Ăn dưa hấu có nóng không? Nóng hay mát? Có nổi mụn không?

0
15209
Ăn dưa hấu có nóng không

Dưa hấu là một trong những loại trái cây phổ biến nhất và được yêu thích tại Việt Nam. Đặc biệt là trong những ngày hè oi bức, dưa hấu luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Với hương vị ngọt mát, mọng nước tự nhiên, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến dưa hấu thành nhiều loại thức uống ngon lành, bổ dưỡng. Tuy nhiên, với những người có cơ địa dễ nổi mụn, ăn dưa hấu có nóng không? Nóng hay mát? Có nổi mụn không?… Là những câu hỏi luôn được tìm kiếm và quan tâm hàng đầu. Câu trả lời sẽ được Review AZ gửi tới mọi người trong bài viết dưới đây của biên tập viên Nguyễn Thị Hồng Anh cùng bác sĩ – thạc sĩ tham vấn y khoa Trương Thị Vân, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Dinh dưỡng có trong dưa hấu

Dưa hấu là một loài thực vật có hoa, thân dây leo xoắn và dài thuộc họ nhà Cucurbitaceae. Quả dưa hấu thường được gieo trồng và thu hoạch phổ biến ở khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm nhận dạng của dưa hấu là lớp vỏ cứng màu xanh, có vằn xung quanh vỏ. Thịt dưa ngọt, mọng nước và có màu đỏ đậm cho tới hồng. Hạt dưa hấu có màu đen tuyền. Hiện nay, sau quá trình nghiên cứu và cấy ghép, người ta có thể gieo trồng dưa hấu có ruột màu vàng, không có hạt…

Ở Việt Nam, dưa hấu có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nước ép trái cây, kết hợp với một số loại trái cây khác như thanh long, chanh vàng, dâu tây, ổi,… để làm sinh tố. Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, dưa hấu cung cấp rất ít calo cho cơ thể, nhưng lại cực kỳ giàu dinh dưỡng. Cụ thể như sau:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng
Năng lượng 30 kcal
Carbohydrate 7,55g
Đường 6,2g
Chất xơ 0,4g
Chất béo 0,15g
Chất đạm 0,61g
Vitamin
Vitamin A 28g
Vitamin B1 0,033mg
Vitamin B2 0,021mg
Vitamin B3 0,178mg
Vitamin B5 0,221mg
Vitamin B6 0,045mg
Vitamin B9 3g
Vitamin C 8,1mg
Chất khoáng
Canxi 7mg
Sắt 0,24mg
Magie 10mg
Photpho 11mg
Kali 112mg
Kẽm 0,10mg
Nước 91,45g

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa hấu

Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng bên trên, dễ thấy dưa hấu nước là thành phần chiếm trọng lượng nhiều nhất trong quả dưa (lên tới 90%). Trong dưa hấu cũng chứa một lượng đường đáng kể, đó là đường fluctose – một loại đường tự nhiên có trong trái cây tươi và cung cấp vị ngọt đặc trưng cho loại quả này.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và carbohydrate có trong dưa hấu tương đối lớn, sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và khỏe mạnh hơn. Bất ngờ nhất khi nhắc tới thành phần dinh dưỡng trong dưa hấu, là nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt trong đó là chất vitamin C, với công dụng cải thiện làn da và tóc, vitamin A tốt cho “cửa sổ tâm hồn”…

Chất kali có trong dưa hấu cũng có công dụng cân bằng huyết áp, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 2011 đã tìm ra hợp chất lycopene – một loại chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa và hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể con người. Lycopene có khả năng phòng chống bệnh ung thư vô cùng tốt.

Nói tóm lại, dưa hấu rất tốt cho sức khỏe nếu bạn biết ăn đúng cách và khoa học. Tuy nhiên, ăn dưa hấu có nóng không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo ngay dưới đây.

Ăn dưa hấu có nóng không?

Ăn dưa hấu có nóng không là câu hỏi từng gây ra rất nhiều tranh cãi trên các diễn đàn về dinh dưỡng. Lý giải cho câu hỏi này, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết:

Trước khi đánh giá một loại thực phẩm nào đó mang tính mát hay nóng, chúng ta còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, theo y học phương Tây, những thực phẩm, thức ăn nóng thường chứa nhiều năng lượng, giàu calo, chất béo, đạm,… Thực phẩm mát sẽ giàu chất khoáng, nước, vitamin,…Còn đối với y học phương Đông, thực phẩm nóng hay mát sẽ dựa vào dương tính hay âm tính.

Như đã phân tích bên trên, dưa hấu chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin… Nhưng lại rất ít calo và gần như không chứa chất béo. Do đó, dưa hấu được xếp vào danh sách những loại trái cây mát, có vị ngọt tự nhiên và có công dụng thanh nhiệt, giải độc vô cùng tốt. Bên cạnh đó, dưa hấu có thể giúp lợi tiểu, tiêu viêm giảm sưng, điều hòa kinh nguyệt,… vô cùng hiệu quả. Như vậy với thắc mắc của bạn ăn dưa hấu nóng hay mát thì câu trả lời ăn uống đúng cách điều độ dưa hấu mát giải nhiệt cho bạn.

Vào mùa hè nóng bức, bạn có thể bổ sung dưa hấu vào cơ thể bằng cách ăn trực tiếp hoặc uống sinh tố. Lúc này, cơ thể bạn không những được làm mát, giảm nóng trong, mà còn dịu bớt căng thẳng, áp lực, stress. Bởi vậy, với những người có cơ địa dễ lên mụn, bị nóng trong, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm bổ sung dưa hấu vào chế độ dinh dưỡng của mình.

Kết luận lại, ăn dưa hấu không hề gây nóng như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên ăn nhiều dưa hấu có nóng không?

Ăn nhiều dưa hấu có nóng không?

Người xưa đã có câu nói “ cái gì nhiều quá cũng không tốt” và dưa hấu khi ăn nhiều quá cũng không hề tốt cho sức khỏe đâu. Vậy ăn nhiều dưa hấu có nóng không?

Một số nghiên cứu chuyên về dinh dưỡng đã cho thấy, dưa hấu chỉ không gây nóng khi bạn ăn với liều lượng vừa đủ, ăn khoa học, đúng lúc. Bởi vì, dưa hấu mặc dù nhiều nước, nhưng lại chứa lượng đường tương đối cao. Đối với những trái dưa hấu nhiều đường, nhiệt lượng bên trong sẽ càng cao hơn. Ngoài ra, dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng khô nóng, mất nước trong cơ thể. Từ đó dẫn tới hiện tượng khô môi, cổ họng, khô mũi,…

Chưa kể, nếu ăn quá nhiều dưa hấu, lượng nước lớn sẽ đi vào dạ dày và làm loãng dịch vị gây táo bón hoặc tiêu chảy. Chúng cũng sẽ gây hại đối với những người bị viêm ruột, viêm loét dạ dày,… Khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Review AZ cũng đã có một bài viết nhắc đến 10 tác hại của dưa hấu khi ăn nhiều, và bạn có thể click tham khảo đến nó tại đường dẫn: LINK NÀY

Nói tóm lại, bất cứ thực phẩm, thức ăn khi tiêu thụ quá nhiều đều không hề tốt cho sức khỏe, kể cả dưa hấu. Do vậy, bạn nên kiểm soát tốt bản thân, chỉ nên ăn dưa hấu sau khi ăn trưa hoặc trong giờ nghỉ giải lao. Hoặc ăn sau khi chơi thể thao, vận động mạnh để bổ sung dinh dưỡng, cấp nước, tạo cảm giác sảng khoái cho cơ thể.

Những lưu ý khi ăn dưa hấu đúng cách hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất?

Vẫn biết dưa hấu rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng việc ăn quá nhiều dưa có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Để ăn dưa hấu đúng cách, nhằm hấp thụ tối đa dinh dưỡng tốt nhất. Các bạn khi ăn dưa, cần lưu ý một số điều như sau:

  • Bởi lượng đường trong dưa hấu tương đối cao, do đó bạn không nên ăn trước khi đi ngủ. Để không cho mỡ thừa xuất hiện, gây tăng cân.
  • Không ăn quá 2 – 3 miếng dưa hấu/ lần. Tuy nhiên, vào những ngày oi bức, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể bạn có thể ăn nhiều hơn một chút để tránh mất nước.
  • Dưa hấu để tủ lạnh thì không nên ăn khi thời tiết đang nắng nóng. Lúc này, việc ăn dưa hấu lạnh có thể ảnh hưởng không tốt tới dạ dày và gây viêm họng. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên mang dưa ra khỏi tủ lạnh khoảng 1 giờ trước khi ăn.
  • Người mắc bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử mắc bệnh lý này thì không nên ăn dưa hấu. Bởi lượng đường trong dưa rất cao, có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để tốt cho sức khỏe, bạn chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 miếng/ bữa. Nếu có thời gian, bạn có thể kết hợp dưa hấu với dứa, bưởi, cam…. Để làm sinh tố cũng rất tốt.
  • Thay vì nhịn ăn, bạn có thể ăn dưa hấu vào bữa sáng để hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn. Xem thêm: Ăn dưa hấu có béo không? 100g dưa hấu chứa bao nhiêu calo?
  • Ăn hoặc uống nước ép dưa hấu trước bữa chính khoảng 30 phút có thể làm giảm cảm giác thèm ăn.
  • Vào khung giờ giữa buổi chiều, nếu thấy đói bụng bạn hãy ăn một vài miếng dưa hấu nhỏ để kiểm soát cơn đói. Thay vì ăn những loại thức ăn vặt nhiều calo, không lành mạnh, ảnh hưởng tới cân nặng, vóc dáng.

Tổng hợp những hoa quả gây nóng cho bạn khi sử dụng nhiều

Trái cây rất tốt cho sức khỏe và cung cấp cho cơ thể nguồn dưỡng chất không nhỏ. Tuy nhiên, một số loại trái cây có thể gây nóng trong khi ăn nhiều. Dưới đây là tổng hợp những hoa quả gây nóng, mời bạn đọc cùng tham khảo.

  • Quả vú sữa

Vú sữa là một loại trái cây rất nổi tiếng ở miền Nam. Với vị ngon, ngọt, nhiều nước lại dễ ăn, vú sữa được rất nhiều người yêu thích và sử dụng hàng ngày. Thế nhưng, vú sữa mang tính nóng, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức.

  • Quả nhãn

Nhãn có vị ngọt thanh, cùng họ với quả vải nhưng ăn nhiều có thể gây nóng, nổi mụn và mẩn ngứa trong cơ thể. Với những chị em nữ giới đang mang thai, ăn nhãn quá nhiều rất dễ gây đau bụng, chảy máu,…

  • Quả đào

Mặc dù đào rất giàu chất xơ, protein, kẽm và một số vitamin thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, đào chứa khá nhiều đường nên được xếp vào nhóm những trái cây tính nóng. Ăn nhiều đào sẽ gây bệnh tiêu chảy và một số bệnh lý đường ruột…

  • Quả xoài

Chất vitamin C có khả năng tăng cường sức đề kháng, chăm sóc và cải thiện làn da… Nhưng chúng cũng có thể dễ gây sinh nhiệt nếu ăn quá nhiều. Do đó, bạn chỉ nên ăn 1 nửa hoặc 1 quả xoài nhỏ mỗi ngày thôi.

  • Quả mít

Mít cũng là một trong những loại trái cây quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bên cạnh khả năng phòng chống bệnh lão hóa, ung thư,… Trong quả mít chứa hàm lượng đường tương đối cao, dễ sinh nhiệt khi cơ thể phải chuyển hóa quá nhiều đường.

Ngoài ra, ổi, na, hồng xiêm, sầu riêng… Cũng là một trong những “gương mặt vàng” trong nhóm hoa quả gây nóng cho bạn. Bởi vậy, bạn nên cân nhắc và chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể.

Kết luận

Kết luận lại, dưa hấu chứa rất ít calo và tốt cho sức khỏe nếu bạn biết cách ăn đúng liều lượng, đúng lúc, không ăn quá nhiều.

Với thắc mắc thắc ăn dưa hấu có nóng không? Câu trả lời chính xác nhất Review AZ đưa ra là khi ăn điều độ nó không nóng mà là trái cây tính mát, giúp bạn giải nhiệt. Còn trường hợp bạn sử dụng nhiều cùng lúc lượng đường có trong nó sẽ gây nóng trong và gây nổi mụn cho bạn. Đồng thời qua bài viết chắc hẳn bạn đã tự tin phản biện cho thắc mắc muôn thuở ăn dưa hấu mát hay nóng gây tranh cãi từ trước đến nay. Người ăn nhiều, cơ địa nóng ừ đúng dưa hấu gây nóng còn có thể sinh ra nổi mụn và người cơ địa tính mát sử dụng điều độ dưa hấu mát đẹp da giải nhiệt.

Nguồn tham khảo: Watermelon https://en.wikipedia.org/wiki/Watermelon Truy cập ngày 03/02/2021.

Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền, 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe, có chứng chỉ báo chí, báo ảnh, bằng lý luận cao cấp, chứng chỉ giảng viên đường lối....

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây