[Review AZ] 19 tác dụng của sầu riêng và lưu ý ăn đúng cách

0
5094
19 tác dụng của sầu riêng và lưu ý ăn đúng cách tốt nhất cho bạn

Bạn đang tìm kiếm về những tác dụng của sầu riêng hay muốn biết những lưu ý ăn sầu riêng đúng cách: không nên ăn với gì, kỵ gì, nên ăn vào lúc nào là tốt nhất, ai không nên ăn, … Hãy bỏ ra 10 phút để tham khảo hết phần nội dung có trong bài viết của Review AZ, giúp bạn có kiến thức tổng quan về loại quả với phần thịt thơm ngon này.

Sầu riêng là một loại thực vật cùng họ với Cẩm Quỳ và rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nhắc tới sầu riêng, nhiều người chắc hẳn sẽ nghĩ ngay tới loại quả có kích thước tương đối lớn, mùi vị mạnh và có nhiều gai nhọn bao quanh vỏ. Tùy thuộc vào từng giống loài, sầu riêng có thể lớn từ 30cm và nặng tới 3kg.

Thịt quả sầu riêng thường được chia thành nhiều múi và có màu vàng nhạt. Phần hạt sầu riêng có kích cỡ như hạt mít, có thể ăn được sau khi nướng, chiên hoặc luộc chín. Quả sầu riêng không chỉ mang lại giá trị lớn về kinh tế, thương mại mà còn cung cấp cho cơ thể con người vô vàn giá trị về dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng

+ Sầu riêng có chất gì?

Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g quả sầu riêng chứa đựng một nguồn dinh dưỡng vô cùng “khổng lồ”. Cụ thể như sau:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng
Năng lượng 147kcal
Cacbohydrat 27.09 g
Chất xơ 3,8 g
Chất béo 5,33 g
Chất đạm 1,47 g
Vitamin
Vitamin A 44 IU
Vitamin B1 0,374 mg
Vitamin B2 0,2 mg
Vitamin B3 1,974 mg
Vitamin B5 0,23 mg
Vitamin B6 0,316 mg
Vitamin B9 36 µg
Vitamin C 19,7 mg
Khoáng chất
Canxi 6 mg
Sắt 0,43 mg
Magie 30 mg
Mangan 0,325 mg
Phốt pho 39 mg
Kali 436 mg
Natri 2 mg
Kẽm 0,28 mg
Thành phần khác
Nước 65 g
Cholesterol 0 mg

Bảng giá trị dinh dưỡng trong 100g sầu riêng tươi

Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng, có thể thấy sầu riêng chứa rất nhiều chất xơ, nước, vitamin nhóm B hay các loại chất khoáng cần thiết cho cơ thể ví dụ như canxi, sắt, kẽm, magie,… Đặc biệt, trong sầu riêng không hề chứa chất cholesterol gây hại sức khỏe và chứa rất nhiều hợp chất thực vật có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid…

Bên cạnh đó, một tờ tạp chí dinh dưỡng nổi tiếng tại Ấn Độ từng liệt kê sầu riêng vào danh sách những loại trái cây bổ dưỡng nhất thế giới.

+ Sầu riêng có vitamin gì?

Như đã phân tích bên trên, sầu riêng rất giàu vitamin – những hợp chất hữu cơ cơ thể không thể tự tạo ra nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với sự sống, hoạt động sống của cơ thể con người.

Vitamin nhóm B là hàm lượng dinh dưỡng chủ đạo trong sầu riêng tươi, từ vitamin B1 (33%), vitamin B2 (0,2 mg), vitamin B3 (7%) hay vitamin B9 (9%)… Ngoài ra, sầu riêng cũng cung cấp hàm lượng vitamin A và vitamin C tương đối dồi dào cho cơ thể, lần lượt là 44 IU và 19,7mg.                                  

Tác dụng của sầu riêng                                   

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng đã khẳng định, bởi quả sầu riêng cung cấp cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng lớn, do đó chúng mang lại rất nhiều lợi ích và công dụng đối với sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Mang đến nguồn năng lượng tuyệt vời

Có thể bạn chưa biết, chỉ cần tiêu thụ khoảng 1/5 trái (khoảng 234 g) sầu riêng, bạn đã có thể bổ sung cho cơ thể một nguồn năng lượng cần thiết cho cả ngày dài. Tương đương với 20% carbohydrate cần nạp trong ngày.

  • Chứa nhiều chất béo và calo

Sầu riêng khoảng 13g chất béo có lợi và khoảng 150 kcal/ 100g, đây được coi là giá trị dinh dưỡng vô cùng lý tưởng và lành mạnh đối với sức khỏe con người. Vậy nhưng nếu bạn đang ăn kiêng hay giảm cân, hãy cân nhắc và hạn chế tiêu thụ loại trái cây này.         

  • Ngăn ngừa táo bón

Trong sầu riêng chứa rất nhiều chất xơ và hợp chất thực vật có lợi cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó, sầu riêng có thể phòng bệnh táo bón vô cùng hiệu quả. Khi cơ thể được cung cấp đủ chất xơ và nước, sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Hỗ trợ cơ thể hấp thụ và đào thải năng lượng dư thừa.

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Chất vitamin C dồi dào có trong quả sầu riêng đóng vai trò lớn trong quá trình tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại một số căn bệnh như cảm mạo, sốt cao,… Đồng thời giúp cơ thể chống lại gốc tự do, tế bào gây hại trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C cũng rất tốt trong việc chăm sóc làn da, bảo vệ da khỏi tia UV từ mặt trời,…

  • Cải thiện tâm trạng, giảm bớt trầm cảm

Chất vitamin nhóm B, hợp chất thực vật hữu cơ tryptophan là những yếu tố giúp chuyển hóa hormone melatonin và serotonin. Có tác dụng cải thiện tâm trạng, cải thiện giấc ngủ, đồng thời hỗ trợ giảm bớt sự căng thẳng, lấy lại nhận thức để giảm nguy cơ trầm cảm.

  • Nhiều sắt và đồng

Ăn sầu riêng với hàm lượng chất khoáng cực lớn, đặc biệt là chất sắt và đồng sẽ giúp hình thành và tạo ra các tế bào máu để nuôi dưỡng và duy trì sự sống cho cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch… Ngoài ra, chất mangan trong sầu riêng cũng giúp củng cố xương chắc khỏe, chăm sóc sức khỏe cho làn da.

  • Sầu riêng có tryptophan

Như đã nhắc tới bên trên, trong sầu riêng có tryptophan có công dụng giảm thiểu căng thẳng, cải thiện tâm trạng và phòng bệnh trầm cảm hiệu quả. Bên cạnh đó, sầu riêng còn được coi là một nguồn thiamin tốt và rất nhiều photpho – một loại khoáng chất có hàm lượng cao thứ hai trong cơ thể. Giúp cơ thể lọc cặn bã, cải thiện tế bào bị tổn thương,…                                        

  • Ngăn ngừa lão hóa

Đối với những người đang trong độ tuổi lão hóa, việc bổ sung sầu riêng vào chế độ dinh dưỡng là điều cần thiết. Bởi các chất chống oxy hóa có trong sầu riêng sẽ giúp cơ thể thải độc, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Ngoài ra, lượng nước đáng kể trong sầu riêng cũng hỗ trợ cung cấp nước cho cơ thể, cải thiện sức khỏe làn da không bị khô ráp, nhăn nheo và luôn căng mịn, tươi sáng.                   

  • Kiểm soát huyết áp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn sầu riêng rất tốt và có thể kiểm soát huyết áp hiệu quả. Tất cả là nhờ vào chất kali – một loại chất điện phân đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng huyết áp và điều chỉnh nhịp tim luôn ổn định.

  • Tăng cường sức khỏe răng, nướu

Chất khoáng canxi và vitamin B khi kết hợp với nhau sẽ tăng cường sức khỏe răng, nướu rất tốt. Bảo vệ “bộ nhá” của bạn luôn chắc khỏe, phòng bệnh sâu răng, viêm nướu,…            

  • Trợ giúp hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ và nước trong sầu riêng rất tốt và cần thiết đối với chức năng của hệ tiêu hóa, trợ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, bôi trơn, kích thích nhu động ruột dễ dàng đưa chất thải ra khỏi cơ thể.                   

  • Giúp giảm cholesterol

Chất vitamin C ngoài công dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe làn da,… Chúng còn có thể giúp giảm cholesterol, cải thiện lưu lượng máu và hỗ trợ chữa lành vết thương vô cùng hiệu quả.

  • Tăng cường sức khỏe của tuyến giáp

Chất iodine và khoáng chất đồng có trong sầu riêng có khả năng tăng cường sức khỏe tuyến giáp rất tốt. Ngoài ra, chất đồng là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa tuyến giáp, giúp cơ thể sản sinh và hấp thụ hormone.                          

  • Làm dịu chứng đau nửa đầu

Vitamin B2 là một trong những “gương mặt” sáng giá trong nhóm vitamin B. Chất này thường được nghiên cứu và sử dụng như một phương thuốc có tác dụng làm dịu và điều trị chứng bệnh đau nửa đầu.

>>> Bạn cũng có thể xem thêm: [Review] 19 tác dụng của quả ổi và nên ăn ổi vào lúc nào là tốt nhất

Ăn sầu riêng nhiều có tác hại gì không?

Mặc dù sầu riêng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và mang lại lợi ích cho sức khỏe và cơ thể con người. Tuy nhiên, ăn sầu riêng nhiều có tác hại gì không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

+ Ăn sầu riêng có nóng không?

Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, sầu riêng có tình nóng, sẽ rất tốt cho việc làm ấm bụng, tăng nhiệt độ cơ thể. Chị em nữ giới ăn sầu riêng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể làm dịu cơn đau bụng, thúc đẩy lưu thông máu.

+ Ăn sầu riêng có mất sữa không?

Bởi sầu riêng có hương vị khá mạnh và tính nóng, chúng sẽ ảnh hưởng tới đường sữa mẹ và đi vào cơ thể của trẻ. Gây ra tình trạng mất sữa, miệng cứng và làm tê liệt cảm giác ở lưỡi. Khiến trẻ quấy khóc, khó chịu khi gần gũi với mẹ. 

+ Ăn sầu riêng có nổi mụn không?

Bởi sầu riêng có tính nóng nên rất dễ gây nổi mụn, nhất là với những người có cơ địa dễ lên mụn và bị nóng trong. Do vậy, không nên ăn quá nhiều sầu riêng để hạn chế tình trạng này xảy ra.

Lưu ý ăn sầu riêng đúng cách

Để sầu riêng phát huy hết tác dụng và tốt cho sức khỏe, hãy lưu ý ăn sầu riêng đúng cách sau đây:  

+ Ăn nhiều sầu riêng có tốt không?

Theo một nghiên cứu năm 2011, các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh ăn nhiều sầu riêng không hề tốt cho sức khỏe như nhiều người vẫn nghĩ. Trên thực tế, việc ăn quá nhiều sầu riêng có thể gây ra những tác dụng phụ như:

– Gây ngộ độc thực phẩm: Lượng lớn dầu chứa chất sulfur có thể gây ra ức chế hoạt động của men aldehyde dehydrogenase. Khiến 70% chất oxy hóa trong tế bào không thể biến đổi và gây ra ngộ độc.

– Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa: Theo y học phương Đông, sầu riêng rất nóng và nhiều đường. Khi ăn quá nhiều sẽ gây ra mất cân bằng huyết áp, đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, những người hay bị táo bón, đổ mồ hôi trộm, khó ngủ,… Cũng nên hạn chế tiêu thụ sầu riêng để hạn chế biến chứng xảy ra.

– Gây nóng trong: Do lượng đường và tính nóng trong sầu riêng khiến thân nhiệt tăng lên nhanh chóng. Khiến da bị mụn nhọt và nhiệt miệng.

+ Có nên ăn sầu riêng khi đói?

Không nên ăn sầu riêng khi đói, bởi lúc này cơ thể rất khó kiềm chế liều lượng sầu riêng nạp vào cơ thể. Dẫn tới tình trạng ăn quá nhiều, quá mức cho phép và gây hại cho sức khỏe.

+ Ăn sầu riêng vào lúc nào là tốt nhất?

Buổi sáng là thời gian lý tưởng nhất để ăn sầu riêng. Bởi sầu riêng rất giàu dinh dưỡng, có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể duy trì hoạt động ổn định trong một ngày dài. Đồng thời tiêu hao bớt lượng calo, hạn chế việc hấp thụ năng lượng quá mức vào cơ thể.

+ Những ai không nên ăn sầu riêng?

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nếu biết ăn đúng cách, đủ liều lượng. Thế nhưng, sầu riêng không hề phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt là những đối tượng dưới đây:

  • Bầu ăn sầu riêng được không?

Trên thực tế, cho tới nay vẫn chưa có một bằng chứng nào chứng minh mẹ bầu không thể ăn sầu riêng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sầu riêng, mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ không mong muốn, ví dụ như mất sữa, béo phì,…

  • Đang có kinh tới tháng ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng hoàn toàn có thể xuất hiện trong chế độ dinh dưỡng trong kỳ kinh nguyệt của chị em nữ giới. Chúng sẽ cung cấp chất xơ, nước, vitamin,… cho cơ thể, cân bằng dinh dưỡng, hạn chế thiếu chất. Tuy nhiên, bởi sầu riêng có tính nóng, nhiều đường nên chị em cần hạn chế và chỉ ăn sầu riêng với liều lượng vừa đủ.

  • Mỡ máu ăn sầu riêng được không?

Mỡ máu có liên quan mật thiết tới bệnh béo phì, thừa cân.  do đó những người bị mỡ máu không nên ăn sầu riêng.

  • Phụ nữ sau sinh ăn sầu riêng được không?

Những chị em nữ giới đang trong giai đoạn ở cữ hay đang cho con bú thì không nên ăn sầu riêng. Bởi sầu riêng có thể gây tăng cân mất kiểm soát, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ do tính nóng và mùi vị mạnh trong sầu riêng. Đặc biệt là với những mẹ bầu sinh mổ, sầu riêng có thể khiến vết thương khó lành, gây chướng bụng, khó tiêu,…

  • Bị sẹo ăn sầu riêng được không?

Như đã phân tích bên trên, sầu riêng có tính nóng sẽ không tốt đối với những người bị sẹo hoặc sau khi thực hiện phẫu thuật. Để hạn chế nhiễm trùng, sưng, gây sẹo lồi ở vết thương, các bạn nên hạn chế loại trái cây này.

  • Phá thai ăn sầu riêng được không?

Sau khi phá thai, chị em nữ giới cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Nên tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,… Đặc biệt là đồ ăn cay nóng, trong đó có sầu riêng.

  • Viêm xoang ăn sầu riêng được không?

Những người mắc bệnh viêm xoang nên kiêng ăn đồ cay nóng, để hạn chế axit trong dạ dày bị trào ngược tấn công vòm họng, gây tổn thương niêm mạc. Khiến cho bệnh viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu bạn chẳng may mắc bệnh viêm xoang thì nên hạn chế ăn sầu riêng.

  • Tiêu chảy ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng, hành tây, tỏi, mít,… Là những loại thực phẩm khiến bệnh tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các sản phẩm được chế biến từ sữa, đồ uống có ga, cà phê,… cũng là loại thực phẩm người bị tiêu chảy nên tránh xa.

  • Thai yếu ăn sầu riêng được không?

Cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ bằng chứng, thông tin nào cho thấy sầu riêng sẽ gây hại cho những chị em mang thai yếu. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, hãy tìm tới sự tư vấn, trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.

  • Sốt siêu vi, sốt xuất huyết ăn sầu riêng được không?

Người bị sốt siêu vi, sốt xuất huyết nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm sẫm màu, thức ăn cay nóng như ớt, gừng, mù tạt,.. để không ảnh hưởng tới quá trình điều trị và hồi phục.

  • Bị ho ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng tính nóng và có thể gây đờm, do đó những người bị ho, cảm lạnh, viêm họng,… Không nên ăn sầu riêng.

  • Viêm họng có ăn sầu riêng được không?

Như đã phân tích bên trên, những người bị viêm họng nên tránh xa sầu riêng để tình trạng bệnh không trở nặng và khó khăn hơn trong việc điều trị.

  • Bệnh tiểu đường ăn sầu riêng được không?

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, sầu riêng là một trong những loại thực phẩm cần kiêng kỵ tuyệt đối. Bởi trong sầu riêng chứa rất nhiều đường, chất béo,…

  • Cảm ăn sầu riêng được không?

Giống như người bị ho, đau họng, sầu riêng cũng không thích hợp đối với những người đang bị cảm lạnh. Bởi tính nóng trong sầu riêng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng bệnh.

  • Viêm gan b ăn sầu riêng được không?

Bệnh viêm gan B thường gây ra tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa ở người bệnh. Do đó, người mắc bệnh lý này nên ăn những thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa. Nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ sầu riêng để tránh bị khó tiêu, viêm gan nặng nề hơn.

  • Ăn chay ăn sầu riêng được không?

Người ăn chay hoàn toàn có thể ăn sầu riêng nếu như phương pháp ăn chay của bạn cho phép tiêu thụ loại thực phẩm này.

  • Gần sinh ăn sầu riêng được không?

Gần sinh chị em nữ giới vẫn có thể ăn sầu riêng bình thường. Tuy nhiên, cần tiết chế và kiểm soát liều lượng sầu riêng sao cho phù hợp. Không nên ăn quá nhiều, quá thường xuyên sẽ gây tiêu chảy, chướng bụng, nóng trong.

  • Sảy thai ăn sầu riêng được không?

Thực tế cho thấy, chưa có bất cứ bằng chứng nào chứng minh người bị sảy thai có được ăn sầu riêng hay không? Theo đó, người bị sảy thai nên kiêng đồ ăn lạnh, kiêng vận động mạnh, kiêng quan hệ tình dục,…

  • Bị vết thương hở có ăn sầu riêng được không?

Những người có vết thương hở không nên ăn sầu riêng. Bởi sầu riêng có tính nóng, sẽ gây khó khăn cho quá trình tái tạo da, rất dễ để lại sẹo lồi kém thẩm mỹ, ảnh hưởng đến kết quả cuộc phẫu thuật. Do đó, những người vừa thực hiện lăn kim, xăm hình, cắt mí, nhấn mí, nâng mũi, xăm môi, phun môi, phẫu thuật, mổ ruột thừa,… Tuyệt đối không được ăn sầu riêng.

Còn đối với trường hợp nhổ răng khôn, nha sĩ cho biết bạn vẫn có thể ăn hoặc uống sinh tố sầu riêng với liều lượng nhỏ.

+ Ăn sầu riêng kỵ gì?                                                

Sầu riêng là một trong những loại trái cây phổ biến và bổ dưỡng nhất. Tuy nhiên, ăn sầu riêng không nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

  • Ăn sầu riêng với măng: Măng có tính hàn, nếu kết hợp với sầu riêng mang tính nóng có thể gây rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
  • Ăn sầu riêng với nấm: Nấm cũng được coi là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên hiện nay chưa có bất cứ thông tin nào chứng minh ăn sầu riêng với nấm sẽ gây hại cho sức khỏe. Để chắc chắn, hãy tìm tới sự tư vấn, giải đáp của chuyên gia dinh dưỡng.
  • Ăn sầu riêng với măng cụt có chết không? Giống như các loại măng khác, măng cụt cũng có tính hàn và đại kỵ với sầu riêng, do đó không nên kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau.
  • Ăn sầu riêng với khoai tây: Không nên ăn sầu riêng với khoai tây để hạn chế bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Ăn sầu riêng với trứng gà, trứng vịt lộn có sao không? Ăn sầu riêng với trứng có thể gây ra hiện tượng đau bụng, đi ngoài. Do đó, nên hạn chế kết hợp 2 loại thực phẩm này.
  • Ăn sầu riêng với mít có sao không: Câu trả lời là có thể, bởi sầu riêng với mít đều mang tính nóng. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều để hạn chế nổi mụn, nóng trong,…
  • Sầu riêng ăn chung với bơ được không: Sầu riêng và bơ sẽ tạo nên một loại sinh tố vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng. Nhưng đừng ăn quá nhiều bởi món ăn này rất dễ gây tăng cân.
  • Ăn sầu riêng với mắm tôm: Bạn không nên kết hợp hai loại thực phẩm này bởi chúng sẽ gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
  • Ăn sầu riêng với thơm (dứa): Giống với bơ, thơm cũng có thể kết hợp với sầu riêng tạo nên một ly sinh tố giải nhiệt mùa hè.
  • Ăn sầu riêng với vải: Vải cũng mang tính nóng, cho nên 2 thực phẩm này hoàn toàn có thể kết hợp với nhau.
  • Ăn sầu riêng với xoài có sao không: hoàn toàn có thể bởi 2 thực phẩm này đều mang tính nóng.
  • Ăn sầu riêng với tỏi có thể gây bốc hỏa, bứt rứt vô cùng khó chịu, tăng nguy cơ ngộ độc. Bởi cả sầu riêng và tỏi đều mang tính nóng rất mạnh.
  • Ăn sầu riêng với dưa hấu có thể giúp hạ nhiệt, dễ tiêu hóa hơn.
  • Ăn sầu riêng với khoai lang có thể gây đầy bụng, nóng trong nếu bạn ăn quá nhiều.
  • Sầu riêng ăn với khổ qua (mướp đắng) được không: Câu trả lời là không thể. Bởi khổ qua mang tính hàn, khi kết hợp với sầu riêng sẽ không tốt.
  • Ăn sầu riêng với socola không gây hại cho sức khỏe nếu như bạn ăn đúng chừng mực.
  • Ăn sầu riêng với đào sẽ tốt khi bạn biết cách kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau.
  • Ăn hồng với sầu riêng có sao không? Hồng vốn mang tính nóng, do vậy bạn không nên kết hợp 2 loại quả này.
  • Ăn sầu riêng với thịt bò có sao không? Sự kết hợp này sẽ khiến bạn bị tiêu chảy, cản trở lưu thông máu tới động mạch.
  • Ăn sầu riêng với hải sản có sao không? Tôm, cua, ghẹ… Hải sản nói chung không nên kết hợp với sầu riêng bởi chúng sẽ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khó chịu, mệt mỏi.
  • Ăn sầu riêng với sữa chua có sao không? Hoàn toàn có thể. Sữa chua sầu riêng sẽ tạo nên một món ăn vặt vô cùng thơm ngon và lành mạnh.
  • Ăn sầu riêng với đu đủ có thể gây đau bụng, đi ngoài bởi đu đủ có tính hàn mạnh, chúng đại kỵ với sầu riêng mang tính nóng.
  • Ăn sầu riêng với sữa đặc không gây hại sức khỏe nhưng rất dễ gây béo phì, thừa cân.
  • Ăn sầu riêng không nên uống gì? Thứ nhất là sữa, tiếp theo là nước ngọt có ga, cà phê,… Sự kết hợp này có thể làm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu,… Thậm chí gây ra tử vong do đột quỵ.
  • Ăn sầu riêng uống nước ngọt có gas, nước tăng lực được không? Như đã phân tích bên trên, đồ uống có ga, có cồn, hay cafein đều không thể kết hợp với sầu riêng. Bởi chúng sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Ví dụ như: coca, sting, bò húc, 7up, mirinda, pepsi, number one, 247, trà xanh không độ, xá xị, redbull. Nếu bạn muốn ăn sầu riêng thì sau bao lâu thì được uống? Tốt nhất, hãy đợi khoảng 3 – 4 tiếng, sau khi sầu riêng đã tiêu hóa hết thì thôi.
  • Ăn sầu riêng uống nước trà có sao không? Trong trà xanh có chứa cafein , do đó không nên vừa ăn sầu riêng vừa uống trà.
  • Ăn sầu riêng uống trà đào có sao không? Hoàn toàn có thể, bởi trà đào cũng mang tính nóng. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể bị khó chịu, bứt rứt không yên.
  • Ăn sầu riêng uống nước đậu đen là điều không nên vì đậu đen có tính mát. Khi kết hợp có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Ăn sầu riêng uống rượu bia được không? Đồ uống có cồn như bia, rượu tuyệt đối không được kết hợp với sầu riêng.
  • Ăn sầu riêng uống nước lọc được không? Nước lọc lành tính và có thể kết hợp với bất cứ món ăn, thực phẩm nào. Trong đó có cả sầu riêng.
  • Ăn sầu riêng uống sữa có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ khó lường như nhồi máu cơ tim, khó thở,…
  • Ăn sầu riêng uống nước dừa sẽ gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nặng nề bởi nước dừa có tính hàn.
  • Ăn sầu riêng uống nước cam có sao không? Cam mang tính hàn, lạnh vì vậy không nên kết hợp với sầu riêng.
  • Ăn sầu riêng uống cà phê có sao không? Cà phê chứa cafein nên không thể uống cùng với sầu riêng.
  • Ăn sầu riêng uống thuốc tây có sao không? Tốt nhất, các bạn không nên kết hợp sầu riêng với bất cứ loại thuốc nào. Để không làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của thuốc. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Ăn sầu riêng uống nước mía có sao không? Nước mía và sầu riêng không thể kết hợp được với nhau, bởi mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao.
  • Ăn sầu riêng uống trà sữa có sao không? Như đã phân tích bên trên, trà sữa hay các chế phẩm từ sữa tuyệt đối không thể kết hợp với sầu riêng.
  • Ăn sầu riêng uống sữa milo được không? Câu trả lời là không thể, sự kết hợp này có thể gây ngộ độc vô cùng nghiêm trọng.
  • Ăn sầu riêng uống mật ong có sao không? Mật ong tương đối lành tính và hoàn toàn có thể kết hợp với sầu riêng và tạo nên thức uống tốt cho tiêu hóa.
  • Ăn sầu riêng uống nước yến được không? Sầu riêng hoàn toàn có thể kết hợp với nước yến, yến xào bởi yến có thể trung hòa tính nóng của sầu riêng. Tuy nhiên, hãy chú ý ăn đúng cách và với liều lượng vừa đủ.
  • Ăn sầu riêng uống rau má có sao không? Rau má có tính giải nhiệt rất tốt, do đó bạn có thể uống nước rau má nếu lỡ ăn quá nhiều sầu riêng trước đó.
  • Ăn sầu riêng uống nước sâm có sao không? Nước sâm có vị ngọt, tính mát tự nhiên và mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Bởi vậy, sau khi ăn sầu riêng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước sâm để cân bằng sinh nhiệt trong cơ thể.
  • Ăn sầu riêng uống thuốc bắc có sao không? Thuốc bắc cũng có công dụng thanh nhiệt, giải độc tốt. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ mang đặc tính khác nhau. Do vậy, để chắc chắn hơn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
  • Ăn sầu riêng uống rượu vang là điều không thể bởi vì trong rượu vang chứa cồn. Do vậy bạn không nên kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau.
  • Ăn sầu riêng uống strongbow cũng không nên, bởi strongbow vẫn chứa 1 lượng cồn nhất định. Mặc dù không đáng kể nhưng chúng vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
  • Ăn sầu riêng uống sữa bắp được không? Tất cả các chế phẩm từ sữa đều không thể kết hợp với sầu riêng. Do đó, bạn tuyệt đối không được sử dụng cùng lúc sầu riêng và sữa bắp.
  • Ăn sầu riêng uống soda có thể gây đau bụng nếu bạn không biết cách kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau. Trên thực tế, soda không hề chứa cồn, hương liệu và có thể kết hợp với một số loại trái cây, siro khác.
  • Ăn sầu riêng uống c sủi được không? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại c sủi với cơ chế hoạt động và công dụng khác nhau như chữa bệnh hay giải nhiệt,… Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hãy lắng nghe sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ kê đơn cho bạn.
  • Ăn sầu riêng có uống sữa đậu nành được không?  Mặc dù sữa đậu nành rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng, thế nhưng bạn không nên ăn sầu riêng với sữa đậu nành nếu không muốn bị ngộ độc thực phẩm.
  • Ăn sầu riêng uống bột sắn có thể gây đau bụng, tiêu chảy cấp, rối loạn tiêu hóa do bột sắn có tính mát rất mạnh trong khi sầu riêng lại mang tính nóng.

>>> Bạn cũng nên tham khảo thêm: [Review] 20 tác dụng của mít và những ai không nên ăn mít

Trên đây là 19 tác dụng của sầu riêng và lưu ý ăn sầu riêng đúng cách tốt nhất cho bạn. Review AZ hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm cho mình những thông tin, kiến thức bổ ích.

Nguồn tham khảo: Durian https://en.wikipedia.org/wiki/Durian Truy cập ngày 23/02/2021.

Biên tập viên Nguyễn Phương Anh từng có thời gian học tập tại Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội, có trên 3 năm viết bài trong lĩnh vực dinh dưỡng, ăn uống, nấu ăn, ăn kiêng hỗ trợ giảm cân, ...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây