[Review AZ] Bà bầu ăn mít được không? LỢI hay HẠI?

0
1199
Bà bầu ăn mít được không

Mít có vị ngọt nhẹ đến ngọt đậm cùng hương thơm đặc trưng nên được rất nhiều người yêu thích, kể cả những bà bầu. Tuy nhiên bà bầu ăn mít được không và cần chú ý những gì để tránh ảnh hưởng tới cơ thể hoặc thai nhi trong bụng? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau trên Review AZ.  

Quả mít – Loại trái cây được ưa chuộng nhất Việt Nam

Mít là cây ăn quả nhiệt đới trồng nhiều ở Đông Nam Á và Brazil thuộc họ Dâu tằm cao từ 8 đến hơn 20 met, rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Sau khoảng 2 – 3 năm trồng thì cây bắt đầu ra quả, thời gian ra quả thường là giữa mùa xuân hoặc cuối mùa hè. Quả mít được xem là loại quả chín có kích cỡ lớn nhất trong các loài cây thân gỗ, hình dáng bầu dục khoảng 20 – 60 cm x 20 – 30 cm với vỏ sù sì và có gai nhỏ.

Hiện nay nước ta đang trồng và bày bán khá nhiều giống mít như:

  • Mít ta (mít cổ truyền): Giống mít này được trồng phổ biến và lâu đời tại các tỉnh thành nước ta với thân cao, búp và lá non không có lông, quả tròn nặng 2 – 20 kg. Mỗi quả có thể cho được khoảng 28 – 30% múi thịt.
  • Mít nghệ: Giống mít này khá dễ trồng với khả năng chịu khô hạn tốt và chống được giông bão, quả to, múi thơm giòn ngọt, năng suất cao.
  • Mít tố nữ: Giống mít này có thể cao tới 20m và ra quả 2 lần mỗi năm. Năng suất cao, mỗi lần có thể ra đến hàng trăm quả. Quả hình trứng dài với bề ngang khoảng 10 – 17 cm, dài khoảng 20 – 50 cm, nặng 2 – 6 kg. Múi màu xanh, vàng hoặc cam, hạt lớn, mùi giống mít ướt pha với sầu riêng, vỏ dầy dẻo, gai đẹp hình lục giác.
  • Mít Thái Changai: Giống mít này có thời gian sinh trưởng ngắn, cây mọc khỏe, phát triể nhanh, lá to bóng, năng suất cao, thu hoạch nhanh, đặc biệt phù hợp khi trồng ở vùng đất đồi. Múi màu vàng đậm, ít xơ, giòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm mát. Cây trưởng thành có thể cho từ 100 – 150 quả.
  • Mít Thái lá bàng: Giống mít này có tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt, năng suất cao, có thể ra quả chỉ sau 18 tháng trồng. Múi ngon ngọt thơm, hạt nhỏ, ít xơ, quả to, vỏ mỏng. Một cây trưởng thành có thể cho hàng trăm quả phân bố trên toàn thân. Mỗi quả nặng khoảng 15 – 20 kg.
  • Mít Thái Viên Linh: Giống mít này khá dễ trồng và mất ít công chăm sóc, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh, thích hợp với những vùng không bị ngập úng kéo dài. Khả năng chịu hạn và phèn mặn ở mức trung bình. Cây ra quả sau 2 – 3 năm, quả to trọng lượng khoảng 7 – 20 kg, khi chín có màu xanh vàng đồng đều, gai nở. Mít Thái Viên Linh có hình dáng đẹp, chất lượng ngon, năng suất ổn định, vị ngọt thơm, ít xơ.
  • Mít không hạt: Giống mít này có năng suất cao với mùi vị thơm ngon, múi và xơ màu vàng, độ dày múi đồng đều, không có hạt, cùi nhỏ, ít xơ, năng suất cao. Mỗi quả nặng khoảng 9 – 15 kg, khi chín có màu vàng xanh cân đối, vỏ mỏng, gai nở. Nếu điều kiện chăm sóc tốt, mít không hạt có thể ra quả sau gần 1 năm.
  • Mít ruột đỏ: Mít ruột đỏ cũng là một trong những giống mít của Thái Lan với giá trị kinh tế rất cao với vẻ đẹp lạ mắt (khi chín có màu như củ cà rốt). Múi to, dày, thơm ngọt, ít xơ. Mỗi quả nặng khoảng 10 – 17 kg. Giống mít này phù hợp với những vùng đất pha cát, khả năng chịu hạn tốt và rất ít sâu bệnh.

Về thành phần dinh dưỡng thì 100 gram thịt mít cung cấp khoảng 95 calo cho cơ thể với 74% là nước, 23% là carbohydrate, 2% là protein, 1% là chất béo. Ngoài ra, mít chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, C, B1, B6, kali, magie, isoflavones, saponins, lignans…

Công dụng của mít

Nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng nên ăn mít rất tốt cho sức khỏe. Điển hình là những lợi ích sau:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Mít chứa nhiều vitamin A và C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm virus, ngăn ngừa một số bệnh thông thường.
  • Chống lại ung thư: Isoflavones, saponins, lignans trong mít giúp cơ thể chống oxy hóa, bảo vệ các tế bảo khỏi tác hại của các gốc tự do, ức chế quá trình tăng sinh của các tế bào ác tính, ngăn ngừa nhiều căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
  • Cải thiện tiêu hóa: Vitamin C trong mít có đặc tính kháng viêm diệt khuẩn nên nếu ăn đúng cách sẽ giúp dạ dày chữa lành các vết thương. Chất xơ trong mít còn giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
  • Tốt cho mắt: Vì chứa nhiều vitamin A nên ăn mít thường xuyên có thể giúp mắt sáng khỏe hơn, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, quáng gà và bệnh thoái hóa điểm vàng.
  • Chắc khỏe xương: Mít giàu potassium và magie nên tiêu thụ thường xuyên có thể giúp mật độ xương trong cơ thể cao hơn, chắc khỏe hơn.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Bổ sung mít hàng ngày có thể giúp bạn tăng cường máu, ngăn ngừa các bệnh rối loạn máu thông thường như thiếu máu.
  • Kiểm soát đường huyết: Vì giàu chất xơ cùng chất flavonoid nên ăn mít đúng cách sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn sự tăng đột biến lượng đường trong máu lúc đói và kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Do chứa nhiều vitamin B6 giúp giảm homocystein trong máu (yếu tố gây xơ cứng động mạch) nên mít được xem là loại quả thân thiện với tim mạch.
  • Hỗ trợ giảm cân: Mít chứa ít calo và không có chất béo nên dù ăn nhiều cũng khó có thể gây béo. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ dồi dào trong mít còn góp phần giúp bạn nhanh no hơn và no lâu hơn, hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày, góp phần hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Tốt cho hệ thần kinh: Vitamin B1 và B6 trong mít rất cần thiết cho sự phát triển sợi cơ và thần kinh.
  • Giảm hen suyễn: Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nước ép mít có thể giúp người bệnh giảm được các triệu chứng của bệnh hen suyễn hiệu quả.

>>> Bạn nên tham khảo thêm: [Review] 20 tác dụng của mít và những ai không nên ăn mít

Bầu ăn mít được không?

Suốt giai đoạn mang thai hay đặc biệt nhất là giai đoạn mới có thai 3 tháng đầu là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và rất dễ bị tác động bởi chính thói quen ăn uống hàng ngày của mẹ. Đó là lý do vì sao mà trước khi ăn bất cứ thứ gì, mẹ bầu cũng cần phải suy nghĩ tìm hiểu kỹ, kể cả các loại trái cây như mít. Dễ dàng bắt gặp những thắc mắc bầu 1 tháng, 2 tháng, 4 tuần, 5 tuần, 6 tuần, 7 tuần, 8 tuần, 9 tuần, 10 tuần, 13 tuần ăn mít được không?

Qua giai đoạn 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu coi rằng mình đã bước đến giai đoạn an toàn và lúc này mình có thể bớt kiêng khem hơn về vấn đề dinh dưỡng. Mẹ bầu cho rằng đã có thể ăn mít, nhưng vẫn có những lo lắng nên muốn tìm hiểu với một số thắc mắc như bầu 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 15 tuần, 21 tuần có ăn mít được không?

Đến giai đoạn 3 tháng cuối tập trung nhiều cho vấn đề dinh dưỡng, cân nặng của con để phù hợp với phương pháp sinh đẻ cũng như đảm bảo phát triển của con. Nhiều mẹ bầu cũng có những lo lắng đến việc có ăn mít được không, ăn như thế nào phù hợp

Vậy bầu ăn mít được không?

Thực tế là trong suốt giai đoạn thai kỳ mẹ bầu vẫn có thể ăn mít, trừ trường hợp bị tiểu đường, rối loạn máu hoặc dị ứng với mít. Ăn mít đúng cách khi đang mang thai với hàm lượng vừa phải còn giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung máu, ngăn ngừa thiếu máu, giải tỏa căng thẳng, hạ huyết áp, giảm táo bón, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa viêm loét dạ dày và giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

Mẹ bầu cần tránh ăn quá nhiều mít chín vì có thể bị tiểu đường thai kỳ. Thay vào đó, mẹ có chuyển sang ăn mít xanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy mít xanh làm tăng lượng đường huyết thấp hơn rất nhiều so với gạo và lúa mì. Nếu mẹ thay một bát cơm trắng bằng một món ăn từ mít xanh thì chắc chắn cơ thể sẽ được kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mít xanh còn giúp cơ thể mẹ điều chỉnh sự giải phóng glucose và insulin, cải thiện độ nhạy insulin góp phần ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

Những điều cần lưu ý ăn mít khi mang thai

  • Thời gian nên ăn mít: Các mẹ bầu nên ăn mít sau khi ăn cơm khoảng 1 – 2 giờ. Tránh ăn mít vào chiều tối hoặc tối, đặc biệt là không ăn mít trước khi đi ngủ.
  • Hàm lượng ăn: Bà bầu chỉ nên ăn khoảng 80 – 100 gram mít mỗi ngày tương ứng với 4 – 5 múi. Đối với những người mắc bệnh mãn tính thì chỉ nên ăn tối đa 80g mít/ ngày.
  • Không ăn mít lúc đói: Ăn mít kho đói có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột dẫn tới mẹ bầu xuất hiện triệu chứng hoa mắt chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu.
  • Không ăn mít khi mẹ bầu bị viêm gan B: Mít có tính nóng và chứa nhiều đường nên không phải loại quả thích hợp với những người bị viêm gan B. Nếu cố tình ăn, bạn có thể khiến bệnh của mình trở nên trầm trọng hơn.
  • Không ăn ít khi các bà bầu đang bị viêm họng: Ăn mít khi bị viêm họng sẽ khiến họng của bạn bị kích ứng, giãn nở các mạch máu dẫn tới viêm nặng hơn.
  • Không ăn ít khi vừa xăm môi: Ăn mít khi vừa xăm môi có thể ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của môi đồng thời khiến môi của bạn trở nên xỉn màu kém sắc và không lên được màu chuẩn như ý. Biết rằng giai đoạn mang bầu hiếm khi có chị em đi xăm môi, nhưng Review AZ cũng đề cập đến để các mẹ bầu có kiến thức cho sau này hoặc chăm sóc người thân.
  • Không ăn mít khi mẹ bầu đang sốt: Mít có tính nóng với nhiều đường nên ăn mít khi đang sốt có thể khiến thân nhiệt của mẹ bầu tăng thêm ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Không ăn mít khi mẹ bầu bị thủy đậu: Khi đang bị thủy đậu, bạn cần tránh ăn các gia vị hay thực phẩm có tính nóng như mít, vải, nhãn, mận, sầu riêng, gừng, hành, tỏi, tiêu, ớt, mù tạt, thịt gà, thịt dê…
  • Mẹ bầu không kết hợp mít với thịt vịt: Thịt vịt có vị ngọt hơi mặn tính hàn tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy, tiêu thủng, giải độc. Tuy nhiên, mít lại có tính nóng nên khi kết hợp với nhau sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài phân lỏng.
  • Mẹ bầu không kết hợp mít với xoài: Nhiều người hay ăn mít cùng xoài để ngon miệng hơn nhưng hai loại quả này đều có tính nóng, không nên kết hợp với nhau.
  • Không kết hợp mít với sữa chua: Sữa chua mít là món ăn vặt đường phố được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, khi kết hợp với nhau vừa làm mất dưỡng chất vừa gây đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
  • Không kết hợp mít với thịt chó: Kết hợp mít với thịt chó có thể khiến các bà bầu sinh ra chứng tích thực, tích nhiệt, khó tiêu, tả lỵ.
  • Không kết hợp mít với hải sản: Vì giàu vitamin C nên mít không phải loại quả có thể ăn cùng hải sản được. Nếu kết hợp sẽ sinh ra asen trioxide (thạch tín) rất hại cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.

>>> Bạn cũng nên tham khảo thêm: Mít bao nhiêu calo và ăn mít có mập không?

Review AZ hi vọng với những chia sẻ trên bạn đọc đã biết được bà bầu ăn mít được không, nên ăn như thế nào để tránh gây hại cho sức khỏe. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới loại quả này, bạn có thể chia sẻ [tại mục comment dưới cuối bài] để được giải đáp thêm.

Biên tập viên Vũ Minh Hải tốt nghiệp chuyên khoa truyền thông giáo dục sức khỏe tại trường Đại học Y Tế Công Cộng. Một tác giả trẻ tài năng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây