Ho có ăn được cá thu không?

0
1017
Ho có ăn được cá thu không

Ho có ăn được cá thu không? Ho là phản của cơ thể dưới một tác động nào đó khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, khàn giọng, mất tiếng, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày. Lúc này, bên cạnh  cách chữa ho bằng thuốc, chuyên gia khuyên bạn nên ăn uống khoa học và hợp lý, kiêng khem một số đồ ăn để hỗ trợ giảm ho tốt hơn.

Ho và những nguyên nhân thường gặp

Ho là một trong những phản xạ bình thường của cơ thể mục đích loại bỏ các chất kích ứng ra khỏi đường họng miệng, loại bỏ khỏi đường hô hấp. Do đó, đây là phản ứng có thể giúp cơ thể tự bảo vệ mình.

Thông thường, nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho cấp tính ở người trưởng thành thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên là phổ biến, ngoài ra có thể do nguyên nhân cảm lạnh thông thường gây nên.

Ngoài ra, ho kéo dài còn có thể do nhóm nguyên nhân bệnh lý mà bạn cần phải hết sức lưu ý, như sau:

  • Viêm mũi- viêm xoang: là nguyên nhân điển hình gây ho do tăng tiết dịch nhầy tại vùng mũi họng. Bệnh lý này thường xảy ra khi có virus tác động, tình trạng ho có thể kéo dài đến hơn 10 ngày.
  • Ho gà: bệnh lý lâm sàng đặc trưng bởi những cơn ho dữ dội. Sau cơn ho người bệnh cảm thấy khó khăn hơn khi thở, tác nhân gây bệnh thường do ordetella pertussis gây nên.
  • Bệnh lý phế quản- phổi: các bệnh viêm phế quản, viêm phổi hay lao phổi cũng có thể gây nên tình trạng ho từ nhẹ đến nghiêm trọng. Những bệnh lý này cần được thăm khám sớm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
  • Ngoài ra, ho còn có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: hen phế quản, viêm xoang mãn tính, trào ngược dạ dày, thực quản….

Những người dễ mắc chứng ho gồm các đối tượng hút thuốc lá, dùng nhiều chất kích thích, bị dị ứng hoặc hệ miễn dịch kém, người già có hệ hô hấp suy giảm,..hoặc thậm chí những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất…bên cạnh các phương pháp điều trị ho theo y học, nhiều người quan tâm đến chế độ ăn uống khi bị ho như thế nào?

Giải đáp: ho có ăn được cá thu không?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề ho có ăn được cá thu không, bạn cần biết được nguồn dinh dưỡng có ảnh hưởng tới quá trình điều trị ho hay không.

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị ho

Như bạn đã biết, ăn uống vốn là nhu cầu tối thiểu của con người nhằm cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống. Tương tự đối với những người mắc chứng ho cũng vậy, nếu như cung cấp dinh dưỡng đúng, hợp lý sẽ trở thành điều kiện tiền đề tăng sức đề kháng cơ thể chống chọi lại bệnh tật. Mặc dù vậy khi bị ho cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng như sau:

  • Nhóm đồ ăn đầy đủ dinh dưỡng: trong chế độ ăn khi bị ho cần đầy đủ các nhóm chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất đa dạng gồm có rau củ, thịt, trứng….những món ăn cần được chế biến đủ chín, đảm bảo không ăn đồ tái hoặc đồ sống.
  • Chế độ ăn nâng cao sức đề kháng: thông thường khi cơ thể mất đi đề kháng sẽ dẫn tới ho. Do vậy việc ăn uống đầy đủ bổ sung kháng thể sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả, khiến triệu chứng ho thuyên giảm dần dần.
  • Chế độ ăn giảm kích thích vùng cổ họng: đây là nguyên tắc cần nắm vững trong chữa ho, một số món ăn, thực phẩm có thể dẫn tới kích thích vùng cổ họng cần loại bỏ tránh tình trạng ho trở nên nghiêm trọng.

Ho ăn được cá thu không?

Theo khuyến cáo, nếu triệu chứng ho trở nên trầm trọng thì bạn không nên ăn cá thu. Bởi, cá thu chính là hải sản tanh khi tiêu thụ sẽ khiến chứng ho càng nghiêm trọng. Lý do bởi trong cá thu có hàm lượng protein khá cao dẫn tới triệu chứng dị ứng tạo nên những cơn ho kéo dài. Hơn nữa, cá thu tanh thường dẫn tới kích ứng niêm mạc cổ họng sinh ra cơn ho dai dẳng.

Ngoài cá thu, chuyên gia khuyên bạn nên kiêng các loại hải sản khác như: tôm, cua, cá, ốc,….những món ăn này mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng được đánh giá không phù hợp đối với người bị ho hay đang điều trị ho.

Những đồ ăn khác cần kiêng khi bị ho

Bên cạnh những món ăn nêu trên cần kiêng khi bị ho, bạn cần kiêng cữ thêm một số vấn đề sau đây:

  • Kiêng món chiên rán, nhiều dầu mỡ: thức ăn nhanh, gà chiên rán, thịt quay….khuyến cáo chưa nên ăn nếu bị ho. Bởi khi ho, sức đề kháng sẽ suy yếu dẫn tới mệt mỏi, những món ăn nhiều dầu mỡ tăng thêm áp lực cho dạ dày…hơn thế nữa, những đồ ăn này còn gây ra tăng tiết đờm khiến triệu chứng ho lâu giảm.
  • Đồ ăn có tính lạnh: khi bị ho, những đồ ăn lạnh, đặc biệt là nước đá, nước có gas,….cần kiêng để tránh gây tổn thương thêm niêm mạc miệng, họng dẫn tới tổn thương phổi. Do vậy nếu như phải bảo quản thức ăn lạnh bạn nên cho đồ ăn ra ngoài một thời gian để nguội trước khi dùng.
  • Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: những đồ này dễ gây nên tình trạng nóng trong, tạo điều kiện thuận lợi cho chứng ho càng kéo dài hơn nữa…
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: nhiều người cho rằng khi bị ho cổ họng thường bóng rát, ngứa họng khó chịu. Nếu sử dụng rượu hay bia có thể giảm ho. Nhưng thực tế điều này không đúng, nếu như ho mà uống rượu, bia sẽ càng làm triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Rau củ có chất nhầy: một số loại rau củ nhiều chất nhầy có thể kích thích tạo đờm, dịch nhày mũi họng khiến triệu chứng ho tăng lên. Do đó các loại khoai sọ, củ từ, mồng tơi, rau đay…bạn không nên ăn.

Những đồ nên ăn khi bị ho

Ngoài những thực phẩm cần tránh nêu trên khi bị ho, bạn cần chú ý bổ sung thêm một số món ăn tốt cho người bị ho như sau:

  • Canh củ cải: là món ăn dinh dưỡng cung cấp vitamin, chất xơ, hơn nữa theo y học cổ truyền củ cải còn có thể hỗ trợ điều trị ho khan hoặc chứng ho lâu ngày.
  • Canh mướp hương: món ăn này không chỉ dễ ăn mà còn có thể mang lại hiệu quả giảm ho, giảm viêm họng. Để tăng cường dinh dưỡng, bạn có thể nấu mướp hương cùng thịt băm….
  • Canh cải cúc: trong đông y nhận định, cải cúc có thể hỗ trợ tiêu đờm, giảm viêm họng…những người bị ho có thể nấu canh cải cúc với thịt lợn thêm gừng để giúp món ăn ngon hơn đồng thời gia tăng hiệu quả giảm ho.
  • Trà gừng ấm nóng: là món đồ uống được ưu tiên sử dụng giúp giảm ho đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo.

Một số lưu ý khác đối với những người bị ho

Ngoài chế độ ăn gì, không nên ăn gì khi bị ho, bạn cần chú ý thêm đến chế độ sinh hoạt, và thay đổi một số thói quen giúp khắc phục hiệu quả tình trạng này, như sau:

  • Không hút thuốc: khói thuốc là yếu tố gây nên chứng ho trầm trọng, chất trong thuốc lá có thể tác động tiêu cực đến hệ hô hấp, phế quản, phổi khiến triệu chứng ho nặng hơn. Vì thế bạn nên bỏ thuốc nếu bị ho.
  • Thói quen sinh hoạt: bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng miệng họng, súc miệng bằng nước muối sinh lý, thực hiện xông rửa mũi thường xuyên, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
  • Luyện tập thể dục thể thao mục đích tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng cơ thể, từ đó giảm dần triệu chứng ho lâu dài.

NÊN THAM KHẢO THÊM:

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được ho có ăn được cá thu không? khi bị ho cần kiêng những thực phẩm gì? Nếu bạn còn thắc mắc có thể nhấp chuột COMMENT để được giải đáp rõ hơn.

Chúc bạn sức khỏe.

Biên tập viên Nguyễn Phương Anh từng có thời gian học tập tại Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội, có trên 3 năm viết bài trong lĩnh vực dinh dưỡng, ăn uống, nấu ăn, ăn kiêng hỗ trợ giảm cân, ...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây