Bạch tuộc có cần lột da không?

0
732
Bạch tuộc có cần lột da không

Bạch tuộc có cần lột da không? bạch tuộc là một trong những loại hải sản phổ biến có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon có chứa giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, để phát huy tối đa những lợi ích có trong nguồn thực phẩm này, bạn cần phải chế biến món ăn đúng cách.

Tìm hiểu về bạch tuộc

Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda, chúng có cấu tạo cơ thể thân mềm tương tự như những loại mực ống. Bạch tuộc thuộc loài không xương, thân ngắn, hình ôvan. Cấu tạo bạch tuộc khá đặc thù có 8 xúc tua, phía đầu bạch tuộc trông giống như một cái tô úp lên các xúc tua, với đặc thù như vậy bạch tuộc di chuyển rất nhanh và linh hoạt.

Môi trường sống của bạch tuộc là dưới biển, chúng ưa sinh sống cùng các lớp tảo biển và phần đáy biển, đặc biệt thường ẩn náu trong các kẽ nứt đá…Loài này có thể thay đổi màu sắc và kết cấu nhằm thích nghi với môi trường xung quanh.

Ngày nay, bạch tuộc là một trong những loại hải sản có giá thành khá cao, trở thành món ăn không còn xa lạ với nhiều gia đình. Món bạch thuộc có thể chế biến thành các món lẩu, nướng, từ món đơn giản đến phức tạp.

Bạch tuộc có cần lột da không?

Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm nội trợ, bạch tuộc khi sơ chế không cần lột da. Dưới đây là cách làm sạch bạch tuộc nhanh nhất, sạch sẽ và đảm bảo mà bạn có thể tham khảo như sau:

Bước 1: rửa thật sạch bạch tuộc

Khi mua bạch tuộc về không phải chế biến luôn mà bạn cần làm sạch và sơ chế kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi mua về, nếu bạch tuộc trữ đông bạn cần rã đông với nước muối pha loãng nhưng để ngon hơn, bạn hãy chọn mua bạch tuộc tươi sau đó về rửa thật sạch nhiều lần với nước và cắt hết phần tua bạch tuộc để riêng.

Bước 2: loại bỏ nội tạng

Đây là bước làm sạch bạch tuộc quan trọng, bạn có thể dùng dao hoặc kéo cắt phần thân bạch buộc sau đó lộn ngược lại để có thể loại bỏ hết nội tạng bạch tuộc rồi rửa sạch với nước.

Bước 3: dùng muối rửa qua bạch tuộc

Sau khi đã loại bỏ sạch phần nội tạng của bạch tuộc, bạn dùng nước muối pha loãng rửa sạch bạch tuộc để hết nhờn từ bên ngoài lẫn bên trong. Một số người còn dùng lá ổi khử mùi tanh của bạch tuộc sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch.

Bước 4: ướp bạch tuộc với gừng

Về cơ bản bước thứ 3 đã có thể hoàn thành sơ chế bạch tuộc. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thêm một bước đó là ướp bạch tuộc với gừng đập dập để bóp bạch tuộc loại bỏ mùi để khi chế biến món bạch tuộc thơm ngon hơn.

Bước 5: cắt nhỏ bạch tuộc

Phần đầu bạch tuộc bạn dùng dao và thớt cắt từng miếng nhỏ tùy thuộc vào món bạn sẽ chế biến tùy theo sở thích mỗi gia đình.

Cách chọn mua bạch tuộc tươi ngon:

Đối với bạch tuộc tươi

Đầu tiên, bạn cần chọn mua bạch tuộc tại cơ sở uy tín để đảm bảo rõ ràng nguồn gốc xuất xứ bạch tuộc.

  • Quan sát bạch tuộc từ bên ngoài: đối với bạch tuộc tươi sẽ tròng mắt long lanh, không chọn lại có màu mắt chuyển đục ngầu là loại đã để lâu.
  • Màu da bạch buộc: bạn chọn loại bạch buộc với phần bụng trắng sáng, không nên chọn loại có màu trắng ngà vì đó là loại bị ngâm nước lâu. Chú ý chọn loại bạch tuộc có phần lưng da mịn và trơn là bạch tuộc tươi ngon.
  • Di chuyển: nếu bạch tuộc còn bơi khỏe trong bể nhanh và linh hoạt là loại tươi sống, chế biến sẽ ngon hơn.

Đối với bạch tuộc đông lạnh

So với bạch tuộc tươi, bạch tuộc đông lạnh ít được ưa chuộng hơn. Nếu như phải chọn bạch tuộc đông lạnh, bạn chú ý đến những đặc điểm dưới đây:

  • Màu sắc: đối với loại bạch tuộc đông lạnh, bạn cần chọn loại bạch tuộc có màu sắc trên lưng là màu nâu hoặc xám, phần dưới thịt bạch tuộc trắng. Nếu như bạch tuộc đã được đông lạnh lâu thì sẽ có màu trắng đục, không còn tươi ngon.
  • Quan sát bên ngoài: bạch tuộc quan sát bên ngoài mắt trong, không có màu trắng đục, da trơn mịn và thân không bị chương phình.

Phân biệt bạch tuộc ươn, bị nhiễm độc

Để sử dụng và chế biến bạch tuộc ngon nhất, đảm bảo cho sức khỏe, bạn cần tránh mua bạch tuộc ươn và bị nhiễm độc. Muốn vậy, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

Nếu như bạch tuộc sống ở những vùng biển bị nhiễm độc và chất thải của nhà máy, khu công nghiệp sẽ có tác động lớn đến chất lượng bạch tuộc khi chế biến món ăn. Vì thế, bạn cần biết cách nhận biết bạch tuộc nhiễm độc với những dấu hiệu dưới đây:

  • Bên ngoài bạch tuộc trắng bệch, nhợt nhạt
  • Không có mùi tanh hoặc trắng đều toàn thân
  • Phía dưới râu bạch tuộc màu trắng đục

Một số cách bảo quản bạch tuộc đúng cách

  • Bảo quản trong thời gian ngắn: bảo quản trong bể là cách tốt nhất và đảm bảo nhất. Cách này phù hợp với các nhà hàng và dịch vụ ăn uống hải sản tươi sống.
  • Bảo quản trong thùng xốp: với điều kiện khó khăn hơn, bạn có thể bọc bạch tuộc trong túi nilon rồi cho vào thùng xốp bảo quản. Với hình thức này, bạch tuộc sẽ giữ được độ tươi ngon hơn.
  • Cấp đông: là cách bảo quản bạch tuộc thông dụng phù hợp với nhiều gia đình. Bạn có thể rửa sạch bạch tuộc và cho vào túi nilon sau đó để vào ngăn đá bảo quản 1-2 tuần.

Chú ý: nhiệt độ cấp đông bạch tuộc khoảng 18 độ c. Bạn cần bọc gói thật kỹ trước khi cấp đông.

Ăn bạch tuộc có lợi ích gì?

Bạch tuộc là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe người sử dụng với những lợi ích phổ biến dưới đây:

  • Bổ sung nhiều chất: thịt bạch tuộc có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều vitamin như vitamin A, B1, B2, C…và các khoáng chất kháng như đồng, sắt, kẽm….rất tốt cho sự phát triển của não bộ.
  • Tăng sức đề kháng: thịt bạch tuộc có chứa hàm lượng photpho, kali, vitamin và các axit béo dồi dào, thêm vào đó là hàm lượng omega3 có thể tăng cường sức đề kháng rất tốt.
  • Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh: bạch tuộc có chứa nhiều selenium có thể chuyển hóa thành protein một cách dễ dàng. Mặt khác, chất selenium bài cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa có thể bài trừ các nguồn gốc tự do gây hại cơ thể.
  • Tác dụng trao đổi chất: chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong thịt bạch tuộc có chứa nhiều vitamin B12 mà cơ thể cần giúp tăng cường trao đổi chất cho cơ thể và điều hòa chức năng não bộ.
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh: theo đông y, thịt bạch tuộc có vị ngọt mặn, tính bình, không độc tố; hiệu quả ích khí, dưỡng huyết, chữa cơ thể suy yếu rất tốt.
  • Làm đẹp da: trong bạch tuộc nhiều vitamin, khoáng chất, axit béo omega3 có trong bạch tuộc có thể bảo vệ làn da khỏi tia UV từ đó tránh được những tác hại của ánh nắng mặt trời đến làn da của bạn.
  • Tốt cho người mắc bệnh tim mạch: theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu như ăn bạch tuộc đúng cách có thể giúp bảo vệ hệ tim mạch, chữa rối loạn nhịp tim rất tốt mà bạn có thể tham khảo.

Một số món ngon từ bạch tuộc bạn có thể chế biến như: bạch tuộc nướng, lẩu bạch tuộc, bạch tuộc phô mai,…

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc bạch tuộc có cần lột da không, cách sơ chế bạch tuộc đảm bảo như thế nào. Nếu bạn còn thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được giải đáp.

Chúc bạn sức khỏe.

Học Tập : CỬ NHÂN KHOA VĂN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả học tập: 3.29 Kinh Nghiệm Làm Việc: DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KHÁC 01/2017 - 02/2019 Nhân viên Truyền thông - Viết bài truyền thông cho doanh nghiệp trên trang fanpage. Hỗ trợ sự kiện cho doanh nghiệp BÁO LAO ĐỘNG 04/2018 - 09/2018 Thực tập sinh ban Thời sự - Biên tập và dịch các tin bài quốc tế. Bên cạnh đó còn viết các bài về mảng giáo dục CÔNG TY THỜI TRANG EMSPO 9/2018 - 1/2019 Thực tập sinh truyền thông nội bộ - Xây dựng kịch bản truyền thông nội bộ cho công ty (Thu âm và phát thanh radio hàng ngày) - Tô chức sự kiện cho công ty (sinh nhật cán bộ công nhân viên) CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC CẦU VỒNG 10/2019 - 4/2020 Biên tập viên - Xây dựng và lên nội dung ý tưởng ấn phẩm tạp chí cho công ty. - Viết bài theo nội dung đã lên sẵn Hoạt Động CHƯƠNG TRÌNH MOTTAINAI - BÁO PHỤ NỮ 8/2018 - 10/2018 Thành viên ban Truyền thông - Viết bài truyền thông trên fanpage - Tham gia hỗ trợ ngày hội chính CTV TRAVEL MAG 8/2018 - 10/2018 CTV Tin tức + Kinh doanh + Giải trí - Viết bài

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây