Cho con bú ăn mắm tôm được không?

0
2108
Cho con bú ăn mắm tôm được không

Trong thời gian sau khi sinh, sản phụ thường được khuyên nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong thời gian 6 tháng đầu sau khi sinh. Thời kỳ cho con bú, tất cả những món ăn mà mẹ lựa chọn đều có thể tác động đến chất lượng nguồn sữa. Trong số rất nhiều món ăn, chị em phụ nữ sau khi sinh vẫn khá thắc mắc không biết cho con bú ăn mắm tôm được không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết sau đây.

Mắm tôm thuộc nhóm gia vị truyền thống của người Việt Nam, mắm được làm từ con moi biển tươi được ủ với muối theo công thức riêng nhất định, qua thời gian ủ khá lâu khoảng 1 năm thì được sử dụng. Mắm tôm là loại mắm có mùi đặc trưng, có thể ăn kèm với rất nhiều món ngon khác nhau như: bún đậu, bún riêu, lòng lợn,…..

Xét về góc độ dinh dưỡng, mắm tôm cung cấp một số khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe như: đạm, chất béo, nước. Ngoài ra, mắm tôm còn  có chứa hàm lượng protein, canxi, sắt và vitamin A. Theo một số nghiên cứu chứng minh, mắm tôm có chứa Astaxanthin, một chất chống oxy hóa hiệu quả, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Vậy, đối với phụ nữ cho con bú ăn mắm tôm được không? có ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ hay không? những món ăn thực phẩm nào mẹ cho con bú nên ăn và không nên ăn?

Giải đáp: cho con bú ăn mắm tôm được không?

Theo chuyên gia, mắm tôm là một trong những loại mắm giàu giá trị dinh dưỡng và vẫn có những lợi ích nổi bật cho sức khỏe nếu như chế biến và sử dụng đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau khi sinh và đang trong thời kỳ cho con bú thì lo lắng không biết ăn mắm tôm được hay không? Đối với vấn đề này, có thể xét theo 2 nhóm phụ nữ sau khi sinh như sau:

Đối với phụ nữ sau khi mới sinh con và đang cho con bú

Thông thường, đối với những phụ nữ sau khi mới sinh con khoảng thời gian đầu cơ thể sẽ rất yếu, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh sản….đều rất cần thời gian hồi phục và thời điểm này vấn đề thuộc chế độ ăn uống như thế nào được quan tâm hàng đầu mục đích giúp mẹ phục hồi thể trạng sau sinh đồng thời cung cấp nguồn sữa tốt nhất cho em bé khi đã chào đời.

Do đó, thời điểm này ngoài chế độ nghỉ ngơi, cần có chế độ ăn đặc biệt với những món dễ tiêu hóa, ăn chín, uống sôi; không ăn những đồ ăn có thể tiềm ẩn các tác nhân gây bệnh.

Đối với mắm tôm, các mẹ sau khi mới sinh và cho con bú trong khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên tốt nhất không nên ăn mắm tôm. Bởi những lý do dưới đây:

–         Mắm tôm có thể tồn tại vi khuẩn có hại: điều này có thể xảy ra nếu như lựa chọn loại mắm tôm có nguồn gốc xuất xứ và quy trình chế biến mắm không đảm bảo chất lượng. Như bạn đã biết mắm tôm sẽ được ngâm với muối, thực tế là mắm sống thông qua quá trình chế biến ở nhiệt độ cao để diệt vi khuẩn. Do đó, mắm tôm có thể tồn tại cả vi khuẩn có lợi và hại ….trong khi sau khi sinh và cho con bú sức khỏe người phụ nữ yếu sẽ bị nhiễm trùng hoặc đau bụng khi ăn mắm tôm.

–         Mắm tôm chưa chín gây nguy cơ ngộ độc: như đã trình bày nêu trên, trong số rất nhiều hãng sản xuất mắm tôm vẫn còn tồn tại đâu đó cơ sở sản xuất mắm tôm kém chất lượng, có thể sử dụng chất bảo quản hoặc các chất độc hại khác. Do vậy, nếu như ăn mắm tôm không đảm bảo này có thể dẫn tới tiêu chảy, sốt, buồn nôn….ảnh hưởng tới sức khỏe.

–         Mắm tôm ảnh hưởng đến sữa mẹ: vốn dĩ mắm tôm là loại thực phẩm có mùi rất khó chịu và khó tiêu hóa. Nếu mẹ sau khi sinh cho con bú ăn mắm tôm có thể dẫn tới sữa có mùi, bé không chịu bú hoặc gặp phải tình trạng đầy bụng khó tiêu. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Như vậy có thể kết luận đối với phụ nữ sau khi sinh và cho con bú tốt nhất trong 3 tháng đầu không nên ăn mắm tôm.

Đối với nhóm phụ nữ đang cho con bú 3 tháng trở lên

Trong trường hợp phụ nữ đang cho con bú nhưng em bé đã lớn hơn một chút, khoảng chừng 3 tháng tuổi trở lên thì mẹ hoàn toàn có thể ăn mắm tôm được mặc dù đang cho con bú, bởi những lý do dưới đây:

–         Thực tế bác sĩ khuyến cáo mẹ đang cho con bú hoàn toàn không cần kiêng khem quá kỹ lưỡng, không nhất thiết chỉ ăn các món ăn lợi sữa như: đu đủ, móng giò, thịt nạc heo kho nghệ….mà nên ăn đa dạng thực phẩm, hoa quả, trái cây tươi, các món ăn theo sở thích cá nhân…để nguồn sữa có đầy đủ dưỡng chất tốt cho sữa mẹ cũng như giúp sức khỏe người mẹ hồi phục nhanh chóng.

–         Các món ăn ngon có chứa mắm tôm như: bún đậu mắm tôm, bún riêu,….đều có chứa những thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó mẹ có thể cân nhắc sử dụng loại mắm này.

Mặc dù vậy, chú ý nếu đang cho con bú sữa mẹ, các mẹ khi ăn mắm tôm nên chú ý đến một số vấn đề sau đây:

–         Không ăn quá nhiều mắm tôm: một tuần mẹ có thể ăn 1 -2 lần mắm tôm đều được nhưng không nên ăn quá nhiều và không nên ăn thường xuyên. Thay vào đó, có thể lựa chọn các loại mắm đóng chai sẵn có bán trên thị trường như mắm nước….

–         Chọn mắm rõ ràng nguồn gốc: đây là một trong những yếu tố cơ bản và cần thiết để sử dụng mắm tôm an toàn. Mẹ đang cho con bú cần lựa chọn loại mắm sản xuất công nghiệp, nhãn mác rõ ràng, được kiểm định chất lượng để sử dụng tốt cho sức khỏe.

Một số món ăn tốt cho phụ nữ đang cho con bú

Đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn uống đa dạng đủ chất với những nhóm thực phẩm dinh dưỡng như sau:

–         Thực phẩm chứa carbohydrate: nhóm dinh dưỡng này có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy, bánh mì….

–         Nhóm thực phẩm giàu đạm: là một trong những thành phần dinh dưỡng tốt có tác dụng duy trì các mô trên cơ thể. Những món ăn mẹ cho con bú được khuyên nên sử dụng như: thịt gia cầm, bơ, sữa,….

–         Thực phẩm giàu canxi: thuộc nhóm dưỡng chất quan trọng mẹ cần bổ sung để có thể hỗ trợ giúp hệ thống xương của bé phát triển khỏe mạnh. Trong đó, sữa là nguồn dinh dưỡng cung cấp hàm lượng canxi cao.

–         Thực phẩm giàu sắt: hiệu quả giúp bổ máu, phục hồi thể trạng đồng thời giúp nguồn sữa mẹ đủ vi chất cung cấp cho em bé. Một số dạng thực phẩm tốt cho mẹ cho con bú như: ngũ cốc, thịt, cá, rau xanh….

–         Thực phẩm giàu axit folic: mỗi ngày mẹ cho con bú cần đến 500µg axit folic mỗi ngày….loại thực phẩm giàu chất này có thể kể đến như: rau bia, cải xanh, sầu riêng, các loại thịt gia súc, gia cầm….

–         Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: theo khuyến cáo từ viện dinh dưỡng quốc gia, mẹ cho con bú cần cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu hiệu quả tăng cường sức đề kháng cho em bé.

NÊN XEM THÊM:

Review AZ mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được cho con bú ăn mắm tôm được không? Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Chúc bạn sức khỏe.

Học Tập : CỬ NHÂN KHOA VĂN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả học tập: 3.29 Kinh Nghiệm Làm Việc: DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KHÁC 01/2017 - 02/2019 Nhân viên Truyền thông - Viết bài truyền thông cho doanh nghiệp trên trang fanpage. Hỗ trợ sự kiện cho doanh nghiệp BÁO LAO ĐỘNG 04/2018 - 09/2018 Thực tập sinh ban Thời sự - Biên tập và dịch các tin bài quốc tế. Bên cạnh đó còn viết các bài về mảng giáo dục CÔNG TY THỜI TRANG EMSPO 9/2018 - 1/2019 Thực tập sinh truyền thông nội bộ - Xây dựng kịch bản truyền thông nội bộ cho công ty (Thu âm và phát thanh radio hàng ngày) - Tô chức sự kiện cho công ty (sinh nhật cán bộ công nhân viên) CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC CẦU VỒNG 10/2019 - 4/2020 Biên tập viên - Xây dựng và lên nội dung ý tưởng ấn phẩm tạp chí cho công ty. - Viết bài theo nội dung đã lên sẵn Hoạt Động CHƯƠNG TRÌNH MOTTAINAI - BÁO PHỤ NỮ 8/2018 - 10/2018 Thành viên ban Truyền thông - Viết bài truyền thông trên fanpage - Tham gia hỗ trợ ngày hội chính CTV TRAVEL MAG 8/2018 - 10/2018 CTV Tin tức + Kinh doanh + Giải trí - Viết bài

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây