Dấu hiệu giảm cân hoặc tăng cân được xác định là phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ dinh dưỡng của từng mẹ bầu trong thai kỳ. Vậy theo chuyên gia y tế, có bầu lên bao nhiêu kg là đủ? Những lưu ý cần biết để có cân nặng lý tưởng khi mang thai là gì? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong bài viết sau đây của Review AZ.
Mang thai là một chặng đường dài, phụ nữ mang thai cần phải chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý nhằm đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh. Trong số hàng trăm vấn đề cần lưu ý khi mang thai thì cân nặng thời gian mang thai thay đổi như thế nào cũng vô cùng quan trọng đảm bảo mẹ khỏe, con khỏe, cân nặng cân bằng lý tưởng nhất.
Mục Lục
Có bầu lên bao nhiêu kg là đủ?
Theo chuyên gia với thắc mắc có bầu lên bao nhiêu kg là đủ, sự tăng cân ở mỗi bà bầu như thế nào là đủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chiều cao của mẹ bầu, cân nặng lúc chưa mang thai, cân nặng thai nhi, nhau thai; tình trạng nước ối, thể tích máu gia tăng, mỡ tăng, mô và dịch cơ thể tăng,…
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI ( Body mass index) của người mẹ trước khi mang thai. Công thức tính BMI được tiến hành như sau:
Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)
Ví dụ: Nếu người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): thì mức cân nặng đủ cho mẹ là 10 – 12 kg, cụ thể như sau:
- Trong thời gian 3 tháng đầu ( tam cá nguyệt thứ nhất): mẹ nên tăng 1 kg
- Trong thời gian 3 tháng giữa thai kỳ ( tam cá nguyệt thứ hai): mẹ bầu nên tăng 4 – 5 kg
- Trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ ( tam cá nguyệt thứ ba): mẹ bầu nên tăng 5 – 6 kg
Nếu người mẹ nhẹ cân (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai. Như vậy trọng lượng cơ thể lý tưởng khi mang thai thông thường là 12,7 – 18,3 kg.
Nếu trước khi mang thai mẹ bầu đã bị thừa cân, béo phì (BMI từ 25 trở lên): mức tăng cân lý tưởng chỉ dao động khoảng 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường chỉ nên tăng số cân là 7-11,3 kg.
Những trường hợp mẹ bầu mang thai đôi thì cân nặng lý tưởng nên tăng khoảng 16-20,5 kg.
Kết luận: như vậy qua thông tin trên, mẹ bầu đã biết rõ nên tăng cân như thế nào là hợp lý trong thời gian mang thai rồi phải không nào. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải chú ý trong quá trình kiểm soát cân nặng của mình. Bởi thực tế cho thấy rằng, sự tăng cân ở nhiều bà bầu hoàn toàn khó kiểm soát dẫn tới tâm lý hoang mang, lo sợ.
Một số lưu ý:
+ Đối với những mẹ mang thai thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, cân nặng ít có sự biến động. Thậm chí rất nhiều mẹ không tăng cân mà giảm cân. Lý do bởi thời kỳ đầu mẹ trải qua quá trình ốm nghén, thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn….đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường của cơ thể. Nhưng cũng vì lý do này mà cân nặng mẹ bầu giảm sút. Bên cạnh đó khi mới mang thai, em bé quá nhỏ, chưa làm thay đổi kích thước tử cung. Do vậy vấn đề tăng cân thời điểm này chỉ dao động khoảng 1kg là ổn.
+ Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi tháng chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên tăng khoảng 2kg là hợp lý. Nếu mẹ tăng ít hơn 1 kg hoặc tăng quá 3 kg thì nên tham vấn ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ.
+ Để có mức tăng cân hợp lý nhất trong thời điểm mang thai thì thai phụ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi, làm việc cân bằng. Trong suốt thai kỳ bình thường, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000 Calo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285 Calo. Do vậy, mẹ phải có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng đầy đủ nguồn vitamin và các khoáng chất để đạt được cân nặng lý tưởng nhất.
Mẹ bầu tăng cân quá mức có sao không?
Như đã trình bày nêu trên, không phải mẹ bầu nào cũng đạt được mức cân nặng lý tưởng khi mang thai. Trên thực tế có nhiều mẹ bầu bị tăng cân mất kiểm soát khiến các mẹ vô cùng hoang mang, lo sợ.
Theo chuyên gia, tăng cân ở bà bầu được đánh giá qua hai việc: bản thân người mẹ tăng bao nhiêu kg, tăng cân nhiều vào thời điểm nào của thai kỳ và con tăng bao nhiêu kg. Một bà bầu có thể coi là tăng cân bình thường nếu cơ thể tăng thêm khoảng 3kg trong thời gian mang bầu, tập trung vào một số vị trí như: phần bắp đùi, hông, mông và cánh tay,…Đây chính là hình thức dự trữ năng lượng của bà bầu, thuận lợi cho việc cho con bú sau này…
Nguyên nhân dẫn tới tăng cân thời điểm mang thai thường là do: quan niệm mẹ bầu khi mang thai là ăn cho 2 người, muốn con khỏe cần ăn nhiều, đa dạng dưỡng chất…chính điều này dẫn tới cân nặng mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ đầu mang thai, nếu mẹ tăng cân nhiều có thể do sự thay đổi bên trong cơ thể. Do mẹ phải tạo ra nhiều mái để nuôi dưỡng thai nhi đồng thời cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng để bào thai có thể phát triển bình thường.
Chuyên gia khuyến cáo, nếu như mẹ bầu tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sinh mổ…Do vậy mẹ cần chú ý hơn nữa, nên tham vấn ý kiến bác sĩ để cân bằng chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.
Trường hợp có bầu tăng cân quá ít
Bên cạnh những trường hợp mẹ bầu tăng cân quá nhiều thì có không ít mẹ bầu lo lắng vì tăng cân quá ít trong thai kỳ. Theo chuyên gia, hiện tượng này thường xảy ra vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Khi mẹ gặp phải triệu chứng ốm nghén, có những mẹ chỉ cần ăn là ói…điều này khiến cơ thể không thể đủ dưỡng chất cho mẹ một sức khỏe tốt, dẫn tới giảm cân trầm trọng.
Bên cạnh đó, có những mẹ tăng cân quá ít trong thai kỳ. Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng chưa thực sự hợp lý, ăn uống thiếu thốn, không đủ chất, nguồn dưỡng chất không đa dạng…chưa đáp ứng đủ cho mẹ. Thậm chí có những mẹ trong thời gian mang thai thường xuyên làm việc quá sức, làm việc quá nhiều, ít có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn…cũng là một trong những yếu tố khiến cân nặng chậm tăng.
Mẹ nếu như thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, tâm lý không ổn định có thể khiến việc hấp thu dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn. Dẫn tới vấn đề tăng cân quá ít.
Ngoài ra, nếu như mẹ bầu có bệnh nền, bệnh nội khoa, dạ dày, tiêu hóa….thì khi mang thai việc tăng cân cũng khó khăn hơn so với những phụ nữ bình thường. Một lý do khác do cơ địa từng mẹ cũng có thể ảnh hưởng tới vấn đề cân nặng khi mang thai.
Theo chuyên gia, những mẹ tăng cân quá ít trong thai kỳ sẽ không đảm bảo được dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, thai dễ bị chậm phát triển. Thậm chí thai bẩm sinh do mẹ không nạp đủ dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ.
Đặc biệt, có bầu nhưng tăng cân ít còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao của em bé, não bộ của em bé ngay từ khi nằm trong bụng mẹ. Thậm chí, nhiều nguồn tin chứng minh rằng, trong quá trình mang thai, mẹ tăng cân quá ít có thể dẫn tới chuyển dạ sớm, trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, suy hô hấp, chậm phát triển…
Do vậy, nếu mẹ tăng quá ít cân trong thời điểm mang thai, khuyến cáo mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.
Làm thế nào để tăng cân vừa đủ trong thai kỳ?
Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện- CKII- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết: Để tăng cân đúng chuẩn trong thai kỳ, tránh tình trạng thừa cân hay thiếu cân quá mức, mẹ bầu cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hoạt động thể thao cũng như giữ tâm lý thoải mái nhất, cụ thể như sau:
– Chế độ dinh dưỡng: trong khẩu phần ăn của bà bầu cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm là nhóm chất bột (gạo, mì, ngô, khoai, sắn…); nhóm đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…); nhóm chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc…); vitamin đầy đủ; các loại dưỡng chất khoáng và chất xơ (rau xanh, quả chín). Không dùng thực phẩm ăn kiêng gây kích thích ruột dẫn tới tiêu chảy, tránh dùng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ đã sơ chế nhiều lần sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ nên tránh ăn đồ tái, sống, cần ăn chín, uống sôi.
– Hoạt động thể chất: nhiều mẹ trong thai kỳ không vận động, điều này không tốt khi mang thai. Mẹ chú ý nên vận động thể chất nhẹ nhàng mỗi ngày. Có thể đi bộ hoặc tập yoga khoảng 20-30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với những mẹ có dấu hiệu dọa sảy hoặc tụ dịch màng nuôi thì nên tránh vận động. Tốt nhất mẹ bầu cần lưu ý xin tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập thể dục.
– Tránh căng thẳng, stress: trong thời điểm mang thai, cơ thể mẹ hết sức nhạy cảm. Vì thế, nên tránh lo âu, suy nghĩ căng thẳng, nên giữ tâm trạng thoải mái trong suốt thai kỳ để đảm bảo có một sức khỏe và tinh thần tốt nhất giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
– Ngủ đủ giấc: nhiều mẹ thường xuyên mất ngủ khi mang thai, điều này không tốt. Do đó, mẹ nên tập thói quen ngủ đủ giấc ít nhất 8-9 tiếng mỗi ngày.
– Uống đủ nước: Nước đóng vai trò như một phương tiện vận chuyển quan trọng cho sự sống của thai nhi, hỗ trợ hoạt động bài tiết. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần uống khoảng 2 lít nước. Ngoài ra, nên bổ sung các loại nước ép trái cây tự làm tại nhà để cung cấp dưỡng chất cho bé.
Chú ý thăm khám thai định kỳ, thăm khám sức khỏe để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của em bé qua từng thời kỳ.
NÊN XEM THÊM:
- + Có bầu bao lâu thì thử que được?
- + Có bầu nên siêu âm bao nhiêu lần?
- + Có bầu bao lâu thì uống nước dừa?
Review AZ mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được có bầu lên bao nhiêu kg là đủ. Mong rằng chia sẻ hữu ích dành cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe.