Sửa mũi ăn cá hồi được không?

0
293
Sửa mũi ăn cá hồi được không

Nâng mũi là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ có sự can thiệp xâm lấn lên vùng mũi, giúp cải thiện các khuyết điểm về dáng mũi. Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật nâng mũi đóng một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và kết quả thẩm mỹ cuối cùng. Vậy sau khi nâng mũi nên ăn gì và kiêng gì? Sửa mũi ăn cá hồi được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về vấn đề này !

NHỮNG LỢI ÍCH DINH DƯỠNG CỦA CÁ HỒI

Cá hồi là một loại cá có phần thịt màu cam đỏ, rất thơm ngon, mềm béo và giá trị dinh dưỡng cao. Các món ăn từ cá hồi đều bổ dưỡng và có hương vị ngon đặc trưng riêng, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến là các món cá hồi sashimi, cá hồi ngâm tương, salad cá hồi, cá hồi sốt cam,…

Trong cá hồi có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Protein, các vitamin nhóm B, D, selen, kali, sắt, canxi, kẽm,…Đặc biệt, trong cá hồi có chứa axit béo Omega – 3, giúp làm giảm viêm, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch và tăng cường chức năng của não bộ.

SỬA MŨI ĂN CÁ HỒI ĐƯỢC KHÔNG?

Như chia sẻ ở trên, cá hồi là loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người vừa mới phẫu thuật nâng mũi thì các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo không nên ăn các loại cá, bao gồm cả cá hồi.

Bởi vì cá hồi thuộc nhóm đồ tanh, có chứa nhiều đạm, nên có thể khiến vết thương bị ngứa ngáy khó chịu, kích ứng và mưng mủ. Ngoài ra, cá hồi có chứa axit béo Omega – 3 EPA, có tác dụng ức chế quá trình ngưng tụ máu, khiến vết thương lâu lành.

SAU KHI NÂNG MŨI BAO LÂU THÌ CÓ THỂ ĂN CÁ HỒI?

Thông thường, sau khi nâng mũi, các bạn cần kiêng ăn các loại cá, bao gồm cá hồi trong khoảng 1 tháng. Lúc này, dáng mũi đã ổn định và vào form, nên các bạn có thể ăn cá bình thường trở lại. Đây cũng là khoảng thời gian vừa đủ để vết thương hồi phục hoàn toàn và không còn trở ngại gì khi bổ sung thêm cá vào thực đơn hàng ngày.

Tuy nhiên, thời gian kiêng khem cá còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: Thể trạng cơ địa, tốc độ lành vết thương ở mỗi người,… Có những người chỉ cần mất 3 tuần mũi đã hồi phục và vào form chuẩn như mong đợi, nhưng cũng có trường hợp phải đến hơn 1 tháng thì mới có thể ăn cá trở lại.

NHỮNG THỰC PHẨM KHÁC CẦN KIÊNG SAU KHI NÂNG MŨI

Để giúp vết thương sau nâng mũi nhanh lành và đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn, các bạn cần kiêng khem một số loại thực phẩm dưới đây:

  • Thức ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng có thể gây kích ứng, làm xuất hiện các triệu chứng như: Hắt hơi, buồn nôn, chảy máu mũi,… Ngoài ra, việc tiêu thụ các món ăn cay nóng ngay sau phẫu thuật nâng mũi cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc mê, làm tăng huyết áp,…Vì vậy, các bạn cần tránh ăn đồ ăn cay nóng trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật sửa mũi.

  • Thực phẩm chứa nhiều muối

Vết thương sẽ có nguy cơ bị sưng viêm cao hơn khi cơ thể hấp thụ nhiều muối, từ đó làm chậm quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Do đó, các bạn cần tránh tiêu thụ các món ăn chế biến sẵn có chứa nhiều muối như: Thịt hun khói, dăm bông, dưa muối, cà muối, xúc xích,… và nên hạn chế lượng gia vị sử dụng khi chế biến món ăn hàng ngày.

  • Hải sản

Mặc dù rất giàu chất dinh dưỡng nhưng hải sản không phải là loại thực phẩm thích hợp để sử dụng sau khi phẫu thuật. Thành phần histamin trong hải sản sẽ dễ gây nên tình trạng kích ứng, dị ứng, ngứa ngáy và sưng viêm ở vết thương. Ngoài ra, trong hải sản có chứa rất nhiều protein, có thể tạo thành sẹo lồi, hoặc gây ra tình trạng mưng mủ. Không chỉ thế, hải sản có tính hàn nên sẽ dễ gây lạnh bụng, đau bụng cho người ăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Đồ nếp

Đồ nếp có tính nóng, nên nếu ăn nhiều sẽ dễ gây nóng trong, khiến vết thương bị sưng, mưng mủ và viêm.Vì vậy, các bạn nên tránh ăn đồ nếp như: Xôi, bánh chưng, bánh rán, … trong khoảng 1 tháng hoặc đến khi vết phẫu thuật lành hoàn toàn.

  • Các món ăn cứng, dai, giòn

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, tác dụng của thuốc tê vẫn còn sẽ khiến các bạn khó cử động phần khuôn miệng. Khi đó, nếu các bạn ăn những thực phẩm cứng thì sẽ khó nhai và góp phần làm tăng nguy cơ mũi bị sưng tấy, đau nhức. Từ đó, kéo dài thời gian hồi phục sau phẫu thuật.

Do đó, các bạn hãy tránh ăn các món ăn cứng, giòn, dai, khó nhai,… trong khoảng 2 – 3 tuần sau khi phẫu thuật mũi.

  • Thức uống chứa caffein

Caffein có thể làm chậm tốc độ lành vết thương do thành phần này có thể ức chế quá trình tăng sinh, làm chậm quá trình di chuyển của tế bào. Do đó, các bạn nên hạn chế sử dụng cà phê, chè, trà, nước tăng lực,… sau khi phẫu thuật nâng mũi.

  • Các món ăn nhanh, có chứa nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể gây tích tụ mỡ, nóng trong, ảnh hưởng đến quá trình liền vết mổ. Do đó, sau phẫu thuật nâng mũi, các bạn không nên tiêu thụ các thực phẩm chiên rán, có nhiều dầu mỡ như: Khoai tây chiên, xúc xích chiên, gà rán,…

  • Thịt bò

Những người sau phẫu thuật mũi không nên ăn thịt bò vì sẽ có thể khiến lớp da non ở vết mổ không đồng màu với các vùng da ở xung quanh, gây mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, việc ăn thịt bò còn làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi do hàm lượng đạm dồi dào có trong loại thực phẩm này.

  • Rau muống

Rau muống có thể là nguyên nhân gây tăng sinh tế bào, tăng sinh collagen, làm hình thành sẹo lồi. Để đảm bảo an toàn, các bạn nên tránh ăn rau muống trong vòng 1 tháng sau khi phẫu thuật nâng mũi.

NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO QUÁ TRÌNH HỒI PHỤC SAU PHẪU THUẬT NÂNG MŨI

Vậy sau phẫu thuật nâng mũi nên ăn gì để giúp vết mổ nhanh lành? Hãy bổ sung những loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau xanh giúp bổ sung đa dạng các vitamin, khoáng chất, chất xơ,… cho cơ thể. Đây là những dưỡng chất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương. Các bạn nên tiêu thụ khoảng 300g rau xanh mỗi ngày.
  • Các loại quả mọng như: Dâu tây, nho, lựu, mâm xôi, bưởi, việt quất,… cung cấp nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, rất tốt cho quá trình liền sẹo.
  • Thịt nạc: Thịt lợn nạc có chứa nhiều axit amin, giúp hỗ trợ quá trình tái tạo mô, làm tăng tốc độ lành vết thương. Các bạn nên tiêu thụ 200g thịt heo nạc mỗi ngày là phù hợp.
  • Ngũ cốc là thực phẩm rất tốt cho quá trình phục hồi vết thương. Các loại ngũ cốc như: Gạo lứt, yến mạch, đậu đỏ,… rất thơm ngon, dễ ăn, giúp tăng cường sản xuất collagen, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
  • Sữa chua giúp cung cấp các lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, giúp làm tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp quá trình trao đổi, chuyển hóa các chất trong cơ thể được diễn ra thuận lợi, tăng tốc độ chữa lành vết thương.

Trên đây là những thông tin về vấn đề: Sửa mũi ăn cá hồi được không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [bình luận cuối bài] để được tư vấn và giải đáp sớm nhất

Biên tập viên Hoàng Ngọc Chất tốt nghiệp trường Cao đẳng Phát thành Truyền hình – I – chuyên ngành báo chí, đã có trên 3 năm kinh nghiệm biên tập viên trong lĩnh vực sức khỏe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây