Không chỉ ở Việt Nam mà bánh mì còn là một loại thực phẩm được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới và được rất nhiều người ưa thích. Nhưng cũng chính vì điều này mà có không ít người thắc mắc không biết bánh mì có chất gì và ăn bánh mì có tốt không? Để có được câu trả lời cho vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng Review AZ tham khảo phần nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Mục Lục
Bánh mì có chất gì?
Bánh mì là một loại thực phẩm chế biến từ bột mì, ngũ cốc được nghiền nát trộn với nước rồi đem nướng lên. Bánh mì có nguồn gốc từ lâu đời và hiện tại vẫn là món ăn phổ biến ở khắp mọi nơi.
Tại Việt Nam để bắt gặp một cửa hàng bánh mì là không hề khó. Bánh mì còn được bày bán khắp mọi nẻo đường phố, nên có thể nói bánh mì là một ẩm thực – một nét văn hóa đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Mặc dù cũng là công thức để làm bánh mì là trộn bột cơ bản nhưng mỗi vùng miền, địa phương sẽ cho ra những sản phẩm với hương vị bánh khác nhau.
Vậy, bánh mì có chất gì? theo các chuyên gia dinh dưỡng thì so với các loại thực phẩm khác, chẳng hạn như rau, củ, quả; bánh mì chứa rất ít chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nó tương đối giàu calo và carb (tinh bột), nhưng ít chất béo, chất xơ, protein, chất sắt, chất xơ, chất béo, carotin, vitamin A, B1,….
Tuy nhiên, không phải loại bánh mì nào cũng có các thành phần dinh dưỡng giống nhau. Ví dụ, những loại bánh mì được làm từ lúa mì nguyên chất sẽ có hàm lượng chất xơ rất cao, trong khi đó các loại ngũ cốc nảy mầm lại rất giàu vitamin C, E và beta-carotene.
Bánh mì có nhiều tinh bột không?
Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nguyên liệu chính của bánh mì là được làm từ bột mì, bột ngũ cốc. Chính vì thế, trong bánh mì có chứa rất nhiều tinh bột. Với một lát bánh mì trắng có chứa khoảng 13 gram tinh bột. Cơ thể phân giải tinh bột thành glucose, dẫn đến gia tăng lượng đường trong máu. Điều này khiến nồng độ đường trong máu và insulin tăng nhanh chóng. Thậm chí bánh mì khiến nồng độ đường trong máu tăng nhanh hơn một thanh kẹo.
Ăn bánh mì có tốt không?
Bánh mì là món ăn phổ biến và được dùng thường xuyên vào bữa sáng bởi đây là món ăn đơn giản cả về nguyên liệu sử dụng chế biến cũng như cách chế biến. Chính vì vậy nên bánh mì rất được nhiều người ưa thích.
Vậy ăn bánh mì có tốt không? Câu trả lời là có. Việc ăn bánh mì sẽ đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
+ Tốt cho hệ tiêu hóa: Với hàm lượng chất xơ dồi dào, dễ tiêu hóa nên việc ăn bánh mì rất tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời giúp giải quyết tình trạng táo bón.
+ Giúp giảm cân: Một lát bánh mì trắng chỉ chứa khoảng 77 calo, ít hơn 6 calo so với một chiếc bánh quy và tương đương với lượng bơ mà bạn dùng kèm với lát bánh mì đó. Một số kiểm chứng còn cho thấy thành phần tinh bột của bánh mì được chế biến từ hạt còn nguyên cám có thể giúp kiềm chế cơn đói bụng, kiểm soát lượng đường trong máu và giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
+ Giảm nguy cơ bệnh tim: Bánh mì giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trường ĐH Glasgow (Anh), ăn bánh mì với dầu ô liu mỗi ngày, các dấu hiệu về bệnh tim được cải thiện trong 6 tuần.
+ Giúp làm da đẹp: Lượng protein trong bánh mì tương đương với protein có trong cá, bít tết và đồ nướng. Nên mỗi ngày ăn 4 lát bánh mì các bạn đã có thể cung cấp đến 1/4 lượng protein ở nữ giới và 1/5 protein ở nam giới.
+ Giúp xương chắc khỏe: 4 lát bánh mì mỗi ngày cung cấp 164 mg canxi (tương tự 100g sữa chua) trong khẩu phần 800 mg canxi mỗi ngày mà cơ thể cần. Do đó, ăn bánh mì sẽ giúp bạn cung cấp lượng canxi đáng kể, nên rất tốt cho xương.
+ Tốt cho não bộ: Theo một nghiên cứu thì 1 lát bánh mì trắng cung cấp 0,6 mg sắt trong tổng số 15mg phụ nữ cần mỗi ngày. Nên ăn bánh mì sẽ giúp cho não bộ hoạt động tốt và chính xác hơn.
Ngoài ra, theo nghiên cứu cho rằng bánh mì còn chứa các Vitamin E,B, magie, kẽm,… những chất dinh dưỡng này giúp cho tinh thần thoải mái, tự tin hơn
Mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho cơ thể, nhưng các bạn cũng không nên quá lạm dụng sử dụng bánh mì. Bời bên cạnh những lợi ích mà chúng mang lại, việc ăn bánh mì quá nhiều hoặc thường xuyên có thể gây nên nhiều tác hại như: làm tăng lượng đường trong máu, gây chướng bụng, khó tiêu, gây thiếu chất dinh dưỡng đối với trẻ em. Vì vậy, các bạn cần phải ăn bánh mì một cách hợp lý và kết hợp với những thực phẩm khác để cân bằng dưỡng chất.
Ăn bánh mì có nổi mụn không?
Như bạn đã biết thì bánh mì nguyên liệu chính được làm đó là từ bột mì, bột mì là một dạng tinh bột giống như trong cơm, bún, mì,…. Nhưng khác với cơm, tinh bột trong bánh mì có chứa nhiều thành phần carbohydrate. Một loại chất không tốt với cơ thể, đặc biệt với những làn da nhạy cảm. Nên khi ăn bánh mì sẽ khiến mụn mọc nhiều hơn, đặc biệt là mụn trứng cá.
Chính vì vậy, đối với câu hỏi ăn bánh mì có nổi mụn không? câu trả lời là có. Hơn nữa, hiện nay, bánh mì có nhiều loại, có loại bánh mì ngọt, chứa nhiều lượng đường, đây sẽ nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Vì nếu dung nạp quá nhiều đường vào cơ thể khiến cho cơ thể mang nhiều năng lượng, nó sẽ tạo ra chất nhờn, bã, bịt kín lỗ chân lông và sẽ là điều kiện để vi khuẩn phát triển và xuất hiện mụn.
Bánh mì ăn chay được không?
Câu trả lời là có. Điều này được lý giải là bởi bánh mì là loại thực phẩm không liên quan tới thịt, không phạm phải các kiêng kỵ khác. Hơn nữa, trong bánh mì còn chứa tới 10% protein mà protein thực vật lại giúp cơ thể thúc đẩy quá trình hấp thu canxi trong hệ xương tốt hơn protein động vật. Vì vậy, nếu bạn là người ăn chay hoàn toàn có thể ăn bánh mì.
Ăn bánh mì có tốt cho dạ dày không?
Câu trả lời là có. Không những thế, các chuyên gia còn khuyên những người bị đau dạ dày nên thêm bánh mì vào khẩu phần ăn của mình. Bởi bánh mì có khả năng trung hòa axit dịch vị, giúp cho việc thấm hút axit dịch vị dư thừa trong dạ dày nhanh hơn. Nhờ đó mà lớp niêm mạc của dạ dày sẽ tránh được việc bị ăn mòn, phá hủy bởi acid và pepsin. Đồng thời, bánh mì cũng rất mềm, nên dễ ăn và dễ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nhờ việc cân bằng được hàm lượng axit trong dạ dày, mà nó hỗ trợ làm lành các vết thương ở dạ dày nhanh chóng. Không những thế, trong bánh mì rất giàu các vi khuẩn axit lactic. Những lợi khuẩn này sẽ làm giảm độ pH của bánh mì, trung hòa bớt axit dịch vị.
Bánh mì có thể để được bao lâu?
Thật ra để trả lời cho câu hỏi bánh mì để được bao lâu thì chúng ta không có đáp án chính xác. Vì điều này còn phụ thuộc vào chất lượng bánh mì và cách bạn bảo quản chúng. Nếu người sản xuất đảm bảo thực hiện đúng quy trình, nguyên liệu an toàn và bạn biết cách bảo quản thì sẽ giữ bánh mì được lâu và ngược lại.
Thông thường, thời hạn sử dụng của bánh mì được giữ ở nhiệt độ phòng dao động trong khoảng 3 – 7 ngày, tùy theo thành phần, loại bánh và cách bảo quản chúng. Còn trong tủ lạnh là từ 1 – 3 tuần, nhưng với điều kiện là bảo quản bánh trong ngăn đá.
NÊN XEM THÊM:
- + Bánh ép huế bao nhiêu calo và ăn có mập không?
- + Bánh mì tươi kinh đô socola bao nhiêu calo và ăn có béo không?
- + [Review AZ] Bánh mì sốt vang bao nhiêu calo và ăn có béo không?
Review AZ hy vọng với những chia sẻ về vấn đề bánh mì có chất gì và ăn bánh mì có tốt không? cùng một số thông tin liên quan ở bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc có thêm được những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.