế để làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
  • Nên ăn cùi dừa vào buổi sáng và buổi trưa. Không nên ăn vào buổi tối bởi đây là thời điểm cơ thể ít vận động, quá trình tiêu hóa diễn ra chậm lại. Trong khi đó, cùi dừa có chứa nhiều chất xơ và chất béo, nếu các bạn ăn vào buổi tối thì sẽ rất dễ bị tăng cân, đầy bụng và khó tiêu.
  • Kết hợp tập thể dục thể thao đều đặn để thúc đẩy cơ thể đốt cháy nhiều calo, giúp việc giảm cân đạt hiệu quả.

GỢI Ý MỘT SỐ MÓN ĂN TỪ CÙI DỪA THƠM NGON, GIÚP GIẢM CÂN “ THẦN TỐC”

Dưới đây là cách chế biến một số món ăn giảm cân từ cùi dừa thơm ngon, rất dễ thực hiện:

  • Cùi dừa kho tiêu

Nguyên liệu làm dừa kho tiêu:

Cùi dừa: 200 gr

Hành tím: 3 củ

Ớt: 1 trái

Dầu ăn: 1 ít

Nước mắm chay: 2 muỗng canh

Hạt nêm chay: 1 muỗng cà phê

Tương ớt, hạt tiêu xay, đường

 Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Phần cùi dừa các bạn đem đi thái sợi dày khoảng 1/2 đốt tay.

Hành tím bóc sạch vỏ và ớt thái lát mỏng.

Bước 2: Kho dừa

Cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng thì cho 1 muỗng canh đường vào và thắng đường cho đến khi đường chuyển màu cánh gián là được.

Sau đó, các bạn cho một ít hành tím, một ít ớt, 2 muỗng canh nước mắm chay, 1 muỗng cà phê hạt nêm chay, 2 muỗng cà phê đường cùng với 1 ít tiêu xay và tương ớt. Sau đó, đảo đều cho đến khi các gia vị tan hết.

Tiếp theo, các bạn cho cùi dừa vào kho ở mức lửa nhỏ, rồi đảo đều trong khoảng 3 – 5 phút là có thể tắt bếp.

Thành phẩm:

Cùi dừa kho sau khi hoàn thành có màu vàng nâu cánh gián trông rất đẹp mắt. Khi ăn vào có vị ngậy béo, mặn, ngọt hòa cùng với vị cay nồng của ớt và tiêu. Món ăn này dùng với cơm trắng sẽ rất ngon.

  • Tôm rang cùi dừa

Tôm rang cùi dừa là một món ăn thơm ngon, dễ ăn, giúp bổ sung thêm chất đạm, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Từ đó, có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cả việc giảm cân của bạn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

300g tôm tươi

150g cùi dừa

100g hành lá

1 củ hành tím

Dầu ăn

5g dầu gấc

Các gia vị thông dụng như: Hạt nêm, nước mắm, đường vàng…

Cách thực hiện:

+ Tôm sau khi mua về đem rửa sạch, rút chỉ đen ở lưng và cắt bỏ râu để dễ ăn hơn.

+ Ướp tôm cùng với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh đường vàng và 5g dầu gấc.

+ Làm sạch cùi dừa rồi cắt thành những thanh dài vừa ăn.

+ Ướp cùi dừa cùng với với 1 muỗng cà phê hạt nêm.

+ Hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng.

+ Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn và hành tím vào phi thơm. Sau đó, cho tôm vào đảo đều.

+ Khi thịt tôm săn lại và chuyển sang màu đỏ thì các bạn cho thêm cùi dừa cùng với một muỗng canh nước mắm vào đảo đều. Các bạn có thể đổ thêm một ít nước lọc hoặc nước dừa vào rang chung để tôm chín kỹ hơn.

+ Sau đó, tắt bếp và bày thức ăn ra đĩa cùng với ít hành lá cắt nhỏ. Các bạn có thể dùng món tôm rang cùi dừa cùng với cơm trắng sẽ rất phù hợp.

NÊN THAM KHẢO THÊM:

Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn: Cùi dừa bao nhiêu calo và ăn có béo không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [mục bình luận cuối bài].

Học Tập : CỬ NHÂN KHOA VĂN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả học tập: 3.29 Kinh Nghiệm Làm Việc: DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KHÁC 01/2017 - 02/2019 Nhân viên Truyền thông - Viết bài truyền thông cho doanh nghiệp trên trang fanpage. Hỗ trợ sự kiện cho doanh nghiệp BÁO LAO ĐỘNG 04/2018 - 09/2018 Thực tập sinh ban Thời sự - Biên tập và dịch các tin bài quốc tế. Bên cạnh đó còn viết các bài về mảng giáo dục CÔNG TY THỜI TRANG EMSPO 9/2018 - 1/2019 Thực tập sinh truyền thông nội bộ - Xây dựng kịch bản truyền thông nội bộ cho công ty (Thu âm và phát thanh radio hàng ngày) - Tô chức sự kiện cho công ty (sinh nhật cán bộ công nhân viên) CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC CẦU VỒNG 10/2019 - 4/2020 Biên tập viên - Xây dựng và lên nội dung ý tưởng ấn phẩm tạp chí cho công ty. - Viết bài theo nội dung đã lên sẵn Hoạt Động CHƯƠNG TRÌNH MOTTAINAI - BÁO PHỤ NỮ 8/2018 - 10/2018 Thành viên ban Truyền thông - Viết bài truyền thông trên fanpage - Tham gia hỗ trợ ngày hội chính CTV TRAVEL MAG 8/2018 - 10/2018 CTV Tin tức + Kinh doanh + Giải trí - Viết bài

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây