Viêm họng có ăn tôm được không?

0
251
Viêm họng có ăn tôm được không

Bệnh viêm họng thuộc nhóm bệnh lý thường gặp đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc lây nhiễm từ chốn đông người. Khi bị viêm họng, bên cạnh chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý thì cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vậy, người bệnh viêm họng có ăn tôm được không? những thực phẩm nào cần kiêng? Cần lưu ý những gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong nội dung sau đây.

Tôm là một trong những thực phẩm dinh dưỡng quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong mâm cơm mỗi gia đình. Tôm có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau từ hấp, chiên, rang….theo sở thích của từng người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người mắc bệnh nên kiêng ăn tôm? Vậy viêm họng có ăn tôm được hay không?

Giải đáp: viêm họng có ăn tôm được không?

Trước khi đi tìm hiểu chủ đề viêm họng có ăn tôm được không, bạn cần biết sơ qua về thành phần dinh dưỡng cũng như tác dụng của tôm đối với sức khỏe như thế nào???

Thành phần dinh dưỡng và công dụng của tôm

Theo bảng thành phần dinh dưỡng, tôm có chứa các chất phổ biến như: protein, lipid, canxi, sắt, magie, photpho, kali, vitamin B1, vitamin B2 và một số vitamin và khoáng chất khác được đánh giá tốt cho sức khỏe. Theo đó, tôm được phân chia thành 2 loại là tôm đồng và tôm biển, ăn tôm thường xuyên mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể kể đến như sau:

–         Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể: tôm có chứa nhiều dưỡng chất tốt, cung cấp đầy đủ cho sức khỏe, đặc biệt là chất  protein, vitamin B12 và chất sắt….

–         Chứa chất chống oxy hóa: ,loại chất chống oxy hóa chủ yếu trong tôm là carotenoid có thể ngăn ngừa tình trạng viêm bằng cách ngăn chặn các nguồn gốc tự do có thể tấn công gây hại cơ thể. Một số nghiên cứu chỉ ra nó còn có tác dụng tăng cường động mạch và giảm nguy cơ đau tim.

–         Chứa chất ngăn ngừa bệnh: Trong tôm có chứa khoáng chất như: iot, selen và các loại axit béo omega3 và omega6 mang lại lợi ích cho sức khỏe của não bộ, tim mạch….

–         ………

Viêm họng có ăn tôm được không?

Thông thường, khi mắc bệnh viêm họng, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng bất lợi vô cùng khó chịu như: đau rát họng, sốt, cơ thể mệt mỏi, sổ mũi, ngạt mũi, ho, khàn giọng….có thể dẫn tới cảm giác vướng víu khó chịu ở cổ họng,…chính những biểu hiện này gây nên không ít bất lợi trong sinh hoạt hàng ngày, trong giao tiếp cũng như trong ăn uống.

Do đó, những người bị viêm họng thường được bác sĩ khuyên nên có chế độ chăm sóc cơ thể thật tốt bao gồm cả chế độ ăn uống đủ chất, ăn thực phẩm mềm, trơn, dễ tiêu hóa, dễ nuốt…tránh những đồ ăn có chứa chất kích thích gây tác động kích ứng niêm mạc miệng họng ngày càng trầm trọng hơn.

Quay trở lại câu hỏi viêm họng có ăn tôm được không? trên thực tế hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào lý giải hay khuyến nghị người bị viêm họng không được ăn tôm. Tuy nhiên, để tránh kích ứng niêm mạc họng, người bệnh viêm họng được khuyên không nên ăn tôm, đặc biệt khi tình trạng bệnh đang trở nên nặng nề, bởi những lý do dưới đây:

–         Có nhiều người có thói quen ăn tôm không bóc vỏ, đặc biệt là những loại tôm biển với vỏ bên ngoài rất cứng…nếu ăn tôm cả vỏ sẽ dễ dẫn tới cổ họng bị cọ sát rất nhiều làm cho tình trạng bệnh, viêm loét vùng họng thêm nặng nề hơn…điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của bệnh.

–         Những bệnh nhân mắc viêm họng nhưng bản thân có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là ăn hải sản…điều này sẽ khiến cho việc ăn tôm dẫn tới ngứa ngáy, phát ban, nổi mụn nhọt vô cùng khó chịu…

–         Đặc biệt đối với một số tác nhân gây viêm họng như vi khuẩn rất cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong quá trình điều trị người bệnh được khuyên không nên ăn tôm hay nhóm thực phẩm hải sản. Bởi vì trong những loại đồ ăn này có chứa nhiều canxi khi kết hợp với kháng sinh sẽ tạo ra lượng muối canxi không có khả năng tan trong nước, điều này có thể dẫn tới giảm bớt tác dụng của thuốc.

Kết luận: với những lý do nêu trên, bạn có thể cần tránh ăn tôm trong những ngày bệnh viêm họng trầm trọng, tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng?

Để có thể hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả, tránh tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng gây biến chứng xấu, người bệnh cần chú ý đến những món nên và không nên ăn sau đây:

Những đồ ăn nên kiêng khi bị viêm họng?

–         Chất kích thích: rượu, bia, đồ uống nước ngọt, có gas,….là nhóm thực phẩm nên tránh khi bị viêm họng. Những đồ uống này vốn dĩ đối với người bình thường đã không tốt cho sức khỏe, đối với người bị viêm họng càng nặng nề hơn. Nếu như lạm dụng những món ăn này có thể dẫn tới mệt mỏi, mất ngủ….

–         Thực phẩm lạnh, có tính hàn:  những đồ ăn lạnh như nước đá, nước ướp lạnh, kem…..được cho là những đồ ăn cần tránh khi bị viêm họng mà bạn cần lưu ý. Bởi đồ lạnh sẽ kích ứng niêm mạc họng gây đau rát nhiều hơn, đặc biệt nếu có triệu chứng ho sẽ càng khiến cho người bệnh thêm khó chịu.

–         Đồ ăn khô cứng: các loại đồ ăn khó nuốt như bò khô, khô gà, bánh mì, lương khô, hướng dương….có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc họng vốn đang có sự tổn thương….điều này sẽ không tốt cho sức khỏe.

–         Gia vị cay nóng: đồ ăn cay nóng như tỏi, tiêu, ớt,…các loại mì cay….được cho là không nên ăn khi đang bị viêm họng.

–         Đồ ăn nhanh: đồ ăn gà rán, xúc xích rán, khoai chiên…đồ chứa nhiều dầu mỡ không nên ăn nếu như đang bị viêm họng.

–         …..

Thực phẩm người bị viêm họng nên ăn

Bên cạnh nhóm thực phẩm cần kiêng nêu trên, những người bị viêm họng nên bổ sung nhóm đồ ăn dưới đây:

–         Đồ ăn dễ nuốt và dễ tiêu hóa: đây là nhóm thực phẩm được ưu tiên hàng đầu khi bị viêm họng. Theo đó, các món ăn như canh, cháo, súp dễ nuốt nên ăn sẽ tốt cho niêm mạc họng đồng thời giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

–         Nhóm thực phẩm giàu kẽm: một số món ăn thực phẩm giàu chất kẽm như thịt đỏ, thịt bò, thịt lợn, thịt gà,…hay các loại rau như cải xoăn, đậu xanh, khoai tây…thuộc nhóm những món nên ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể rất tốt mà bạn có thể lựa chọn.

–         Thực phẩm giàu vitamin C: có thể hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng viêm họng như: mận, ổi, chuối, dưa hấu, đu đủ….trong khi đó với các loại trái cây có tính chua như cam, chanh, quýt…không nên ăn nhiều.

–         Uống trà thảo dược: một số các loại trà thảo dược, trà gừng hoặc trà hoa cúc, trà mật ong hay trà bạc hà…có thể hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe, hiệu quả giảm triệu chứng sưng viêm, giảm đau rát và nhanh lành vết thương.

–         Uống đủ nước mỗi ngày: khi bị viêm họng, bạn cần uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày có tác dụng hỗ trợ giảm tình trạng khô họng và mất nước.

Một số lưu ý khác trong chế độ chăm sóc

Song song với chế độ ăn uống, đối với những người bị viêm họng cần phải chú ý đến sinh hoạt hàng ngày như sau:

–         Vệ sinh môi trường sống; điều kiện vệ sinh môi trường kém như bụi bẩn, ô nhiễm là điều kiện tốt cho vi khuẩn, virus có thể tấn công gây bệnh. Do đó, điều quan trọng đó là bạn cần phải giữ vệ sinh môi trường hàng ngày sạch sẽ, không gian thông thoáng để loại bỏ bớt mầm bệnh có thể xảy ra.

–         Vệ sinh răng miệng họng thường xuyên: bạn cần chú ý thường xuyên vệ sinh răng miệng, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Nên súc miệng họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

–         Tránh khói thuốc lá: ngoài rượu bia, bạn cần loại bỏ thói quen hút thuốc, tránh hút thuốc lá,…bởi đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm họng tái phát nhiều lần.

–         Thường xuyên vệ sinh tay: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc tay với các bề mặt có chất bẩn cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.

–         Đeo khẩu trang khi ra ngoài công cộng, hạn chế những nơi đông người nhằm phòng tránh lây bệnh.

–         Tránh tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp: viêm họng có thể lây lan, do đó bạn cần tránh tiếp xúc với người bệnh

–         Rèn luyện sức khỏe, chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể. Từ đó mang lại hiệu quả phòng tránh viêm họng tốt hơn.

–         Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày với những bộ môn yêu thích giúp tăng cường sức khỏe.

–         Viêm họng thường xuất hiện vào mùa đông. Do đó, bạn cần giữ nguyên tắc giữ ấm vùng cổ họng để tránh vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công xâm nhập.

–         Phát hiện và điều trị sớm bệnh lý: các bệnh viêm xoang mũi, viêm amidan,…cần được điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bệnh để tránh biến chứng, tránh viêm họng có thể xảy ra.

CHÚ Ý: những cách chăm sóc, vệ sinh thân thể đi kèm với chế độ ăn uống nêu trên được cho là chỉ có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, hoàn toàn không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh. Do đó, nếu bản thân đang mắc bệnh viêm họng, bạn cần phải thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất, khuyến cáo không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Thông thường đối với bệnh viêm họng sẽ được điều trị bằng kháng sinh, chống viêm; sử dụng thuốc hạ sốt nếu có, sử dụng thuốc ho nếu có ho,….theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không bỏ dở liệu trình khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.

NÊN THAM KHẢO THÊM:

Review AZ mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được viêm họng có ăn tôm được không. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Chúc bạn sức khỏe.

Biên tập viên Vũ Minh Hải tốt nghiệp chuyên khoa truyền thông giáo dục sức khỏe tại trường Đại học Y Tế Công Cộng. Một tác giả trẻ tài năng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây