Ăn hột vịt lộn uống nước dừa có sao không?

0
11239
Ăn hột vịt lộn uống nước dừa có sao không

Hột vịt lộn và nước dừa là món ăn thơm ngon, được nhiều người ưa thích. Ăn hột vịt lộn uống nước dừa có sao không là câu hỏi rất nhiều tín đồ của món ăn này thắc mắc. Cùng giải đáp trong bài viết này với các chuyên gia dinh dưỡng Review AZ nhé!

Ăn hột vịt lộn uống nước dừa có sao không?

Hột vịt lộn thực chất là trứng vịt ấp dở đã có phôi thành hình. Tuy không ít lần được thêm vào danh sách các món ăn “kinh dị” nhưng bất kỳ ai đã ăn hột vịt lộn đều tấm tắc khen ngon. Và nay, món hột vịt lộn đã được biến tấu bằng cách luộc với nước dừa đang được rất nhiều người ưa thích.

Hột vịt lộn nước dừa có vị thơm ngon đậm đà ăn kèm với rau răm và gừng cắt sợi chấm xốt muối tiêu tăng thêm phần hấp dẫn. Để giải đáp cho câu hỏi ăn hột vịt lộn uống nước dừa có sao không thì câu trả lời là không. Món này vừa ngon vừa bổ dưỡng bởi cả hai loại thực phẩm trên đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Những món đại kỵ không nên ăn kèm với hột vịt lộn

Mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, nhưng có một vài loại thực phẩm tối kỵ không nên ăn kèm với trứng vịt lộn như:

Sữa: Chỉ nên uống sữa trước hoặc sau khi ăn trứng vịt lộn khoảng 1-2h sau khi ăn trứng bởi trong thành phần của sữa chứa hàm lượng lactose còn trong trứng rất nhiều protein phân giải các axit amin. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ ngăn chặn quá trình hấp thu lactose và khó hấp thu những chất dinh dưỡng khác.

Đậu nành, sữa đậu nành: Lysine trong sữa đậu nành kết hợp với fructose trong trứng sẽ tạo thành hợp chất khó hấp thu và tiêu hóa. Vậy nên, các chuyên gia khuyến cáo rằng mọi người không nên có thói quen ăn trứng vịt lộn với sữa đậu nành.

Nước cam: Axit tartaric và Vitamin C trong nước cam kết hợp với protein trong trứng vịt lộn sẽ gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Thịt thỏ, rùa, ngỗng: Các loại thịt này đều được xếp vào nhóm thực phẩm có tính hàn. Nếu như sử dung các loại thực phẩm này với trứng vịt lộn sẽ rất dễ gây đầy bụng, tiêu chảy. Ngoài ra những người đang bị cảm lạnh hoặc phụ nữ có thai ăn hột vịt lộn với nước dừa cũng rất dễ bị ngộ độc.

Óc heo: Lượng cholesterol tăng đột ngột khi ăn óc heo với hột vịt lộn sẽ khiến huyết áp tăng cao. Nghiêm trọng hơn có thể là đột tử.

Quả hồng: Viêm dạ dày cấp tính và ngộ độc thực phẩm một phần nguyên nhân cũng là do ăn tứng vịt lộn với quả hồng.

Hột vịt lộn thường ăn cùng gừng và rau răm bởi đây là cách kết hợp hài hòa, đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm và gừng với vị cay nồng, có tính ấm, giúp tán hàn, chống đầy bụng, sát trùng. Trứng vịt lộn ăn với gừng, rau răm và muối tiêu còn có tác dụng hỗ trợ làm giảm cơn đau đầu, chóng mặt, phòng tránh còi xương, yếu sinh lý và các vấn đề về thiếu máu, suy nhược cơ thể. Cũng vì chứa nhiều chất đạm và chất dinh dưỡng khác, hột vịt lộn còn có tác dụng giúp tăng cân nhanh chóng.

Ăn hột vịt lộn có tốt không?

Theo y học cổ truyền, trứng vịt lộn giúp dưỡng huyết, tu âm nếu kết hợp với rau răm giúp tiêu thực, làm ấm bụng, sáng mắt, chữa đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra, trứng vịt luộc còn được sử dụng như một bài thuốc giúp chữa còi cọc, suy nhược cơ thể, thiếu máu, đau đầu, yếu sinh lý…

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều vitamin A, một số ít sắt, glucid, vitamin B1 và C… Tuy nhiên việc sử dụng nhất thiết phải đúng liều lượng và đúng cách thì mới đem lại hiệu quả.

Chọn được hột vịt lộn ngon là bạn đã thành công được một nửa rồi. Khi bắt đầu chế biến, bạn phải biết cách khiến nó trở nên ngon nhất có thể. Bạn không nên luộc trứng quá lâu vì làm vậy sẽ khiến trứng bị cứng hoặc cạn nước bên trong. Và ngược lại, nếu như luộc quá nhanh và trứng chưa chín chắc chắn sẽ khiến hệ tiêu hóa cũng như tình trạng đường ruột có vấn đề dễ làm bạn đau bụng.

Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn:

Trong trứng vịt lộn có chứa rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt… Chính vì vậy, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau chóng hồi phục. Ăn trứng vịt lộn rất bổ dưỡng, tuy nhiên người ta không thường xuyên thêm chúng vào thực đơn bởi ăn trứng vịt lộn mỗi ngày và liên tục sẽ khiến lượng cholesteron trong máu tăng cao, góp phẩn gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… Lượng protein cao trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh gout nặng hơn. Ăn trứng vịt lộn thường xuyên sẽ khiến lượng vitamin A dư thừa, gây vàng da, làm bong tróc biểu bì. Ngoài ra người già, người mắc béo phì, bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món này.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mọi người nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng bởi khi ăn buổi tối sẽ dễ gặp phải tình trạng khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện có thể dễ bị phình bụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trẻ trên 5 tuổi cũng chỉ nên ăn trứng vịt lộn nhiều nhất 2 lần một tuần là đủ bởi nếu bổ sung quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình hình thành xương, khiến trẻ không được phát triển toàn diện.

Đối với bà bầu: Tuy chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể chứng minh mặt lợi và mặt hại của món ăn này đối với bà bầu nhưng trứng vịt lộn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Bà bầu ăn trứng vịt lộn không nên ăn kèm rau răm vì có thể gây hại cho thai nhi. Chỉ nên ăn 2 quả một tuần chứ không nên ăn cùng lúc.

Trứng vịt lộn cũng rất tốt đối với bà đẻ bởi nó là món ăn cần thiết, bổ sung năng lượng cho cơ thể bởi hàm lượng calo, protein, chất béo cao. Trong trứng vịt lộn còn chứa sắt vì vậy nó rất tốt cho máu và đặc biệt tốt cho cơ thể những chị em bị thiếu máu sau sinh. Vitamin A trong trứng vịt lộn cũng giúp phụ nữ giảm căng thẳng và tốt cho mắt. Ngoài ra, nhiều quan niệm cho rằng ăn trứng vịt lộn sau sinh cũng là biện pháp cải thiện sinh lý hữu hiệu. Tuy nhiên các chị em cũng chỉ ăn 2 quả một tuần với thời gian ăn cách nhau để tránh gây ảnh hưởng tới nguồn sữa. Hơn thế, hàm lượng cholesterol có trong trứng nếu ăn nhiều sẽ gây ra biến chứng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Không nên ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm vì nhiều chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Chỉ nên ăn ngay trong ngày hoặc nếu như đã đập trứng ra thì nên ăn luôn để đảm bảo giữ trọn hương vị và chất dinh dưỡng của món ăn.

Trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể và sản sinh năng lượng. Vì vậy nó rất thích hợp với những người đang mong muốn tăng cân.

NÊN XEM THÊM:

Review AZ mong rằng bài viết đã gải đáp được thắc mắc ăn hột vịt lộn uống nước dừa có sao không của quý vị và đưa thêm được nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.

Biên tập viên Nguyễn Phương Anh từng có thời gian học tập tại Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội, có trên 3 năm viết bài trong lĩnh vực dinh dưỡng, ăn uống, nấu ăn, ăn kiêng hỗ trợ giảm cân, ...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây