Bánh tráng gạo lứt bao nhiêu calo và ăn có mập không?

0
1990
Bánh tráng gạo lứt bao nhiêu calo và ăn có mập không

Bánh tráng gạo lứt được làm từ hạt gạo lứt xay nhuyễn, thường được sử dụng để cuốn nem, làm gỏi cuốn, bánh tráng trộn,…vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, có rất nhiều người, đặc biệt là những người đang gặp vấn đề về cân nặng lại băn khoăn, lo lắng không biết bánh tráng gạo lứt bao nhiêu calo và ăn có mập không. Hiểu được điều này, ở bài viết dưới đây, Review AZ sẽ giúp cho các bạn đọc thắc mắc băn khoăn này !

Bánh tráng gạo lứt và những lợi ích sức khỏe

Bánh tráng gạo lứt là một loại bánh làm từ bột gạo lứt, tinh bột sắn được tráng mỏng và phơi khô. Món bánh này có màu hơi nâu ( gần giống với màu gạo lứt) với độ dày vừa phải, mềm dẻo dễ cuốn.

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế mà chỉ loại bỏ đi lớp vỏ cứng bên ngoài, nên có thể giữ lại được rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: các axit béo không bão hòa, cùng với protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, việc ăn bánh tráng gạo lứt thường xuyên có thể mang lại những lợi ích sức khỏe như:

  • Giúp hỗ trợ giảm cân, giữ dáng hiệu quả

Các loại ngũ cốc tinh chế như: gạo trắng, bột mì trắng,… thường bị thiếu hụt chất xơ và một số chất dinh dưỡng khác, trong khi gạo lứt lại có chứa rất nhiều những nguồn dưỡng chất thiết yếu này. Ví dụ như, trong một cốc gạo lứt (158 gram) có chứa đến 3,5 gram chất xơ, tuy nhiên gạo trắng lại chứa ít hơn 1 gram.

Ngoài ra, chất xơ còn mang lại những tác dụng tích cực trong việc giảm cân, bởi nó có thể giúp duy trì cảm giác no lâu và làm giảm số lượng thực phẩm mà bạn thu nạp mỗi ngày.

  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Hàm lượng chất xơ và chất lignans có trong bánh tráng gạo lứt có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, hợp chất lignans có tác dụng làm giảm độ cứng của động mạch, cải thiện quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Từ đó, giúp điều hòa huyết áp và làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể.

Ngoài ra, trong bánh tráng gạo lứt còn có chứa rất nhiều magie, khoáng chất này có tác dụng duy trì hoạt động của tim mạch, giúp ngăn ngừa nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Việc sử dụng bánh tráng gạo lứt thay thế cho bánh tráng gạo thông thường sẽ giúp hỗ trợ bệnh nhân bị tiểu đường giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người bị tiểu đường tuýp II khi ăn 2 khẩu phần bánh tráng gạo lứt mỗi ngày sẽ có thể làm giảm đáng kể mức đường huyết trong cơ thể. Điều này có được là do chỉ số đường huyết (GI) của gạo lứt thấp hơn so với gạo trắng, nên nó hầu như không ảnh hưởng đến nồng độ insulin và mức đường huyết trong cơ thể.

  • Tăng cường sức khỏe xương

Thành phần magie trong gạo lứt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ xương khớp chắc khỏe. Ngoài ra, nó còn là một chất hỗ trợ quá trình hoạt hóa vitamin D, làm tăng khả năng hấp thu canxi trong cơ thể. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mãn tính như: viêm xương khớp, thoái hóa khớp,…

  • Tạo ra một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Trong gạo lứt có chứa rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất và các thành phần phenolic giúp hỗ trợ xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Từ đó, giúp làm tăng tốc độ hồi phục vết thương và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại. Hơn nữa, nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ mà gạo lứt còn giúp ngăn ngừa sự tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

  • Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và làm giảm tình trạng táo bón

Gạo lứt có chứa rất nhiều chất xơ và vitamin giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Thành phần chất xơ trong gạo lứt có thể giúp điều hòa nhu động ruột, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,… Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy, gạo lứt và các thực phẩm giàu chất xơ khác có khả năng ngăn  ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm trùng ruột kết. Bởi sau khi đi vào đường ruột, chất xơ sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại ở bên trong và đào thải ra ngoài qua đường phân.

  • Cải thiện hoạt động của hệ thần kinh

Thành phần vitamin B có trong gạo lứt sẽ giúp tăng cường trao đổi chất trong não, từ đó giúp hệ thần kinh hoạt động tốt. Ngoài ra, trong gạo lứt còn có chứa mangan – khoáng chất này có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra các hormone và axit béo cần thiết cho não bộ.

Bánh tráng gạo lứt bao nhiêu calo?

Có rất nhiều người, đặc biệt là những người đang áp dụng chế độ ăn kiêng, giảm cân băn khoăn không biết lượng calo trong bánh tráng gạo lứt là bao nhiêu để có thể tính toán, phân bổ khẩu phần ăn mỗi ngày sao cho hợp lý.

Theo nhận định của một số chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi 100 gram bánh tráng gạo lứt sẽ có chứa khoảng từ 200 – 300 calo. Có thể thấy lượng calo này khá thấp nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng trong chế độ ăn kiêng của mình.

Bên cạnh bánh tráng gạo lứt thì hiện nay, các bạn có thể tìm thấy rất nhiều những món ăn khác nhau được làm từ bánh tráng như: bánh tráng trộn, bánh tráng mè nướng, bánh tráng cuộn,…Mỗi một món bánh tráng khác nhau thì cũng sẽ có hàm lượng calo không giống nhau. Cụ thể như sau:

Bánh tráng trắng có chứa bao nhiêu calo?

Bánh tráng trắng được làm từ bột gạo xay nhuyễn, thậm chí có thể pha thêm tinh bột sắn để tạo độ mềm dẻo cho bánh. Trung bình, 100 gram bánh tráng trắng sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 280 – 300 calo.

Bánh tráng trộn có chứa bao nhiêu calo?

Các nguyên liệu chính làm nên món bánh tráng trộn là bánh tráng trắng, bột tôm, trứng cút, bò khô, xoài xanh, lạc rang, mỡ hành,…

Tùy vào các loại topping bỏ thêm mà món bánh tráng trộn sẽ có hàm lượng calo khác nhau. Trung bình, trong 100 gram bánh tráng trộn thì sẽ có chứa khoảng 300 – 330 calo cho cơ thể.

Bánh tráng nướng có chứa bao nhiêu calo?

Bánh tráng nướng là món ăn vặt đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Những chiếc bánh tráng nướng thơm phức mùi bơ hòa quyện cùng với hương vị đậm đà của thịt và tép khô khiến ai ăn cũng mê mẩn. Tùy vào sở thích, mà các bạn có thể sử dụng bánh tráng trắng hoặc bánh tráng mè để nướng.

Loại bánh tráng này được nướng trên vỉ nướng với rất nhiều loại topping khác nhau như trứng cút, bơ, tép khô, thịt gà xé sợi, xúc xích, trứng gà, thịt lợn băm, hành lá,…Do đó mà lượng calo trong món bánh tráng nướng khá cao, có thể lên đến 300 – 360 calo.

Bánh tráng cuộn có bao nhiêu calo?

Món bánh tráng cuộn sốt me đã làm mê đắm bao thực khách bởi sự hòa quyện của vị chua từ xoài xanh cùng với vị béo ngậy của đậu phộng, trứng cút và mùi thơm của rau răm.

Đối với món ăn này, người ta thường sẽ sử dụng bánh tráng trắng rồi cuộn với lớp nhân bao gồm rất nhiều loại topping như: xoài xanh được bào sợi, tép khô, trứng gà, hành phi, rau răm,… Món ăn này thường được ăn kèm với nước sốt me chua ngọt và một ít sốt mayonnaise.

Lượng calo trong 100 gram bánh tráng cuộn là vào khoảng từ 300 – 400 calo. Đây là một con số này tương đối lớn, do đó các bạn, đặc biệt là những người đang trong quá trình ăn kiêng giảm cân cần phải cân nhắc khi ăn món ăn này.

Bánh tráng mè nướng có chứa bao nhiêu calo?

Bánh tráng mè nướng được làm từ bột gạo xay nhuyễn và rắc thêm một chút mè. Trung bình 100 gram bánh tráng mè nướng có chứa khoảng từ 220 – 240 calo.

Ăn bánh tráng gạo lứt có mập không?       

Như chia sẻ ở trên, hàm lượng calo trong 100 gram bánh tráng gạo lứt là vào khoảng từ 200 – 300 calo. Hàm lượng calo này là khá thấp, so với mức 667 calo mà một người trường thành cần nạp trong mỗi bữa ăn. Do đó, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm ăn bánh tráng gạo lứt mà không lo bị tăng cân. Ngoài ra, bánh tráng gạo lứt còn có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, gấp 2 lần so với bánh tráng gạo thông thường. Do đó, nó tạo cảm giác no lâu, làm giảm cảm giác đói và hạn chế lượng thực phẩm mà bạn thu nạp mỗi ngày. Từ đó, hỗ trợ quá trình giảm cân, giữ dáng hiệu quả.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng khi các bạn ăn bánh tráng gạo lứt kết hợp cùng với các loại topping như: trứng cút, bò khô, thịt lợn băm, thịt gà xé sợi,…thì lượng calo trong món ăn này sẽ tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, để giảm cân, giữ dáng, các bạn cần phải hạn chế bỏ thêm các loại topping khi ăn bánh tráng gạo lứt. Đồng thời, kết hợp với việc ăn nhiều loại rau củ quả, uống nước ép trái cây và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để thúc đẩy quá trình đốt cháy calo trong cơ thể.

Dưới đây là một số cách ăn bánh tráng gạo lứt giảm cân hiệu quả mà các bạn nên tham khảo:

  • Kết hợp thêm với các loại rau củ quả

Các bạn có thể lựa chọn ăn các món ăn chay như: bánh tráng gạo lứt cuộn rau củ, bánh tráng gạo lứt cuộn nấm đùi gà và đậu hũ ky,… để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể, giúp giảm cân nhanh chóng.

  • Không nên lạm dụng bánh tráng gạo lứt

Các bạn không nên lạm dụng ăn bánh tráng gạo lứt thay cho cơm trong những bữa ăn chính. Bởi điều này sẽ có thể khiến cơ thể dễ bị mất cân bằng dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Duy trì rèn luyện thể dục thể thao đều đặn

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý, các bạn cũng cần phải tăng cường rèn luyện thể dục thể thao để thúc đẩy quá trình đốt cháy calo trong cơ thể.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin cụ thể về vấn đề bánh tráng gạo lứt bao nhiêu calo và ăn có mập không. Review AZ hy vọng bài viết này đã giúp các bạn bổ sung thêm cho mình những kiến thức bổ ích. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng để lại bình luận

Tốt nghiệp Trung cấp y, trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa (2010-2012)- chuyên ngành y sỹ đa khoa. Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền (2012-2016) chuyên ngành xã hội học. Với 5 năm viết bài chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây