Có bầu ăn ốc được không? là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi ốc là một món ăn bổ dưỡng được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nhiều chị em khi mang thai lại không dám ăn ốc vì sợ gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng việc ăn ốc trong thời gian mang thai khi trẻ sinh ra sẽ bị chảy nước dãi, chậm nói. Vậy thực hư ra sao, liệu có bầu ăn ốc được không? mời các mẹ bầu hãy cùng tham khảo phần nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây của Review AZ.
Mục Lục
Tìm hiểu một số thông tin về ốc
Ốc tên gọi chung để chỉ các loài động vật thân mềm ở trong lớp chân bụng. Chúng có nguồn gốc từ thời cổ Nguyên Sinh, hiện nay chúng có tới 7000 loài khác nhau. Tuổi thọ trung bình của loài ốc phụ thuộc vào từng loại và môi trường sinh sống khác nhau. Mỗi loài ốc chỉ có thể sống được trong thời gian từ 3 đến 5 năm nhưng cũng có loài có thể sống lên tới 25 năm.
Thức ăn của ốc chỉ yếu là những loại cây mềm như lá cây đu đủ, các mầm non hay lá dâm bụt. Chúng cũng thường thích ăn các loại lá cây dâm bụt hay đôi khi chúng ăn cả chất thải của động vật.
Chúng được chia thành 2 bộ phận chính đó là phần thân và lớp vỏ bảo vệ bên ngoài. Cấu tạo thân mềm giống các loại chân bụng khác, dưới bụng có cơ phát triển giúp chân di chuyển còn vỏ có chiều dài từ vài mm đến vài cm chỉ có một van duy nhất không phân khoang. Giữa vỏ và cơ thể ốc có một khoang trống gọi là khoang áo, khoang này có vai trò như phổi.
Các loài ốc khi trưởng thành thường có ốc hình xoắn, nón hay ống trụ( một số loài ốc không có vỏ hay vỏ rất nhỏ). Khi di chuyển ốc sẽ tiết ra chất nhớt, giúp chúng di chuyển nhanh hơn nhờ vào việc giảm ma sát. Ốc thường sinh sống ở nhiều môi trường khác nhau, từ sa mạc, các vùng biển cho đến những ngọn núi, rãnh nước. Tuy nhiên đa số các loài ốc thường sống ở vùng biển. Nhiều loại sống ở trên cạn môi trường nước ngọt. Dựa vào kích thước, màu sắc và đặc tính, ốc được chia thành rất nhiều loại như:
- Ốc hương
- Ốc vặn món ngon với cách chế biến luộc hay xào chuối, xào măng
- Ốc bươu vàng
- Ốc vú nàng
- Ốc bạch ngọt
- Ốc đỏ
- Ốc gai xương rồng
- Ốc bàn tay
- Ốc móng tay
- Ốc hoàng hậu
- Ốc lác, tên khoa học Pila conica, còn gọi là ốc bươu đen, ốc nhồi, ốc mít Cônica
- Ốc mặt trăng
- Ốc tỏi hay ốc hành
- Ốc ruốc hay còn gọi là ốc chép, ốc lể, ốc ngũ sắc
- Ốc gạo
- Ốc vôi
- Ốc len với món ngon ốc len xào dừa
- Ốc giác hay còn gọi là ốc Hoàng Đế
- Ốc dừa
- Ốc cà na
- Ốc nhảy
- Ốc hút
Ốc hầu như không thấy gì và chúng không có khả năng nghe thấy. Tuy nhiên chúng có khứu giác rất tốt và rất phát triển, chúng có thể đánh hơi ra mùi thức ăn cách tận vài mét.
Con ốc thuộc sinh sản lưỡng tính, tức là chúng có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái ở trên một cá thể. Vì thế chúng có khả năng tự thụ tinh hay tự thụ tinh chéo. Mỗi lần chúng đẻ từ 5 đến 40 quả trứng và sẽ nở sau khoảng 6 đến 8 ngày. Chúng đạt độ tuổi trưởng thành trong khoảng 4 đến 7 tuần. Mỗi một năm, ốc có thể đẻ tới 1000 quả trứng.
Có bầu ăn ốc được không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi theo kinh nghiệm dân gian thì khi mang thai, phụ nữ không nên ăn ốc. Vì nếu ăn ốc trong thời kỳ mang thai có thể khiến trẻ khi sinh ra hay bị chảy dớt dãi hoặc bị chậm nói…
Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng ăn ốc có thể khiến mẹ bầu bị nóng trong. Lý do là vì ốc thường được ăn kèm các loại nước chấm ớt, gừng, sả, dưa góp, sung muối,…Đây đều là những loại thực phẩm có tính nóng, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ dinh dưỡng thì cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định những tại hại này. Ngược lại, ốc còn là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, những quan niệm về ốc là không có cơ sở.
Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: “ốc là một loại thực phẩm rất giàu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100 gram ốc chứa khoảng 72 calo. Cùng với đó là nhiều dưỡng chất khác như đạm, tinh bột, canxi, nước, phốt pho, magie, selen, vitamin E… Trong đó, hàm lượng canxi trong ốc cao hơn nhiều so với đậu tương (gấp 3,7 lần), thịt gà (gấp 12 lần), thịt bò (gấp 194 lần), thịt lợn (gấp 266 lần).”
Nói tóm lại bà bầu ăn được ốc. Theo Đông y, thịt ốc có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng chữa được một số bệnh như phù thũng, bệnh gan, vàng da, nhiễm trùng, trĩ…
Hơn nữa, với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, nên việc bổ sung ốc vào khẩu phần ăn sẽ rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:
+ Nguồn cung cấp sắt: Ốc có chứa rất nhiều sắt, đây là chất quan trọng cho việc phát triển của thai nhi, giúp mẹ bầu ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu.
+ Cung cấp kẽm: Các loại ốc đều có chứa rất nhiều kẽm, nên giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của các protein và enzyme khác nhau, kẽm giúp tăng cường và phát triển của các tế bào.
+ Chống oxy hóa: Selen trong ốc hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp cơ thể ức chế khả năng gây tổn hại ADN của các gốc tự do. Vì vậy, ăn ốc giúp cho cơ thể của phụ nữ đang mang thai, hỗ trợ hệ thống nội tiết và miễn dịch, làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, viêm khớp dạng thấp và nhiễm trùng tái phát.
+ Kiểm soát cơ bắp, giảm nhiều bệnh tật: Do có chứa nhiều vitamin E nên ăn ốc sẽ giúp kiểm soát cơ bắp tốt hơn, tránh tình trạng giật hay cử động mắt bất thường. Cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu.
+ Duy trì mật độ xương: Ốc có chứa phốt pho và canxi nên đây là một trong những thực phẩm rất tốt cho xương khớp. Điều này giúp cho mẹ có hệ xương chắc khỏe, thai nhi phát triển xương khớp một cách tốt nhất.
+ Cung cấp Axit béo omega-3: Dưỡng chất có tác động tích cực đến sự phát triển của thai nhi và bảo vệ ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
+ Không lo tăng cân: Được biết đến có nhiều dưỡng chất nhưng thịt ốc không chứa nhiều chất béo. nên ốc là món ăn lý tưởng cho những bà bầu mang thai có dấu hiệu thừa cân.
Như vậy, đứng trên góc độ dinh dưỡng có thể thấy ốc là món ăn rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho mẹ bầu. Nên các mẹ không nên bỏ qua món ốc khi mang thai, mà hãy bổ sung thêm vào món ốc vào thực đơn ăn uống của mình. Nhưng vấn đề là ở chỗ mẹ nên ăn ốc như thế nào để đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm.
>>> Bạn cũng nên tham khảo thêm: [Review AZ] Có bầu ăn nhãn được không?
Bà bầu nên ăn ốc vào thời điểm nào?
Với những chia sẻ ở trên có thể thấy rằng việc ăn ốc khi mang thai đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Cùng với đó là Nước chấm ốc lại có vị chua, cay, ngọt rất dễ ăn và ăn không gây ngán như các đồ ăn khác.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì các mẹ bầu chỉ nên ăn ốc kể từ tháng thứ 4 trở đi. Lý do là bởi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, các mẹ đang trong giai đoạn ốm nghén rất dễ nhạy cảm với mùi tanh của ốc, từ đó có thể khiến tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn.
Vậy nên, ở giai đoạn 3 tháng đầu này mẹ bầu có thể bổ sung chất dinh dưỡng bằng các nhóm thực phẩm khác như các loại hạt, thịt nạc, trứng, súp lơ xanh…
Cách sơ chế ốc an toàn cho mẹ bầu
Để đảm bảo an toàn thì khi mua ốc về chế biến, mẹ bầu cần phải lưu ý một số điều như sau:
+ Khi mua ốc: Khi mua ốc mẹ cần mua ở những nơi uy tín và đảm bảo ốc còn tươi sống.
+ Không ngâm ốc quá lâu: Nhiều người có quan niệm rằng muốn ốc nhả hết chất bẩn bên trong nên ngâm ốc vài ngày mới ăn. Nhưng thực chất việc ngâm lâu sẽ khiến ốc chết và gầy đi, làm món ăn có mùi, mất sự ngon miệng.
Do đó, để làm cho ốc nhả hết chất bẩn, khi ngâm mẹ bầu nên ngâm bằng nước vo gạo, nước giấm hoặc thêm ớt vào nước ngâm. Sau đó rửa ốc lại thật sạch rồi thả vào nước muối nhạt để ngâm khoảng 15 phút.
+ Không ăn ốc chung với thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C kết hợp với asen trong ốc sẽ tạo ra asen hóa trị III gây ngộ độc cho người ăn, thậm chí tử vong nếu ăn thường xuyên. Do đó, mẹ cần tránh kết hợp ốc với những thực phẩm chứa vitamin C như chanh, cam, quýt…
Ngoài ra, mẹ cũng cần kiêng ăn ốc với một số thực phẩm khác như: mộc nhĩ, đậu tằm, dưa bở, ngô thịt bò,…. vì có thể gây chướng bụng, đau bụng, khó tiêu hóa, tiêu chảy,….
+ Rửa sạch, luộc kỹ: Ốc là một món ăn bổ dưỡng, nhưng là loại thực phẩm có nhiều ký sinh trùng do sinh sống tại ao, hồ. Vì vậy mẹ bầu cần phải rửa thật kỹ, chế biến cẩn thận trước khi nấu. Khi nấu ốc cần phải được nấu kỹ, không nên ăn ốc chưa chín bởi các loại ấu trùng ký sinh trong ốc có thể gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường ruột như bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc…
+ Ăn ốc một lượng vừa đủ: Bà bầu cũng chỉ nên ăn từ 100 – 200gr ốc cho mỗi bữa ăn và ăn 1 – 2 bữa một tuần là đủ. Mẹ bầu ăn quá nhiều ốc dễ dẫn đến đầy bụng. Những mẹ bầu bị đau dạ dày bị đau, rối loạn tiêu hoá kéo dài, có vết loét trên da thịt chưa lành… nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.
Ngoài ra, khi ăn ốc, các mẹ bầu cũng cần phải lưu ý thêm một số điều như:
- Theo Đông y, ốc có tính hàn nên dễ gây lạnh bụng vì thế khi ăn ốc, bà bầu ăn kết hợp với nước chấm gừng để chống lạnh bụng.
- Không nên ăn các loại ốc lạ để tránh nguy cơ bị ngộ độc và dị ứng. Bên cạnh đó, một số loại ốc dễ bị nhiễm ký sinh trùng mặc dù đã được cơ quan y tế cảnh báo không nên ăn nhưng nhiều nhà hàng, quán ăn vẫn nấu để bán như ốc bươu vàng. Tốt nhất là bà bầu không nên ăn loại ốc này.
- Nhiều người có thói quen ăn ốc bằng cách dùng răng cắn trôn ốc vỡ ra để mút ruột, nhưng bà bầu không nên ăn bằng cách này. Vì khi mang thai, cơ thể mẹ đang bị thiếu hụt canxi dẫn đến răng suy yếu. Nếu dùng răng cắn vỏ ốc, có thể khiến mẹ gặp phải tình trạng mẻ răng, ê buốt răng.
- Không nên vừa ăn ốc vừa kết hợp thức uống có tính hàn vì việc này dễ gây lạnh bụng dẫn đến việc bà bầu bị tiêu chảy.
>>> Bạn cũng nên tham khảo thêm: [Review AZ] Có bầu ăn ổi được không? Tác dụng gì khi mang thai?
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề có bầu ăn ốc được không? cùng một số thông tin liên quan. Review AZ cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!.