Ăn cá lóc có bị sẹo lồi không?

0
1808
Ăn cá lóc có bị sẹo lồi không

Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương hở. Trong giai đoạn này, có một số loại thực phẩm cần phải tránh sử dụng vì có thể làm chậm quá trình lành vết thương và để lại sẹo. Vậy khi bị vết thương hở nên tránh ăn gì? Ăn cá lóc có bị sẹo lồi không? Để giải đáp những thắc mắc này, các bạn hãy cùng Review AZ tham khảo bài viết dưới đây!

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁ LÓC

Cá lóc (hay còn gọi là cá quả) là loại cá nước ngọt, thường sống ở các sông ngòi, ao hồ, kênh rạch và đồng ruộng. Loại cá này được nhiều người yêu thích bởi phần thịt nạc, ít mỡ và ngọt tươi.

Với nguyên liệu là cá lóc, chúng ta có thể chế biến nhiều món ăn ngon như: Cá lóc kho, cá lóc nướng, cá lóc hấp hành, canh chua cá lóc, lẩu cá lóc, cá lóc chiên,…Không chỉ có hương vị thơm ngon, cá lóc còn là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có chứa nhiều protein, vitamin và muối khoáng.

ĂN CÁ LÓC CÓ BỊ SẸO LỒI KHÔNG?

Sẹo lồi là sẹo gồ xuất hiện trên bề mặt da. Nguyên nhân gây ra sẹo lồi là do sự hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương, từ đó làm xuất hiện các vết sẹo nhô cao lên trên bề mặt da. Các vết sẹo này thường có màu hồng, sau khi phát triển sẽ dần trở nên cứng và sậm màu hơn. Sẹo lồi tuy lành tính nhưng thường gây đau, ngứa và mất thẩm mỹ.

Khi bị thương, có nhiều người quan tâm đến vấn đề ăn cá lóc có bị sẹo lồi không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc ăn cá lóc có bị sẹo không sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Cá lóc là loại cá nước ngọt, có chứa nhiều chất đạm lành mạnh, rất cần thiết cho quá trình chữa lành và tái tạo ra các tế bào da mới cho vết thương. Do đó, nếu không bị dị ứng với cá thì những người đang có vết thương hở hoàn toàn có thể ăn loại cá này.

Tuy nhiên, đối với trường hợp có tiền sử dị ứng với cá hoặc từng có triệu chứng ngứa ngáy, sưng phù tay chân khi ăn cá thì nên kiêng hoàn toàn các loại cá, bao gồm cả cá lóc. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

KHÔNG NÊN ĂN GÌ KHI ĐANG CÓ VẾT THƯƠNG HỞ?

Để đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm dưới đây:

  • Đường và thực phẩm có chứa nhiều đường: Đường có thể ảnh hưởng đến collagen nằm trên bề mặt lớp biểu bì. Đặc biệt, trong giai đoạn tái tạo vết thương hở, nếu các bạn tiêu thụ nhiều đường thì sẽ làm chậm quá trình này, khiến vết thương lâu lành.
  • Gừng: Việc sử dụng quá nhiều gừng sẽ gây cản trở quá trình hình thành cục máu đông trong giai đoạn viêm. Từ đó, làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
  • Thịt chó: Thịt chó có hàm lượng chất đạm cao. Do đó, trong giai đoạn tái tạo vết thương, nếu tiêu thụ loại thực phẩm này thì sẽ có thể dễ để lại sẹo lồi, sần và cứng.
  • Thịt bò: Là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại có thể khiến vết thương bị sậm màu và dễ hình thành sẹo thâm.
  • Trứng: Trứng là loại thực phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình tăng sinh mô sợi collagen. Vì vậy, trong giai đoạn vết thương đang lên da non, nếu các bạn ăn trứng thì sẽ có thể để lại sẹo lồi ở vết thương.
  • Rau muống: Rau muống là loại rau quen thuộc với nhiều người Việt. Rau muống có tính mát, giúp giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng,… Tuy nhiên, nếu các bạn ăn rau muống khi đang có vết thương hở thì sẽ dễ để lại sẹo lồi cho vết thương.
  • Hải sản, đồ tanh: Đây đều là những thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, đối với những người đang có vết thương hở, nếu ăn hải sản hay những đồ tanh thì sẽ có thể gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
  • Đồ nếp: Các món ăn từ gạo nếp có tính nóng, có thể làm cho vết thương bị sưng tấy, mưng mủ trong giai đoạn viêm. Ngoài ra, việc ăn đồ nếp thường xuyên trong giai đoạn tái tạo sẽ có thể để lại sẹo lồi.
  • Rượu: Rượu bia hay các đồ uống chứa cồn có thể làm chậm tốc độ đông máu, làm cho máu trở nên loãng hơn. Điều này có thể khiến vết thương mất nhiều thời gian hơn để chữa lành và cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị chảy máu. Ngoài ra, rượu cũng làm suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương.

ĐANG CÓ VẾT THƯƠNG HỞ NÊN ĂN GÌ?

Dưới đây là một số chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương:

  • Chất đạm

Chất đạm là thành phần quan trọng cho việc duy trì và sửa chữa các mô trong cơ thể. Sự thiếu hụt protein sẽ làm giảm sản sinh collagen, từ đó làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Trái lại, việc bổ sung đầy đủ protein sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Các nguồn thực phẩm giàu protein bao gồm: Thịt gà, cá, gan, các sản phẩm từ sữa, đậu nành, các loại đậu, quả hạch và các loại hạt, ngũ cốc.

  • Vitamin C

Vitamin C đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình tổng hợp collagen cũng như sự hình thành các mạch máu mới. Việc bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp vết thương mau lành. Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau quả như: Cam, bưởi, cà chua, ổi, kiwi và các loại rau ăn lá. Nước ép trái cây cũng là một nguồn bổ sung vitamin C tốt cho cơ thể mà các bạn có thể lựa chọn.

  • Kẽm có vai trò thúc đẩy chữa lành vết thương

Kẽm là một khoáng chất quan trọng, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein và collagen, giúp tăng trưởng và chữa lành các mô. Nguồn kẽm trong chế độ ăn bao gồm: Cá và động vật có vỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt gia cầm, socola đen,….

  • Sắt sẽ cung cấp oxy cho vết thương

Sắt là khoáng chất thiết yếu, giúp cung cấp oxy cho vết thương. Do đó, việc thiếu sắt có thể dẫn đến giảm sản xuất collagen và giảm độ bền của vết thương.

Các nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất trong chế độ ăn uống hàng ngày là: Thịt gà, nội tạng động vật, cá, trứng, bánh mì nguyên cám, các loại rau lá xanh đậm, trái cây khô, các loại hạt và nấm.

  • Nước rất quan trọng để làm lành vết thương

Nước cũng là một yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống, giúp vết thương mau lành mặc dù hoàn toàn không chứa năng lượng. Khi da bị mất nước thì sẽ trở nên kém đàn hồi, mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn. Mất nước cũng sẽ làm giảm tốc độ lưu thông máu, từ đó làm suy giảm việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho vết thương. Do đó, những người đang có vết thương nên bổ sung đủ nước để giúp vết thương mau lành.

  • Vitamin K

Vitamin K là thành phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương. Cùng với canxi, vitamin K sẽ giúp kích thích cơ thể tạo ra thrombin, một chất gây đông máu. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K sẽ giúp hỗ trợ chữa lành vết thương nhanh hơn. Vitamin K được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như: Cà chua, súp lơ, dưa chuột, bắp cải, măng tây,…

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn giải đáp băn khoăn: Ăn cá lóc có bị sẹo lồi không?. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc để lại COMMENT để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Biên tập viên Vũ Minh Hải tốt nghiệp chuyên khoa truyền thông giáo dục sức khỏe tại trường Đại học Y Tế Công Cộng. Một tác giả trẻ tài năng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây