Có bầu nên siêu âm bao nhiêu lần?

0
702
Có bầu nên siêu âm bao nhiêu lần

Có bầu nên siêu âm bao nhiêu lần? Mang thai là thiên chức của người phụ nữ, tất cả sự thay đổi trong suốt quá trình thai kỳ đều trở thành nỗi lo đối với bà bầu. Đặc biệt, chuyên gia khuyến cáo khi mang thai mẹ cần phải thăm khám thai định kỳ, đầy đủ để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nguyễn Thị Luyện- CKII- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, có thời gian dài công tác tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, hiện nay bác sĩ được mời về công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Siêu âm  là gì? Siêu âm biết được những chỉ số nào?

Siêu âm thai là kỹ thuật hiện đại dùng trong y khoa, theo đó, thiết bị sóng âm có tần số cao can thiệp với mục đích xây dựng và tái tạo hình ảnh cấu trúc bên trong của cơ thể mẹ bầu. Thiết bị đầu dò phát ra sóng siêu âm truyền qua cơ thể sau đó phản xạ lại và chuyển đổi thành hình ảnh được hiển thị trên màn hình, qua đó ghi lại những hình ảnh của thai khi nằm trong bụng mẹ.

Cho đến nay, khám và siêu âm thai gần như bắt buộc đối với phụ nữ mang thai. Thoe nhiều nghiên cứu, nếu mẹ mang thai tuân thủ lịch khám, siêu âm thai thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của thai nhi xuống gấp 3 lần so với những mẹ bầu không khám thai. Siêu âm thai sẽ giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của bé qua từng giai đoạn phát triển với những lợi ích cụ thể như sau:

–         Siêu âm thai giúp xác nhận thai đã vào tử cung  chưa, có phát triển bình thường tương xứng với tuổi thai hay không.

–         Xác định chính xác tuổi thai, ngày dự sinh, số lượng thai (thai một, thai đôi, đa thai).

–         Siêu âm thai giúp phát hiện sớm các bệnh di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính.

–         Kiểm tra số lượng và chất lượng nước ối, nhau thai.

–         Đánh giá sự phát triển của thai nhi qua từng mốc thời kỳ (cân nặng, ngôi thai, chiều dài của thai qua các tuần tuổi…)

–         Phát hiện các dị tật bẩm sinh,  các bệnh down, hở hàm ếch,…từ đó bác sĩ có hướng ngăn chặn kịp thời.

–         Giúp đánh giá chính xác các cơ quan phần phụ của người mẹ, xác định những bất thường ở tử cung, buồng trứng hay không.

–         Đặc biệt siêu âm thai sẽ giúp mẹ bầu có thể nhìn thấy hình ảnh của bé qua màn hình siêu, trở thành sợi dây gắn kết tình cảm của mẹ và bé.

Các phương pháp siêu âm phổ biến hiện nay

Thực hiện siêu âm thai không quá phức tạp, nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho thai phụ. Theo đó, mẹ bầu sẽ cần nằm trên giường mềm, kéo áo hở bụng. Bác sĩ sẽ xoa lớp gel mỏng lên vùng bụng (chất dẫn truyền sóng siêu âm giúp loại bỏ bọt khí giữa đầu dò siêu âm và cơ thể thai phụ).

Như vậy, sóng siêu âm sẽ lại giúp đưa ra được hình ảnh và thông số chính xác. Máy tính sẽ có nhiệm vụ dịch kết quả âm thanh thành hình ảnh, bạn sẽ nhìn thấy được thai nhi qua màn hình siêu âm. Về cơ bản quá trình siêu âm thai chỉ mất khoảng 10-15 phút. Tuy nhiên đối với các kỹ thuật siêu âm phức tạp, chi tiết, cần tầm soát dị tật…bác sĩ siêu âm cần phải sử dụng đến các thiết bị và kỹ thuật chẩn đoán phức tạp hơn và việc siêu âm cần phải kéo dài khoảng hơn 30 phút.

Hiện nay có siêu âm thai qua ngả âm đạo, siêu âm 2D, 3D, 4D hoặc diêu âm Doppler màu. Cụ thể:

–         Siêu âm qua ngả âm đạo: bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị siêu âm đầu dò quan sát tử cung, phần phụ, theo dõi thai. Thông thường siêu âm qua ngả âm đạo được thực hiện khi mẹ nghi ngờ có thai hoặc mới mang thai.

–         Siêu âm 2D: là siêu âm thai 2 chiều cho hình ảnh có màu trắng đen giúp bác sĩ biết được thông số chi tiết về thai nhi, quan sát những chuyển động bên trong cơ thể của em bé trong bụng mẹ, phương pháp siêu âm này đã được áp dụng từ rất lâu.

–         ­siêu âm 3D: là hình thức siêu âm thai hiện đại hơn 2D, với hình ảnh siêu âm 3 chiều cho hình ảnh sắc nét và chân thực hơn qua những thước phim chuyển động trên màn hình siêu âm.

–         Siêu âm 4D: là hình thức siêu âm hiện đại, tiên tiến gồm 3 chiều không gian và một chiều thời gian. Hiện nay y học đang áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, kỹ thuật này thường được áp dụng đối với tuổi thai lớn hơn ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

–         Siêu âm Doppler: là phương pháp siêu âm sử dụng hiệu ứng doppler với các sóng âm được phát ra tới bộ phận cơ thể cần được thăm khám và sau đó sẽ thu hồi lại để phân tích sự công bố và vận tốc chuyển động của các bộ phận được kiểm tra. Siêu âm Doppler giúp kiểm tra chức năng và hoạt động của tim, kiểm tra sự chuyển động của các tĩnh mạch, các bệnh ở ở vùng bụng, thận….

Có bầu nên siêu âm bao nhiêu lần?

Đối với phụ nữ mang thai, thông thường từ khi thăm khám thai lần đầu bác sĩ sẽ có sổ khám thai dành riêng cho bà bầu đi kèm với các mốc khám thai, mẹ bầu chỉ cần thực hiện thăm khám, siêu âm thai theo lịch hẹn của bác sĩ. Thông thường mẹ cần siêu âm thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối với một số mốc quan trọng sau đây:

Mốc 1: thai 5- thai 6 tuần

Thông thường sau khi trễ kinh 1 tuần, mẹ thử que thử thai 2 vạch đã có thể khám và siêu âm thai lần đầu. Tương đương với thai khoảng 5-6 tuần tuổi. Lần khám đầu tiên chủ yếu xác định bạn mang thai có chính xác hay không, thai vào tử cung chưa, dự tính ngày sinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thăm khám và xét nghiệm nhằm mục đích đánh giá chung tình trạng sức khỏe của người mẹ, từ đó sớm phát hiện một vài bệnh lý liên quan, tư vấn cách chăm sóc sức khỏe; bổ sung các loại vitamin khi mang thai một cách tốt nhất. Đối với mốc khám thai này, mẹ có thể được chỉ định siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo.

Mốc 2: Thai 11-14 tuần

Mốc khám thai lần này hầu như mẹ không được bỏ qua. Theo đó, mẹ sẽ biết được nhịp tim thai, và các chỉ số về trọng lượng, kích thước túi ối. Mốc khám thai, siêu âm lần này vô cùng quan trọng giúp mẹ có thể tầm soát được dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Khám thai lần này bác sĩ sẽ đo được độ mờ da gáy, phát hiện sớm các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v…

Mốc 3: Thai 16 tuần

Siêu âm thai giúp theo dõi quá trình phát triển của bé, tiếp tục theo dõi trọng lượng thai, vị trí thai, tình trạng phát triển của thai. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Thời điểm này thích hợp đi khám, siêu âm thai, thực hiện xét nghiệm tầm soát dị tật bẩm sinh mà ở lần khám thai trước chưa thực hiện đầy đủ; thực hiện xét nghiệm Triple test (hay còn gọi là xét nghiệm bộ ba quan trọng đối với phụ nữ mang thai), là loại xét nghiệm tầm soát để tìm hiểu một số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi.

Mốc 4: Thai 22-23 tuần

Trong mốc khám thai, siêu âm thai lần này cần áp dụng kỹ thuật siêu âm 4D hiện đại theo dõi cử động của thai nhi. Tiếp tục kiểm tra và phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi; kiểm tra dị tật về sứt môi, dị dạng ở cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là các bất thường về tim mạch và hệ xương để từ đó có can thiệp kịp thời.

Mốc 5: Thai 26 tuần

Mốc khám thai này về cơ bản mẹ đã tầm soát hết các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mẹ sẽ siêu âm thai để biết được tình trạng phát triển của em bé có tương xứng với tuổi thai hay không; theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bánh nhau….

Mốc 6: Thai 31-32 tuần

Tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai, trọng lượng thai, ngôi thai, nước ối. Phát hiện những bất thường tại tim mạch, động mạch, những bất thường ở não,… đồng thời tiên lượng cho cuộc đẻ sắp tới.

Lần 7: Thai 36 tuần

Theo dõi sự phát triển của thai nhi, ngôi thai, tình trạng nước ối. Thời điểm này bác sĩ có thể chỉ định mẹ cần được siêu âm màu sẽ được thực hiện nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung,..

Lần 8: Thai 37 tuần

Mốc này có nhiều mẹ đã sinh, qua đó mỗi tuần cần thăm khám thai và siêu âm thai 1 lần để chuẩn bị thật tốt cho quá trình sinh nở, phòng tránh những rủi ro không đáng có.

Chú ý: đối với mỗi thai kỳ với những dấu hiệu bất thường cần phải thăm khám, siêu âm thai nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối.

NÊN XEM THÊM:

Nếu bạn còn có thắc mắc về chủ đề có bầu nên siêu âm bao nhiêu lần, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY để được giải đáp miễn phí trên Review AZ.

Tốt nghiệp Trung cấp y, trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa (2010-2012)- chuyên ngành y sỹ đa khoa. Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền (2012-2016) chuyên ngành xã hội học. Với 5 năm viết bài chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây