Có thai đau bụng bên nào? Đau bụng dưới, bên trái, bên phải, …

0
7085
Có thai đau bụng bên nào

Tình trạng đau bụng không hiếm gặp ở bất kỳ phụ nữ nào, kể cả những phụ nữ mang thai. Vậy nguyên nhân dẫn tới đau bụng khi có thai là gì? Có thai đau bụng bên nào? Có thai đau bụng có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất không ảnh hưởng tới em bé? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung bài viết sau đây trên Review AZ.

Hiện tượng đau bụng khi mang thai có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi mang thai. Đặc biệt thường gặp ở thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai.

Từ lúc mang thai cho tới khi em bé chào đời, bụng mẹ bầu sẽ trải qua nhiều sự thay đổi. Tử cung lớn dần trong suốt 9 tháng thai kỳ, bắt buộc tử cung và bụng mẹ phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của bào thai.

Mỗi thai kỳ đối với mỗi chị em phụ nữ là một trải nghiệm khác biệt, thi thoảng mẹ nhận thấy đau bụng và nặng bụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, nó có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng có thể đang cảnh báo tình trạng nghiêm trọng mà các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.

Có thai đau bụng bên nào?

Chuyên gia cho biết: tùy vào nguyên nhân mà có thai có thể đau bụng dưới, đau bụng bên trái hoặc bên phải.  Biểu hiện đau bụng do có thai thường là dấu hiệu đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên trái hoặc phải, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi,… chủ yếu xuất hiện trong thời kỳ đầu  mang thai – báo hiệu tình trạng thai đang làm tổ trong buồng tử cung. Ngoài ra, trong những tuần đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm thấy bụng dưới của mình có cảm giác tưng tức.Bà bầu cũng có thể đau bụng khi mang thai tuần đầu nếu bị ốm nghén và nôn ọe nhiều.

Tuy nhiên,  có thai đau bụng bên nào không phải là dấu hiệu điển hình nhận biết có thai. Đặc biệt chị em cần phân biệt được dấu hiệu đau đau bụng khi mang thai và biểu hiện đau bụng khi sắp tới chu kỳ kinh nguyệt.

Đối với tình trạng đau bụng kinh, bệnh nhân chủ yếu xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ và liên tục, cơn đau co thắt vùng bụng dưới; đau bụng kinh thường bắt đầu từ khoảng 1-4 ngày trước khi xuất hiện có kinh. Sau khi có kinh khoảng 1-2 ngày, cơn đau bụng sẽ giảm dần.

Những người bị đau bụng kinh có thể có biểu hiện đau lan ra lưng dưới, đau lan xuống đùi, chân; chị em cảm thấy áp lực trong bụng dưới, cảm giác căng chướng. Ngoài ra, có những chị em còn có dấu hiệu bị chuột rút bụng dưới khoảng 24-48h trước khi có kinh nguyệt và cơn đau bụng có thể kết thúc khi kỳ kinh kết thúc.

Ngoài dấu hiệu đau bụng dưới, khi có thai, chị em có thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

–         Buồn nôn hoặc nôn, đây là dấu hiệu của tình trạng ốm nghén; chị em nhạy cảm với mùi vị thức ăn. Có những món đồ ăn trước đây hoàn toàn có thể ăn được nhưng đột nhiên vào thời điểm nào đó không ăn nổi đồ ăn quen thuộc, thậm chí nôn ói.

–         Chị em cảm thấy ngực bị cương lên, quầy vú sẫm màu, đầy và tròn hơn bình thường. Dấu hiệu này có thể cho thấy chị em đang mang thai.

–         Cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần do áp lực của tử cung ép xuống bàng quang bên dưới.

–         Máu báo thai, máu có màu hồng, ra ít;  kèm theo đau bụng âm ỉ. Dấu hiệu này chỉ xuất hiện một vài ngày rồi kết thúc. Tình trạng này xuất hiện do thai làm tổ trong tử cung gây nên.

–         Cơ thể mệt mỏi, dễ hụt hơi, cảm giác khó chịu mặc dù không làm việc nặng nhọc.

–         Biểu hiện chậm kinh, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, nóng tính hơn, mẫn cảm hơn,…là dấu hiệu sớm mang thai.

–         Thử thai hai vạch, nếu như có những dấu hiệu nêu trên hoặc chị em nhận thấy chậm kinh 5-7 ngày, có thể test bằng que thử thai, nếu que lên 2 vạch có nghĩa chị em đã mang thai.

Đau bụng khi có thai có đáng lo hay không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết: tình trạng đau bụng khi mang thai có thể xuất hiện là biểu hiện sinh lý, không đáng lo ngại nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh bảo tình trạng nguy hiểm mà chị em không thể xem thường.

–         Nguyên nhân sinh lý gây đau bụng khi có thai

Do táo bón: khi mang thai, cho dù là ở thời điểm nào, mẹ bầu thường có tâm lý ăn cho hai người. Tuy nhiên, đây là điều hết sức sai lầm, bởi khi mang thai, bạn chỉ cần ăn cho chính bạn tuy nhiên với chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng hơn.  Nếu như chế độ khẩu phần ăn của mẹ chưa hợp lý, tình trạng táo bón sẽ dễ diễn ra thường xuyên. Dấu hiệu này là một trong những nguyên nhân khiến mẹ thường xuyên đau bụng dưới khi mang thai.

Mặt khác, việc mẹ bị táo bón khi mang thai không hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn có thể do áp lực đè ép liên tục của tử cung lên thành ruột của mẹ gây nên. Bên cạnh đó, nồng độ progesterone trong cơ thể mẹ tăng lên làm giảm nhu động ruột .Điều này vô tình khiến thức ăn đi qua đường tiêu hóa thường chậm hơn so với bình thường. Tất cả những yếu tố trên sẽ khiến mẹ cảm thấy phần bụng dưới bị đau và khó chịu.

Do thai làm tổ: trong thời gian đầu mang thai, khi thai di chuyển vào tử cung tìm chỗ bám có thể dẫn tới tình trạng đau bụng dưới xuất hiện âm ỉ. Tình trạng này có thể xuất hiện vào khoảng thời gian đầu thai kỳ.

Cơ thể mẹ tích mỡ thừa: Việc  mẹ bầu tăng cân quá mức khi mang thai là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi về hình dáng cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy đau căng tức vùng bụng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ hai, cơ thể bạn sẽ có dấu hiệu tích tụ mỡ thừa, bắt đầu ở bụng và sau đó là đến đùi. Do đó, hiện tượng tích mỡ thừa xảy ra sớm trong thai kỳ có thể là nguyên nhân gây đau bụng.

Bụng căng quá mức trong thai kỳ: tình trạng này thường xuất hiện vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Đau bụng có thể kèm theo căng chướng khó chịu. Và để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn.

–         Nhóm nguyên nhân bệnh lý

Tình trạng đau bụng nếu xuất hiện kéo dài, kèm theo tình trạng đau đớn khó chịu có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý  mà mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan, cụ thể như sau:

Dọa sảy thai: nếu mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng khó chịu, đặc biệt là đau bụng dưới, có thể cảnh báo tình trạng dọa sảy thai nguy hiểm. Tình trạng dọa sảy thai đi kèm với triệu chứng ra máu âm đạo. Lúc này chị em cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và khắc phục càng sớm càng tốt.

Thai lưu: thường gặp trong thời điểm 3 tháng đầu mang thai. Khi bị thai lưu, mẹ bầu có thể xuất hiện dấu hiệu đau bụng dưới vô cùng khó chịu, có thể kèm theo ra máu âm đạo.

Thai ngoài tử cung: đau bụng khi mang thai có thể cảnh báo triệu chứng thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm. Khi trứng và tinh trùng đã thụ thai thành công nhưng không di chuyển vào tử cung làm tổ, thường nằm ở vòi trứng. Lúc này, khi thai nhi phát triển, mẹ có thể bắt đầu xuất hiện tình trạng đau bụng dưới, thường là đau dữ dội vô cùng khó chịu, xét nghiệm beta HCG trên 1500 nhưng siêu âm chưa thấy thai trong tử cung. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán xác định. Từ đó có hướng xử trí kịp thời để tránh nguy hiểm tới tính mạng của mẹ.

Viêm nhiễm phụ khoa: nếu mẹ bầu mang thai mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa tại âm hộ, âm đạo sẽ có thể xuất hiện dấu hiệu đau bụng dưới. Những triệu chứng kèm theo như: đau rát, ngứa ngáy vùng kín, khí hư bất thường mùi hôi xuất hiện. Mắc bệnh phụ nữ mang thai cần sớm thăm khám và điều trị, tránh biến nhiễm trùng ối gây sảy thai, sinh non….

Do vậy, vấn đề thăm khám và khắc phục đau bụng khi mang thai cần phải tiến hành càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng không đáng có.

Khắc phục đau bụng khi mang thai như thế nào?

Nếu như bạn có dấu hiệu đau bụng khi mang thai, cần thực hiện một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

–         Bạn nên di chuyển nhẹ nhàng hoặc có thể tập một số bài tập thể dục, tập yoga giảm đau.

–         Tắm nước ấm giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, hiệu quả giảm đau bụng.

–         Uống nhiều nước, đủ 2 lít mỗi ngày, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nếu đau bụng khi mang thai xuất hiện.

–         Nằm nghiêng trái, kê gối, có thể giúp giảm đau bụng hiệu quả.

Trong trường hợp nếu mẹ bầu thấy đau bụng kéo dài, dai dẳng, đau dữ dội; kèm theo chảy máu âm đạo, choáng, ngất, khó chịu khi đi tiểu,…thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám thai, kiểm tra sức khỏe xác định nguyên nhân đồng thời khắc phục kịp thời.

NÊN XEM THÊM:

Mọi thắc mắc về chủ đề có thai đau bụng bên nào, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Tốt nghiệp Trung cấp y, trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa (2010-2012)- chuyên ngành y sỹ đa khoa. Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền (2012-2016) chuyên ngành xã hội học. Với 5 năm viết bài chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây