Trung thu đang đến rất gần và chắc hẳn trong dịp này chúng ta không thể bỏ qua những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon. Trong đó, bánh trung thu trà xanh đang được rất nhiều người ưa chuộng nhờ lớp vỏ mềm xốp cùng với phần nhân bên trong đậm vị trà ngọt nhẹ, thơm bùi. Tuy nhiên, có không ít người vẫn còn tỏ ra ái ngại với món bánh này bởi độ ngọt và hàm lượng calo có trong bánh. Vậy bánh trung thu trà xanh bao nhiêu calo và ăn có béo không? Bài viết dưới đây trên Review AZ sẽ giúp các bạn giải đáp những băn khoăn về vấn đề này !
Mục Lục
BÁNH TRUNG THU TRÀ XANH BAO NHIÊU CALO?
Trong những năm gần đây, những món ăn được làm từ trà xanh (matcha) đã tạo nên một cơn sốt trong giới trẻ Việt. Những ai đã từng nếm qua bột trà xanh matcha thì chắc hẳn sẽ bị cuốn hút bởi hương vị thanh mát, đăng đắng nhẹ nhàng vương vấn mãi nơi khoang miệng. Trà xanh xuất hiện trong rất nhiều các món đồ uống, bánh ngọt, món ăn tráng miệng, và tất nhiên bánh trung thu cũng không phải ngoại lệ. Món bánh trung thu trà xanh không chỉ hấp dẫn mọi người bởi hương vị thơm ngon, thanh mát mà còn ở hình dáng bắt mắt bên ngoài. Lớp vỏ ngoài với sắc xanh tươi mát, phần nhân có vị ngọt nhẹ pha lẫn vị đắng. Không chỉ vậy, trà xanh còn rất dễ kết hợp với các nguyên liệu khác trong bánh trung thu như trứng muối, đậu đỏ, đậu xanh,…Vị chát nhẹ của bột trà xanh sẽ giúp cân bằng lại độ ngọt của bánh trung thu.
Món bánh trung thu trà xanh tuy thơm ngon, hấp dẫn nhưng đối với những người đang gặp vấn đề về cân nặng thì lại tỏ ra e ngại với món bánh này do lo sợ sẽ bị tăng cân, béo phì. Vậy bánh trung thu trà xanh bao nhiêu calo ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Một chiếc bánh trung thu trà xanh với trọng lượng khoảng 176g sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 650 calo, tương đương với 2 bát cơm hoặc 1 bát phở. Với con số calo này thì các bạn sẽ phải chạy bộ trong 4 tiếng liên tục để tiêu hao hết.
ĂN BÁNH TRUNG THU TRÀ XANH CÓ GÂY BÉO HAY KHÔNG?
Như chia sẻ, ở trên, hàm lượng calo trong một chiếc bánh trung thu trà xanh chiếm đến gần một nửa lượng calo mà một người trưởng thành cần dung nạp trong 1 ngày (2000 calo). Do đó, nếu các bạn ăn món bánh trung thu này quá nhiều hoặc quá thường xuyên thì nguy cơ tăng cân, béo phì sẽ là điều khó tránh khỏi.
Bên cạnh đó, phần lớn các loại bánh trung thu có chứa rất nhiều chất béo, đường, nhưng lại ít vitamin và chất xơ. Do đó, việc ăn quá nhiều bánh trung thu sẽ không chỉ gây tăng cân, béo phì mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp,…
ĂN BÁNH TRUNG THU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ TĂNG CÂN?
Nếu đến dịp lễ Trung thu mà không không được thưởng thức những miếng bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon thì Tết trung thu sẽ coi như không vẹn tròn. Tuy nhiên, lượng đường và lượng calo cực “khủng” trong món bánh này lại khiến mọi người e ngại. Để có thể thoải mái ăn bánh trung thu mà không bị ảnh hưởng đến cân nặng và vóc dáng, thì các bạn sẽ cần lưu ý những điều dưới đây:
- Không nên ăn bánh trung thu khi đói bụng
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, dạ dày của chúng ta hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh và nhiều nhất ở thời điểm bụng đói. Chính vì vậy, để tránh gây tăng cân, tốt nhất là các bạn không nên ăn bánh trung thu vào thời điểm này. Các bạn có thể nhâm nhi một vài miếng bánh trung thu sau các bữa ăn chính. Bởi lúc này, dạ dày đã được lấp đầy bằng các loại thực phẩm khác nên có thể hạn chế được lượng bánh tiêu thụ.
- Tránh ăn bánh trung thu vào buổi tối
Buổi tối, đặc biệt là sau 7 giờ là khoảng thời gian mà cơ thể được thư giãn và ít vận động nhất. Nếu các bạn ăn bánh trung thu vào thời điểm này thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng, đường và chất béo trong cơ thể. Từ đó, làm tích tụ các mô mỡ và dễ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì. Do đó, để tránh gây ảnh hưởng đến vóc dáng, các bạn nên tránh ăn bánh trung thu vào buổi tối.
- Không nên ăn khi cơ thể mệt mỏi
Khi cơ thể đang bị mệt mỏi, uể oải, nếu các bạn tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt thì sẽ làm mất đi một lượng lớn vitamin B trong cơ thể. Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường sang năng lượng hữu ích cho cơ thể, giúp đánh tan sự mệt mỏi. Do đó, nếu các bạn ăn bánh trung thu vào lúc này thì cơ thể sẽ càng mệt mỏi hơn, đồng thời khiến cho bạn bị tăng cân do đường chuyển hoá thành chất béo.
- Nên ăn chậm rãi, chia nhỏ thành nhiều phần
Một trong những cách ăn bánh trung thu mà không gây ảnh hưởng đến vóc dáng đó là ăn chậm, chia thành nhiều miếng nhỏ. Việc làm này sẽ giúp làm giảm bớt lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng tăng cân, béo phì.
- Uống trà kết hợp cùng với ăn bánh trung thu
Việc uống trà khi ăn bánh trung thu sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố và năng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng tăng cân. Một số loại trà ngon được rất nhiều người lựa chọn để thưởng thức cùng với bánh trung thu đó là: Trà ô long, trà atiso, trà bạc hà, trà hoa cúc,… Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tránh ăn bánh trung thu cùng với các loại đồ uống có chứa nhiều calo như: nước có gas, nước trái cây,….Bởi chúng có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và làm tích tụ mỡ bụng.
- Tăng cường vận động, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao
Để tránh tình trạng dư thừa năng lượng, chất béo khi ăn bánh Trung Thu, các bạn có thể tăng cường vận động, rèn luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình đốt cháy calo, giữ được một vóc dáng thon gọn.
Ngoài ra, các bạn cũng nên tự tính toán lượng calo mà mình đã dung nạp khi ăn bánh để phân bổ khẩu phần ăn còn lại trong ngày sao cho hợp lý để duy trì thân hình cân đối.
- Lựa chọn các loại bánh trung thu lành mạnh
Thay vì sử dụng các nguyên liệu trong bánh trung thu thông thường như đường, bột mì, mỡ, lạp xưởng, mứt bí,…, các loại bánh trung thu healthy sẽ ưu tiên sử dụng các loại nguyên liệu lành mạnh, ít calo và tốt cho sức khỏe như bột mì nguyên cám, bột yến mạch, hạt hạnh nhân, hạt điều, khoai lang, trái cây sấy khô,…
Chính vì vậy mà bánh trung thu healthy đã trở thành một hiện tượng trong thời gian gần đây, được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi hương vị thơm ngon; nguyên liệu đa dạng, tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình giảm cân, giữ dáng.
Bên cạnh đó, các nguyên liệu trong bánh trung thu healthy còn giúp duy trì cảm giác no lâu, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đây chính là lý do tại sao các bạn nên ăn bánh trung thu healthy thay vì bánh trung thu truyền thống nếu muốn giảm cân, duy trì vóc dáng thon gọn.
CÁCH LÀM MỘT SỐ MÓN BÁNH TRUNG THU LÀNH MẠNH, GIÚP HỖ TRỢ GIẢM CÂN
Dưới đây là cách làm một số món bánh trung thu healthy vô cùng đơn giản với những nguyên liệu dễ kiếm mà các bạn có thể tham khảo:
Bánh trung thu nhân đậu đỏ cốt dừa
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khoai lang, đậu đỏ, nước cốt dừa, mật ong và bột yến mạch.
Cách thực hiện:
- Ngâm đậu đỏ trong nước khoảng 30 phút, sau đó mang đi hấp chín.
- Khoai lang nạo hết vỏ sau đó mang hấp chín.
- Nghiền mịn khoai lang đã chín, sau đó trộn cùng với bột yến mạch để tạo thành hỗn hợp vỏ bánh.
- Đậu đỏ sau khi chín đem bỏ vào máy xay và cho thêm một chút nước cốt dừa và mật ong, sau đó xay nhuyễn.
- Cho phần hỗn hợp đậu đỏ lên chảo rồi đảo cho cô đặc lại.
- Chia phần vỏ bánh và nhân bánh thành các phần đều nhau, sau đó nặn hình rồi ép vào trong khuôn.
- Phết 1 lớp lòng đỏ trứng gà lên bề mặt bánh rồi đem nướng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180o C trong 10 phút.
- Sau đó, lấy ra bánh trung thu ra và bắt đầu thưởng thức.
Bánh trung thu hấp healthy
Nguyên liệu:
- 250g khoai môn.
- 100g bột báng xay mịn.
- 50g bột năng.
- 50g đường ăn kiêng.
Cách thực hiện:
- Phần nhân khoai môn sau khi sên thì chia làm 5 phần đều nhau.
- Mang bột báng đi xay rây mịn. Sau đó, cho 100 ml nước ấm vào bột rồi nhồi mịn và cho thêm một chút đường.
- Khi thấy bột đã nhão thì bỏ bột năng vào cho đến khi hỗn hợp này đặc hơn thì có thể nắn.
- Sau đó, các bạn hãy cho phần nhân và bột vỏ bánh vào khuôn. Sử dụng bột năng làm lớp bột áo.
- Sau khi đóng hết bánh thì mang đi hấp. Lưu ý nên dùng giấy nến để lót bánh trước khi hấp để không bị dính vào nồi.
- Các bạn nên hấp trong vòng 20 phút rồi lật mặt lại hấp cho đến khi bánh chín. Sau đó, lấy bánh ra và bắt đầu thưởng thức.
Bánh trung thu healthy trà xanh đậu đỏ
Nguyên liệu:
- 200g khoai lang.
- 100g đậu đỏ.
- Bột Matcha.
- 50g bột yến mạch.
- Trứng muối.
- Mật ong, bơ đậu phộng và dầu olive.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và gọt sạch vỏ khoai lang, sau đó đem đi ngâm muối trong khoảng 10 phút. Đậu đỏ đem rửa sạch với nước rồi ngâm khoảng 2 tiếng. Tiếp đến, nấu đậu đỏ cho đến khi sệt sệt lại thì cho thêm một ít mật ong và muối.
- Trong quá trình sên đậu thì bò thêm matcha vào để tạo màu xanh sau đó đem đi xay nhuyễn.
- Nấu chín khoai lang rồi đem xay nhuyễn, sau đó bỏ thêm một chút bột yến mạch (đã được làm chín). Rồi trộn đều với bơ đậu phộng, dầu olive và một ít mật ong để tạo thành phần vỏ bánh.
- Trứng muối sau khi rửa sạch tách bỏ lòng trắng thì ngâm phần lòng đỏ trong rượu trắng để làm giảm bớt mùi tanh.
- Chia phần vỏ bánh và nhân bánh thành các phần đều nhau. Sau đó, cho từng phần vỏ bánh và nhân bánh vào khuôn, rồi ấn nhẹ để tạo hình bánh.
- .Cho bánh vào nướng trong lòng ở nhiệt độ 190 oC trong khoảng 15 phút. Sau đó, lấy bánh ra và thưởng thức.
NÊN XEM THÊM:
- + Bánh trung thu ăn kiêng kinh đô bao nhiêu calo và ăn có béo…
- + Bánh trung thu Vinmart bao nhiêu calo và ăn có béo không?
- + Bánh trung thu khoai lang tím bao nhiêu calo?
Trên đây là những thông tin cụ thể về vấn đề bánh trung thu trà xanh bao nhiêu calo và ăn có béo không. Mọi băn khoăn cần được giải đáp, các bạn hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc để lại comment cuối bài để được hỗ trợ, tư vấn và giải đáp sớm nhất.