Mít ra quả vào tháng mấy?

0
4923
Mít ra quả vào tháng mấy

Mít là loại trái cây nhiệt đới rất phổ biến, và thường xuất hiện rất nhiều tại các quốc gia châu Á đặc biệt là Đông Nam Á. Thông thường mít trồng sau 4-5 năm sẽ cho ra trái. Mít cũng là loại trái cây cho quả ăn được cho trái lớn nhất hiện nay. Trung bình mỗi trái mít thường nặng từ 3-4kg, với các giống mít khác nhau và kĩ thuật canh tác, chăm sóc khác nhau cũng có thể trái mít sẽ đạt đến 20-25kg. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem mít ra quả vào tháng mấy? Mùa mít thường kéo dài mấy tháng nhé.

Một số đặc điểm của cây mít ở Việt Nam

Mít là loại cây có nguồn gốc tại vùng Nam Ấn Độ, đâu là vùng đất có nhiệt độ nóng ẩm và lượng mua tương đối cao, và tương tự với kiểu khí hậu của nước ta, đặc biệt là khí hậu miền Nam nước ta.

Mít được trồng rất phổ biến tại các quốc gia, vùng lãnh thổ có khí hậu nóng ẩm như: các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, Thái Lan; các nước trong khu vực cận xích đạo; Philipines, Ấn Độ, Băng-la-đét…

Ở nước ta mít cũng là giống cây trồng được trồng từ rất lâu đời, trờ thành giống cây trông quen thuộc, truyền thống, rất phổ biến và được nhiều người yêu thích. Mít được trồng rất phổ biến đặc biệt là các vùng nông thôn, vì những lợi ích từ lâu đời của mít.

Cây mít ở Việt Nam thường sẽ ra quả ra khi trồng từ 4-5 năm. Hoa mít thường mọc trên những cuống ngắn, phân nhánh và thường mọc ra từ thân chính hoặc những cành to của cây. Cây mít càng già, càng lâu năm thì hoa mít sẽ càng mọc cao lên trên các cành to phía trên của cây. Hoa mít đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng biệt, chúng mọc thành cụm, không có cánh hoa. Người nông dân vẫn gọi hoa mít là “dái mít”.

Ở nước ta có một số giống mít đặc trưng:

  • Mít thường: Đây là giống mít phổ biến, trồng nhiều ở vùng nông thôn của trên cả nước. Giống mít có búp và lá non không có lông, cho quả to trung bình 4-5kg, nếu kĩ thuật canh tác tốt và thời tiết tốt có thể cho năng suất cao hơn, mỗi trái có thể nặng 10-20kg.
  • Mít tố nữ: không khác nhiều so với mít thường, tuy nhiên lá và búp non có xuất hiện những lông máu nâu, vỏ có xơ dính vì vậy có thể bổ được bằng một vết dao dọc và dùng tay tách ra được. Mít tố nữ cho quả nhỏ hơn, những rất nhiều trai.
  • Mít lai: Hiện nay với khoa học công nghệ phát triển, ứng dụng vào nông nghiệp hiện đại đã nhân giống nhiều loại mít khác nhau, cho năng suất và chất lượng tốt. Có những giống mít có cả đặc tính của một số giống mít đặc trưng của nước ta và những giốn mít của vùng xung lân cận.

Như vậy mít là loại trái cây ưa khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Vì vậy mà ở nước ta mít được trồng ở hậu khắp mọi nơi, từ Bắc đến Nam đều trồng được mít trừ những vùng núi cao phía Bắc.

Thông thường mít ra quả vào tháng mấy?

Thông thường mít sẽ ra quả từ cuối tháng 2 đến cuối thánh 3 và chính vụ vào khoảng tháng 4, tháng 5. Múa mít chín thường kéo dài từ 2-3 tháng. Như vậy có thể thấy, mít ra hóa sớm nhất là vào mùa xuân, tháng giêng và mít ra quả vào khoảng cuối tháng 3 đến mùa hè, tháng 4,5,6 là thời điểm mít chín và vào chính vụ của mít.

Tuy nhiên hiệ nay có những giống mít lai, mít Thái… được nghiên cứu, lai ghép để có thể cho trái quanh năm, mang lại năng suất kinh tế cây trồng cao cho bà con nông dân.

Đối với giống mít Thái, được lai ghép từ giống mít mật và mít rừng làm gốc ghép cho mít dai. Giống mít lai thường cho năng xuất cao, thừa hưởng được những đặc tính tốt từ cây mẹ. Mít Thái lai cũng cho chính vụ vào khoảng 6,7 hành. Thời gian từ khi đơm hoa đến khi kết trái già và chín là khoảng 5 tháng. Nhờ vào những kĩ thuật canh tác, chăm sóc, tỉa cảnh thì mít có thể ra quả trái mùa và ra quả gối vụ, tuy nhiên sản lượng sẽ không được nhiều như những tháng chính vụ.

Nhìn chung thì mít Thái sẽ cho khoảng 2 vụ một năm. Những giống mít thường sẽ cho trái 1 vụ một năm. Thời gian từ khi ra hoa đến khi quả già là khoảng 3-4 tháng.

Một số nguyên nhân khiến mít ra quả muộn

Mít được trổng rất phổ biến, mang lại giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Tuy nhiên mít trồng nhiều năm những chưa ra quả. Mít ra quả vào tháng mấy?

Một số nguyên nhân chủ yếu khiến mít ra quả muộn có thể kể đến như sau:

  • Cách thức trồng, canh tác, chăm sóc chưa đúng kĩ thuật. Nếu mít được gieo hạt thì sau 6-7 năm mới ra quả. Vì vậy hiện nay để rút ngắn thời gian và giữ được tối đa những đặc tính tốt của cây mẹ, nên phương pháp ghép cành cũng được ưu tiên và áp dụng phổ biến. Ghép cành thì sau 2-3 năm cây sẽ bắt đầu cho ra quả. Tuy nhiên nếu qua những khoảng thời gian này mà cây chưa có biểu hiện ra quả thì cần có biện pháp xử lý, khắc phục.
  • Tác động của môi trường. Do những tác động thay đổi của môi trường, thời tiết, khí hậu, ánh sáng, thời tiết… Những cây mít ở vị trí thiếu ánh sáng, không đủ dinh dưỡng… cũng là những nguyên nhân khiến mít ra quả muộn. Hoặc cũng có những trường hợp mít có điều kiện sinh trưởng tốt và phát triển thân lá quá mức lấn át cả sự phát triển quả. Như vậy để mít ra quả đúng vụ cần tiến hành tỉa bớt càng hoặc tăng cường dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển cân đối và cho quả vào đúng thời vụ.

Một số biện pháp giúp mít ra quả sớm, đúng vụ

Mít ra quả vào tháng mấy? Để mít có thể ra quả đúng vụ thì cần kĩ thuật xử lý để cây dùng quá trình sinh trường và chuyển sang giai đoạn sinh trưởng thực sinh tức là chuyên sang giai đoạn đơm hoa, kết trái. Dưới đây là biện pháp tác động bên ngoài để cây mít có thể nhanh chóng cho ra quả sớm và đúng vụ.

Những biện pháp tác động để mít ra quả thường được tiến hành trước thời gian cây ra hoa khoảng từ 1,5-2 tháng.

Một số biện pháp tác động, xử lý để cây mít ra hoa sớm và đúng vụ:

  • Cắt giảm lượng nước tưới: Biện pháp này được ứng dụng tùy vào điều kiện trồng của cây để tiến hành ngắt nguồn nước tưới bao nhiêu và trong thời gia dài ngắn như thế nào. Thông thường thời gian bà con ngưng cung cấp nước tưới kéo dài từ 10-12 ngày. Cho đến khi thấy cây có biểu hiện cong lá, các lá già vàng và rụng, những chồi non bắt đầu có dấu hiệu héo đi thì việc ngắt nước thành công và có thể đào những rãnh quanh gốc để bón phân và đưa nước vào từ từ, tránh tình trạng cấp nước lại ồ ạt khiến cây bị sốc nước.
  • Cắt bớt dễ cây, khoang vỏ: Sau thời gian sinh trưởng, mà cây vẫn chưa cho ra quả, thì bạn có thể tiến hành biện pháp đào gốc và cắt bớt rễ cây, khoang vở thân, cành hoặc tỉa bớt cành lá… Biện pháp này được áp dụng để ngắt quá trình sinh trưởng và bắt cây chuyển sang quá trình kết quả, quá trình thực sinh.

Một điểm cần lưu ý khi thực hiện biện pháp cắt bớt dễ, khoanh vỏ, tỉa càng là không tiến hành quá ¾ cây . Sau khi cắt bớt rễ, cành… thì cây bắt đầu sinh trưởng chậm, vì vậy sau 20-25 ngày bà còn mới nên tiến hành bón phân thêm và tiến hành chăm sóc cây bình thường. Mít ra quả vào tháng mấy? Như vậy sau khi tiến hành biện pháp cắt bớt rễ, tỉa cành và khoang vỏ thì cây sẽ bắt đầu bật trồi và có hoa.

  • Sử dụng các loại thuốc kích thích ra trái sớm: Ngoài những biện pháp tự nhiên như trên thì bà con nông dân có thể sử dụng một số những chế phẩm phân hóa giúp cây trồng nhanh chóng kết quả như: phun kali nitrat, flower 94… Cách phun và liều lượng phun cũng như thời gian tiến hành phun thuốc, bà con nên sử dụng theo khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Một số lợi ích mà mít mang lại cho sức khỏe

Mít là loại trái cây rất không chỉ thơm ngon, hấp dẫn được nhiều người yêu thích mà còn là loại trái cây rất giá trị dinh dưỡng. Dưới đây là một số những lợi ích hữu hiệu mà mít cung cấp cho sức khỏe:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C là nguồn khoáng chất bổ sung nổi tiếng là chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và các bệnh lây nhiễm. Hỗ trợ và cải thiện hệ miễn dịch rất hiệu quả. Một chén múi mít có thể cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng lớn vitamin C và các hợp chất thực vật chống oxy hóa rất mạnh mẽ.
  • Điều hòa lượng đường huyết ổn định: Nồng độ đường trong máu cao là biểu hiện đặc trưng của tình trạng cơ thể thiếu mangan. Trong khi đó mít lại là loại hoa quả chứa một lượng rất lớn mangan, giúp điều hoàn hòa, giảm bớt nồng độ đường huyết trong máu. Từ đó có thể hạn chế mắc các bệnh liên quan, ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc cơ thể có nồng độ đường huyết quá cao.
  • Điều hòa huyết áp: Trong thành phần dinh dưỡng của mít có chứa potassium tương tự như chất được tìm thất trong chuối. Potassium giúp cơ thể phòng ngừa và làm giảm tình trạng cao huyết áp rất hiệu quả. Ngoài ra còn giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh loãng xương, đau khớp…
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Mít cũng chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng).

NÊN XEM THÊM:

Mít ra quả vào tháng mấy? Hy vọng những chia sẻ, thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu hơn về mít, cũng như có thêm những thông tin mới những kiến thức thú vị về trái mít. Như vậy mít ra quả vào tháng mấy? Thông thường mít sẽ đơm hoa và khoảng tháng giêng, mùa xuân, kết trái và trái già vào khoảng tháng 4, tháng 5 và chính vụ mít sẽ kéo dài từ 2-3 tháng mùa hè.

Học Tập : CỬ NHÂN KHOA VĂN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả học tập: 3.29 Kinh Nghiệm Làm Việc: DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KHÁC 01/2017 - 02/2019 Nhân viên Truyền thông - Viết bài truyền thông cho doanh nghiệp trên trang fanpage. Hỗ trợ sự kiện cho doanh nghiệp BÁO LAO ĐỘNG 04/2018 - 09/2018 Thực tập sinh ban Thời sự - Biên tập và dịch các tin bài quốc tế. Bên cạnh đó còn viết các bài về mảng giáo dục CÔNG TY THỜI TRANG EMSPO 9/2018 - 1/2019 Thực tập sinh truyền thông nội bộ - Xây dựng kịch bản truyền thông nội bộ cho công ty (Thu âm và phát thanh radio hàng ngày) - Tô chức sự kiện cho công ty (sinh nhật cán bộ công nhân viên) CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC CẦU VỒNG 10/2019 - 4/2020 Biên tập viên - Xây dựng và lên nội dung ý tưởng ấn phẩm tạp chí cho công ty. - Viết bài theo nội dung đã lên sẵn Hoạt Động CHƯƠNG TRÌNH MOTTAINAI - BÁO PHỤ NỮ 8/2018 - 10/2018 Thành viên ban Truyền thông - Viết bài truyền thông trên fanpage - Tham gia hỗ trợ ngày hội chính CTV TRAVEL MAG 8/2018 - 10/2018 CTV Tin tức + Kinh doanh + Giải trí - Viết bài

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây