[Review AZ] Bà bầu ăn măng được không?

0
1689
Bà bầu ăn măng được không

Măng là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong những ngày Tết. Tuy nhiên ăn măng có tốt không, bà bầu ăn măng được không, làm sao để phân biệt măng sạch và măng ngâm hóa chất, khi ăn măng cần lưu ý những gì thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về điều này đồng thời muốn hiểu hơn về măng thì hãy xem ngay bài viết sau của Review AZ.

Các loại măng thường dùng trong nấu ăn ở Việt Nam

Măng là một loại thực phẩm thông dụng với người dân Á Đông nói chung và người dân Việt Nam nói riêng và là biểu tượng truyền thống quen thuộc trong mâm cơm ngày tết. Nhiều người còn dùng măng như thức quà để biếu tặng nhau xem như đặc sản vùng miền hoặc thậm chí còn vươn xa ra thế giới.

Nếu phân loại theo cách thông thường thì sẽ có măng tươi và măng khô.

+ Trong đó măng tươi là loại măng chuyên dùng để nấu với ngan, vịt, ăn kèm bún hay miến, cũng có thể là xào, hầm. Đặc sản muối măng chua tỏi ớt cùng là sản phẩm từ măng tươi.

+ Còn măng khô là loại măng dùng để nấu miếng hoặc các món kho và được xem là nguyên liệu đặc trưng trong những ngày Tết hay cỗ bàn với món măng chân giò có ở khắp mọi nhà.

Nếu phân loại theo giống măng thì có rất nhiều loại:

  • Măng tre: Măng tre là tên gọi chung của các loại măng mọc từ cây tre (tre gai rừng, tre mỡ, tre la ngà, tre bát bộ…). Chỉ riêng măng tre cũng có khoảng 26 loại, mỗi loại lại có hương vị đặc trưng riêng. Trong đó, măng bát bộ là loại phổ biến nhất và được bày bán hầu hết ở các chợ Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh cùng các tỉnh thành lân cận.
  • Măng nứa: Măng nứa có nguồn gốc từ các rừng nứa xuất hiện chính vụ từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Ngọn nhỏ, dài 6 – 10 cm, vị ngọt, giòn, bóc ra màu trắng nõn nhìn rất đẹp. Sau khi luộc sẽ thấy măng chuyển sang màu trắng ngà hoặc vàng. Loại măng này không đặc ruột, có lỗ trống bên trong nên thường được dùng để làm món măng nứa nhồi thịt.
  • Măng vầu: Măng vầu xuất hiện nhiều vào tháng 2 đến tháng 3 dương lịch hàng năm. Vỏ màu tím nhạt, xung quanh ngọn mọc nhiều lông dễ bám vào tay. Vì măng sẽ bị khô cứng, mất đi độ ngọt sau khi lột vỏ vài tiếng nên thường được bán ở dạng còn cả vỏ. Trong măng vầu được chia ra thành 2 loại nhỏ là măng vầu đắng và măng vầu ngọt. Măng vầu đắng thường có màu tím đậm hơn, thân giáp ngọn trơn mượt, bắt mắt hơn so với măng vầu ngọt.
  • Măng sặt: Măng sặt thường xuất hiện vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, được xem là đặc sản núi rừng Tây Bắc phổ biến ở Yên Bái, Lào Cai, Sơn La. Loại măng này có vị giòn, thơm, ngăm ngăm, bùi, kích thước nhỏ, thân thẳng, búp cỡ chuôi liềm. Măng sặt là loại măng lành tính có thể tách vỏ và chế biến ngay không cần phải luộc trước.
  • Măng lay: Măng lay hay “Nó Lay” thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, mọc tự nhiên ở rừng. Thân nhỏ, lá nhọn, mọc thành từng bụi trên sườn đồi, khe núi và được bày bán ở dạng nguyên vỏ. Loại măng này có thể dùng làm món nộm măng, măng hầm giò, vịt nấu măng nhưng cách chế biến hấp dẫn nhất là luộc/ nướng nguyên vỏ rồi bóc vỏ ra chấm với chẩm chéo.
  • Măng giang: Măng giang thường xuất hiện vào tháng 8 dương lịch với vỏ cứng nhất trong họ hàng nhà măng. Khi bổ ra có nhiều khoang ở bên trong. Măng giang ngon hơn măng tre với vị đậm đà, dai giòn.
  • Măng le: Măng le là sản phẩm măng cao cấp và ngon nhất trong các loại măng tre, măng trúc… thường xuất hiện vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10. Vỏ tươi màu xanh nõn, luộc chín màu vàng tươi, đặc ruột, ngọt, giòn, không đắng, kích thước nhỏ.

Ăn măng có tốt không?

Măng chứa nhiều nước, protid, glucid, chất xơ cùng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên ăn đúng cách sẽ rất tốt. Cụ thể những lợi ích từ măng phải kể đến là:

  • Bảo vệ tim: Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn 350g măng trong vòng 6 ngày giúp cơ thể giảm cholesterol toàn phần và LDL từ đó bảo vệ tim mạch tốt hơn. Sở dĩ măng lại được xem là thực phẩm lý tưởng với những người mắc bệnh tim là bởi giàu kali, selen và ít đường, carbohydrat. Chất xơ trong măng còn giúp cơ thể đào thảo cholesterol xấu, thanh lọc động mạch, kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Chống ung thư: Chất chống oxy hóa và phytosterol tự nhiên trong măng có thể giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do, ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u, ngăn ngừa ung thư.
  • Hạ đường huyết: Hấp thụ lượng kali vừa đủ từ măng sẽ giúp cơ thể giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đồng thời kiểm soát huyết áp tốt hơn.
  • Giảm cân: Trung bình 100g măng chứa khoảng 20,3 calo, lượng calo này được xem là khá thấp so với các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, mỗi ngày chúng ta cần tới 2.000 calo để duy trì hoạt động nên dù có ăn nhiều măng cũng khó có thể gây béo. Chất xơ trong măng còn giúp chúng ta có cảm giác no nhanh và no lâu hơn, kiềm chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Thậm chí, một nghiên cứu kéo dài trong 20 tháng trên 252 người phụ nữ đã cho thấy mỗi gram chất xơ trong máu giúp cơ thể giảm 0,5 kg và giảm 0,25% lượng mỡ thừa trong cơ thể.
  • Cải thiện tiêu hóa: Chất xơ trong măng không chỉ có tác dụng giảm cân mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như trào ngược, viêm túi thừa, viêm loét dạ dày. Đặc biệt, những người bị táo bón ăn măng có thể cải thiện tình trạng này sau thời gian ngắn.
  • Tăng cường miễn dịch: Măng chứa nhiều vitamin A, C, E, B cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên sau khi ăn sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh nhiều bệnh.
  • Chống viêm: Dưỡng chất trong măng có khả năng giảm đau, chống viêm, chữa lành vết loét. Khi có vết thương, bạn có thể ăn măng luộc hoặc ép măng lấy nước rồi bôi trực tiếp lên đó để giảm viêm.
  • Tăng cường chức năng hô hấp: Măng rất hiệu quả trong việc chữa trị các vấn đề về hô hấp như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản. Đặc biệt, khi bị đờm ở cổ họng, bạn có thể ăn măng luộc hoặc thêm một chút mật ong để long đờm nhanh chóng.

Cẩn thận khi chế biến măng để tránh bị ngộ độc!!!

Do măng chứa độc tố glycoside cyanogen có hại cho cơ thể nên bạn cần chú ý một số điều sau để tránh bị ngộ độc:

  • Bóc hết vỏ măng, cắt thành lát mỏng hoặc xé thành sợi nhỏ rồi ngâm với nước sạch qua đêm cho bớt độc tố.
  • Luộc măng và thay nước vài lần rồi rửa sạch lại, sau đó mới đem chế biến.
  • Chế biến kỹ.
  • Khi chế biến cần mở vung để độc tố bay hơi đi.

Ngoài ra, bạn cần tránh sử dụng các sản phẩm măng đóng hộp nếu đang thực hiện chế độ ăn ít natri. Nếu có biểu hiện phát ban, ngứa hoặc sưng tấy khi ăn măng thì cần ngưng ăn ngay đồng thời chủ động thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp kịp thời.

Phân biệt măng sạch và măng ngâm hóa chất

Nhiều người bị ngộ độc không phải do chế biến măng sai cách mà do ăn phải măng ngâm hóa chất mà không biết. Để phân biệt măng sạch với măng ngâm hóa chất, bạn có thể theo dõi bảng sau:

Măng sạch Măng ngâm hóa chất
Màu sắc bên ngoài Măng có màu vàng nhạt và hơi thâm đen Măng có màu vàng đậm hoặc màu trắng
Độ giòn của măng Hơi dai, không bị gãy khi bẻ măng Độ giòn cao, dễ gãy vụn khi bẻ hoặc cầm quá chặt tay
Độ bóng của lớp vỏ bên ngoài Lớp vỏ bên ngoài không có độ bóng, nhìn thô Lớp vỏ bên ngoài bóng loáng đẹp mắt, không bị ẩm mốc
Kích thước các đọt măng Kích thước không đều nhau, cái to cái nhỏ Kích thước các đọt măng đồng đều nhau
Mùi hương Mùi thơm tự nhiên Mùi đặc trưng của loại hóa chất ngâm

 

Để có thể mua được những đọt măng sạch thì bạn nên tìm đến các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm uy tín. Ngoài ra, bạn có thể mua măng tươi còn vỏ cứng về tự lột và ngâm với muối để bảo quản và sử dụng mỗi ngày.

Bà bầu ăn măng được không?

Măng chứa nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit. Sau khi vào dạ dày, glucozit sẽ bị phân hủy bởi men tiêu hóa và chất chua trong dạ dày thành axit xyanhydric rồi đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Ngộ độc măng gần có các biểu hiện gần giống như ngộ độc sắn và mẹ bầu rất dễ gặp phải do thể trạng nhạy cảm.

Nhiều trường hợp mang thai sau khi ăn măng có biểu hiện nôn, đau bụng, đau đầu, thậm chí còn ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, dù thích ăn măng đến mấy thì mẹ bầu cũng nên kiêng khem trong thời gian mang thai.

LƯU Ý: Những tư vấn trong bài viết này chỉ tư vấn cho các loại măng thuộc họ tre và không nhắc đến măng tây. Reveiw AZ sẽ sớm có một bài viết chi tiết nói riêng đến vấn đề ăn măng tây khi mang thai và những lợi ích.

Ngoài phụ nữ mang thai thì những người sau cũng cần tránh ăn măng để bảo vệ sức khỏe:

  • Trẻ em: Trẻ em ăn măng có thể khiến cơ thể bị thiếu canxi, kẽm, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm, giảm chức năng sinh dục.
  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần kiêng khem khá nhiều trong việc ăn uống. Măng lại có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản ăn măng có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
  • Người bị bệnh thận: Người mắc bệnh thận cần kiêng những thực phẩm giàu canxi như măng, sữa chua, phô mai, các loại hạt, các loại đậu, hạnh nhân, rau xanh…
  • Người bị bệnh gút: Ăn măng có thể làm tăng lượng acid uric trong máu khiến bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Do đó, nếu đang bị bệnh gút, bạn nên tránh ăn các món ăn từ măng.

>>> Bạn cũng nên tham khảo thêm: [Review AZ] Bà bầu ăn mít được không? LỢI hay HẠI?

Review AZ hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết thêm về các loại măng phổ biến tại nước ta cùng công dụng cụ thể đồng thời giải đáp được thắc mắc “bà bầu ăn măng được không”. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới việc mang thai, bạn có thể chia sẻ [tại mục comment cuối bài] để được giải đáp

Kết luận cuối bài: Dù bạn có thắc mắc bầu 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, 38 tuần, 5 tuần, 8 tuần, 12 tuần, 15 tuần, … có ăn măng được không thì câu trả lời là không và bạn cần hạn chế mức thấp nhất trong suốt giai đoạn thai kỳ. Dù bạn có thắc mắc bà bầu có ăn măng khô, măng chua, măng tươi, măng xào, bún măng vịt, măng luộc, măng ớt, măng muối, măng vầu, măng mai, lẩu măng, miến măng vịt, măng hầm, măng le, măng kho thịt, măng đắng, măng ngâm, măng nứa,  … được không thì câu trả lời vẫn là không, các mẹ bầu cần hạn chế nhé để đảm bảo sức khỏe của mình và phát triển tốt của con. Xin cảm ơn các mẹ bầu đã ghé thăm qua bài viết trên Review AZ.

Nguồn tham khảo: Ăn măng không đúng cách dễ bị ngộ độc https://vnexpress.net/an-mang-khong-dung-cach-de-bi-ngo-doc-3939316.html Truy cập ngày 19/02/2021.

Biên tập viên Vũ Minh Hải tốt nghiệp chuyên khoa truyền thông giáo dục sức khỏe tại trường Đại học Y Tế Công Cộng. Một tác giả trẻ tài năng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây