Cá chép hồng có ăn được không?

0
736
Cá chép hồng có ăn được không

Cá chép không chỉ gắn liền với câu chuyện đưa ông Táo về trời mà còn là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều loại cá chép khác nhau để các bạn lựa chọn như: Cá chép giòn, cá chép hồng, cá chép kính,…Trong đó, có rất nhiều người thắc mắc vấn đề cá chép hồng có ăn được không? Bài viết dưới đây Review AZ sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này!

CÁ CHÉP HỒNG CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG?

Cá chép hồng là loại cá chép có vây màu hồng, thường sống ở vùng nước ngọt như: Sông, hồ, ao, suối. Người dân có thể dễ dàng tìm thấy loại cá này trong những mùa nước lớn.

Cá chép hồng có kích thước khá to, khoảng từ 1 – 2 kg/ một con. Các bạn hoàn toàn có thể ăn cá chép hồng được, phần thịt của loại cá này khá ngọt, dày và béo. Từ cá chép hồng, các bạn có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau như: Cá chép hồng chiên xù, cá chép hồng hấp bia, cá chép hồng nấu canh chua,…

Về mặt dinh dưỡng, cá chép hồng cũng là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong cá chép hồng có chứa nhiều protein, vitamin A, B, C, D, canxi, sắt, magie, photpho, kali, kẽm, selen, mangan và DHA,…Đây là những hợp chất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh mạn tính.

ĂN CÁ CHÉP HỒNG CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?

Dưới đây là 4 lợi ích của cá chép hồng giúp bạn sống khỏe mỗi ngày:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch

Với hàm lượng axit béo Omega – 3 cao, việc ăn cá chép hồng có thể giúp làm giảm sự tích tụ mảng bám ở trong động mạch vành, từ đó phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra, axit béo Omega – 3 còn có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và gia tăng mức cholesterol tốt (HDL) trong máu. Từ đó, có thể hạn chế nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, đột quỵ hay mắc bệnh động mạch vành.

  • Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể

Kẽm là một khoáng chất quan trọng, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Trong khi đó, cá chép hồng là nguồn thực phẩm giàu chất kẽm. Do đó, các bạn hãy ăn cá chép hồng thường xuyên để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tật.

  • Cải thiện sức khỏe của hệ xương khớp

Cá chép hồng rất giàu canxi, magie và photpho – đây là những khoáng chất quan trọng đối với xương và răng, giúp xây dựng các tế bào xương mới, tăng mật độ khoáng xương. Từ đó, làm giảm nguy cơ bị loãng xương, đau nhức khi vận động.

  • Tăng cường thị lực

Trong cá chép hồng có chứa nhiều beta – carotene, tiền chất của vitamin A, góp phần giúp cải thiện sức khỏe của niêm mạc và giác mạc, nâng đỡ cấu trúc của tế bào biểu mô tuyến lệ. Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ vitamin A có thể giúp phòng ngừa một số căn bệnh về mắt như: Thoái hóa điểm vàng, quáng gà, viêm kết mạc, viêm giác mạc,…

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN CÁ CHÉP HỒNG

Để nhận được những lợi ích sức khỏe tối ưu từ cá chép hồng, đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi sử dụng loại cá này:

  • Khi mua cá chép hồng, các bạn nên chọn những con cá còn sống, sống trong môi trường tự nhiên, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Cá chép có trứng thường sẽ gầy, có ít thịt hơn cá chép đực.
  • Không nên chọn loại cá đã được cắt khúc sẵn vì đó có thể là cá đã chết hoặc cá đã để lâu ngày.
  • Loại bỏ ruột, nội tạng cá vì những bộ phận này khá bẩn, có chứa nhiều ký sinh trùng, ấu trùng giun sán có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Khi sơ chế cá chép, các bạn cần phải khéo léo bóc bỏ mật cá và vứt đi, tránh để mật bị vỡ trong ổ bụng. Bởi trong mật cá có chứa độc tố cyprinol sulfate có thể gây độc cho các cơ quan nội tạng, cơ quan sinh sản và máu.
  • Nên nấu cá chép hồng chín kỹ ở nhiệt độ cao để tiêu diệt các vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho cơ thể.
  • Những người mắc các bệnh gan, thận, bệnh gout không nên sử dụng cá chép để tránh khiến bệnh càng thêm nặng.

MỘT SỐ CÔNG THỨC CHẾ BIẾN CÁ CHÉP HỒNG CỰC HẤP DẪN TẠI NHÀ

Dưới đây là cách chế biến một số món ăn từ cá chép hồng thơm ngon, hấp dẫn có thể thực hiện ngay tại nhà:

  • Cá chép hấp xì dầu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 con cá chép hồng (khoảng 1.5kg)

Hành tím, hành lá, ngò om, gừng, rau thì là

Ớt, hành tây, rượu trắng

Gia vị: Hạt tiêu, nước tương, hạt nêm, ớt bột, đường, muối, mì chính

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế cá chép

Cá chép hồng các bạn đem đi đánh vẩy, loại bỏ nội tạng. Sau đó, xoa đều cá với 1 muỗng canh rượu trắng và để yên khoảng 10 phút, rồi rửa sạch lại với nước.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Gừng gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt thành những lát mỏng. Hành tím bóc vỏ và cắt lát mỏng. Hành tây đem đi bóc vỏ, rửa sạch và cắt thành những múi cau nhỏ. Hành lá cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi cắt khúc dài khoảng  3 – 4 cm. Thì là đem rửa sạch và cắt khúc nhỏ.

Bước 3: Ướp cá chép

Trộn các loại gia vị bao gồm: 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê ớt bột, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu, 1/2 muỗng cà phê mì chính, 1 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê dầu mè rồi trộn đều.

Thoa đều hỗn hợp vừa trộn lên bên ngoài và bên trong của cá để cá thấm đều gia vị.

Cho 1 ít gừng, hành tím thái lát, 1 quả ớt tươi và hành lá cắt khúc, 1/2 củ hành tây nhồi vào bên trong bụng cá. Rắc đều 1 ít gừng và hành tím cắt lát lên trên mình cá.

Bước 4 Pha nước sốt

Bắc chảo lên bếp, cho vào 300ml nước và 300ml nước tương. Sau đó, cho thêm gừng thái lát, hành lá và hành tây cắt khúc vào. Tiếp theo, đun sôi hỗn hợp trên là được.

Bước 5 Hấp cá

Sau đó, cho cá vào nồi xửng hấp. Đổ phần nước sốt vừa làm vào chung với cá và hấp trong vòng 20 phút. Sau đó, dùng cái môi rưới nước sốt lên cá để cá thấm gia vị. Tiếp tục hấp thêm 20 phút nữa và tắt bếp.

  • Cá chép hồng hấp sả

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1.5 – 2 kg cá chép hồng

150 g sả

20 g riềng xay

Tỏi, hành tím, rau thì là, hành lá, ớt sừng, gừng

Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, mì chính, dầu ăn, dầu hào, nước tương, bột nghệ, giấm, hạt tiêu

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Cá chép khi mua về các bạn đem đi đánh vảy, loại bỏ ruột, rồi rửa sạch với nước. Sau đó, đem cá ngâm trong nước pha chút giấm trong khoảng 10 phút để khử mùi tanh. Tiếp theo, các bạn dùng dao khứa thịt cá chép để dễ ướp.

Đối với sả cây, các bạn rửa sạch và sử dụng phần gốc để xay, phần còn lại cắt khúc dài khoảng 1 đốt ngón tay để đem đi hấp.

Thì là và hành lá rửa sạch, nhặt bỏ phần lá sâu và để ráo. Tỏi và hành tím bóc vỏ. Ớt sừng bạn rửa sạch và bỏ cuống.

Bước 2: Pha gia vị ướp

Các bạn cho tỏi, 3  củ hành tím đã bóc vỏ, 20g riềng xay, ½ lượng sả và 3 trái ớt sừng vào máy xay và xay nhuyễn

Nêm vào hỗn hợp 1/2 muỗng canh mì chính, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng nước tương, 1/3 muỗng canh bột nghệ rồi trộn đều hỗn hợp.

Bước 3: Ướp cá chép

Cho hỗn hợp gia vị đã pha vào cá, dùng tay chà xát đều gia vị ở mặt trong và mặt ngoài cá chép, rồi để cá nghỉ trong vòng 15 phút.

Bước 4: Hấp cá chép

Các bạn chuẩn bị nồi nước và đun sôi. Sau đó, các bạn xếp sả cắt khúc, hành lá, thì là ở dưới đáy xửng hấp và đặt cá chép đã ướp lên trên. Tiếp theo, cho xửng hấp vào nồi, đậy nắp và hấp ở mức lửa nhỏ trong khoảng 20 phút.

Trên đây là những thông tin về vấn đề: Cá chép hồng có ăn được không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc để lại bình luận để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Biên tập viên Hoàng Ngọc Chất tốt nghiệp trường Cao đẳng Phát thành Truyền hình – I – chuyên ngành báo chí, đã có trên 3 năm kinh nghiệm biên tập viên trong lĩnh vực sức khỏe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây