Với giá trị dinh dưỡng cao, cá hồi được mệnh danh là một loại “siêu thực phẩm” có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, đối với trẻ 9 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa còn đang non yếu, nhạy cảm thì cha mẹ cần phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn các loại thực phẩm cho bé. Vậy trẻ 9 tháng ăn cá hồi được không? Cần lưu ý những gì khi cho bé ăn cá hồi? Dưới đây là những thông tin giải đáp về vấn đề này!
Mục Lục
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA BÉ 9 THÁNG TUỔI
Khi được 9 tháng tuổi, trẻ đã có những sự thay đổi về mặt thể chất. Lúc này, bé đã có tự cầm nắm thức ăn và đã dần thích nghi với việc ăn dặm. Những chiếc răng sữa đã dần được hình thành để giúp bé nhai thức ăn tốt hơn.
Trong giai đoạn này, bên cạnh sữa mẹ thì cha mẹ cần cung cấp thêm cho con những bữa ăn dặm như: Bột, cháo đặc, sữa chua và trái cây,…Các bữa ăn của bé 9 tháng tuổi nên được chia thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ, cụ thể như sau:
- Sữa mẹ: Khoảng 500 – 600 ml/ ngày
- Ba bữa chính: Các mẹ có thể cho trẻ ăn bột, cháo hoặc cơm nhão cùng với các loại thịt, cá, rau xanh, chất béo,…Tỷ lệ các thành phần nên bao gồm: 50 – 60g gạo, 60 – 90g thịt (hoặc cá, tôm), 15g dầu mỡ và rau xanh, trái cây,…
- Ba bữa phụ: Có thể là trái cây, sữa chua, bánh quy hoặc phô mai,…
Để giúp bé 9 tháng tuổi phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ, trong thực đơn ăn dặm của bé cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản, bao gồm: Tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột bao gồm: Gạo, yến mạch, bánh mì và các loại đậu…
- Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm bao gồm: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm, cua, trứng,…
- Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo bao gồm: Mỡ động vật và các loại dầu thực vật
- Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất bao gồm: Các loại rau củ, trái cây.
TRẺ 9 THÁNG ĂN CÁ HỒI ĐƯỢC KHÔNG?
Cá hồi rất giàu chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Đây là một loại cá giàu axit amin, axit béo Omega – 3,… nên sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia, cha mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ 9 tháng tuổi ăn các món ăn từ cá hồi. Khi mới bắt đầu, phụ huynh nên cho bé ăn cá hồi từ từ và ăn từng chút một. Việc này nhằm mục đích để theo dõi phản ứng của cơ thể trẻ với loại cá béo này.
Ngoài ra, các mẹ cần chú ý xay nhuyễn cá hồi trước khi nấu cháo, bột cho bé để giúp trẻ dễ ăn, dễ nuốt hơn. Đặc biệt, tuyệt đối không được cho trẻ ăn hoa quả ngay sau khi ăn cá hồi. Bởi việc này có thể gây kích thích hệ tiêu hóa, khiến trẻ gặp phải các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn mửa và đau bụng,…
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CÁ HỒI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA BÉ
Trong cá hồi có chứa protein và amino axit rất dễ hấp thụ, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Bên cạnh đó, việc cho bé 9 tháng ăn cá hồi có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:
- Bổ sung vitamin D cho cơ thể bé: Ở bé, vitamin D là một dưỡng chất rất quan trọng để hấp thụ canxi hiệu quả. Trong thịt cá hồi tự nhiên có chứa một lượng lớn vitamin D, giúp thúc đẩy quá trình phát triển xương khớp ở trẻ, ngăn ngừa tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.
- Giúp hệ xương khớp chắc khỏe hơn: Trong thịt cá hồi tự nhiên có chứa axit béo Omega -3, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng còi xương, làm giảm viêm. Do đó, việc cho bé ăn cá hồi sẽ giúp hệ xương răng chắc khỏe hơn.
- Phát triển hệ thần kinh và trí não: Omega-3 tự nhiên có trong cá hồi sẽ giúp tăng cường các các chức năng não bộ của bé, bao gồm việc cải thiện khả năng ghi nhớ, làm tăng trí thông minh. Bên cạnh đó, thành phần vitamin A, vitamin D và selen có trong cá hồi sẽ giúp bảo vệ hệ thần kinh khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do có hại.
- Phòng ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ: Theo các nghiên cứu, trẻ em thường xuyên ăn cá hồi sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Theo các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên cho bé ăn cá hồi trước tuổi đi học để giúp tăng khả năng tập trung và ghi nhớ của con.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Cá hồi giúp làm giảm viêm, ngăn ngừa các bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đột quỵ. Do đó, đối với những trẻ bị mắc các bệnh tim mạch thì nên bổ sung cá hồi vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Cá hồi tốt cho thị lực của bé: Việc nấu cháo cá hồi hoặc chế biến cá hồi thành những món ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bé tăng cường thị lực, ngăn ngừa tình trạng khô mắt, mỏi mắt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp và quáng gà. Việc ăn cá hồi rất cần thiết cho sự phát triển mắt ở trẻ sơ sinh.
- Giúp làn da khỏe mạnh: Cho bé ăn cá hồi sẽ có thể giúp giữ ẩm cho da, mang lại làn da khỏe mạnh và trắng hồng.
Với những giá trị dinh dưỡng có trong cá hồi như trên thì các cha mẹ nên đưa cá hồi vào thực đơn ăn dặm của bé để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.
NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CHO BÉ ĂN DẶM
Khi chế biến các món ăn từ cá hồi cho bé ăn dặm, phụ huynh cần lưu ý một số điều dưới đây để nhận được những lợi ích tối ưu từ loại thực phẩm này cũng như hạn chế tối đa được các tác dụng phụ:
- Khi nấu cháo cá hồi cho bé, cha mẹ cần phải chú ý nhặt kỹ xương cá ra ngoài để tránh khiến bé bị hóc xương cá.
- Khi nấu cháo cá hồi cho bé, cha mẹ nên cho thêm một chút dầu thực vật vào khẩu phần ăn của bé để giúp bé có cảm giác ngon miệng hơn và bổ sung thêm chất béo cần thiết cho cơ thể trẻ.
- Lựa chọn cá hồi và những nguyên liệu phụ tươi ngon, cá hồi thì nên chọn phần thịt có màu cam tươi hoặc cam sẫm, các vân mỡ cá đều đặn và trắng mịn màng.
- Phụ huynh tuyệt đối không cho bé ăn cá hồi với số lượng lớn và liên tục. Vì sẽ có thể khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Tốt nhất, đối với trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi, các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 3 bữa cá hồi/ tuần, 20 – 30g cá hồi/ bữa.
- Khi chế biến cá hồi, các mẹ cần chú ý rửa tay sạch với xà phòng và đeo găng tay để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Ngoài ra, khi nấu cháo cá hồi cho bé, cha mẹ cũng nên kết hợp cá hồi với những loại thực phẩm khác nhau để giúp bé ăn ngon miệng hơn, thay đổi khẩu vị cho bé. Ví dụ như: có thể nấu cháo cá hồi với bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, rau mồng tơi,…
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề: Trẻ 9 tháng ăn cá hồi được không? Mọi băn khoăn về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [bình luận cuối bài] để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.