Có bầu ăn rau muống được không? Rau muống từ lâu đã được coi là loại rau xanh quen thuộc trong mỗi bữa cơm của nhiều gia đình Việt Nam. Đáp ứng được đầy đủ 3 yếu tố ngon – bổ – rẻ, rau muống dễ dàng lấy được niềm tin của nhiều bà nội trợ.
Thế nhưng, những chị em nữ giới đang mang bầu có ăn rau muống được không? Nếu được thì ăn như thế nào là tốt nhất? Hãy cùng theo dõi và giải đáp những vấn đề này trong bài viết ngay sau đây của Review AZ.
Mục Lục
Rau muống là gì?
Rau muống là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh cùng họ với cây bìm bìm. Rau muống thường mọc men theo mặt nước hoặc bò trên cạn. Thân bên trong rỗng, dày và có nhiều rễ mắt. Phần lá cây hình ba cạnh, có đầu nhọn và hẹp dài. Loài cây này cũng có hoa và quả nang hình tròn nhưng không được sử dụng rộng rãi như thân và lá cây.
Ở Việt Nam, rau muống được chia thành 2 giống loài là rau muống trắng và rau muống tía. Mỗi loại rau muống sẽ mang một đặc tính, giá trị dinh dưỡng riêng. Ngoài ra, rau muống còn xuất hiện trong một số câu đồng dao, ca dao của người Việt, ví dụ như: “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.”…
Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, rau muống tươi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Cụ thể như sau:
- Năng lượng: 29 kcal
- Protein: 3 g
- Chất béo: 0,3 g
- Carbohydrate: 5,4 g
- Chất xơ: 1 g
- Canxi: 73 mg
- Photpho: 50 mg
- Sắt: 2,5 g
- Vitamin A: 6,300 IU
- Vitamin B1: 0,07 g
- Vitamin B2: 0,09 mg
- Vitamin C: 32 g
- Vitamin PP: 0,7 mg
- Nước 89,7 g
Có thể thấy, rau muống rất giàu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người. Tuy chứa ít năng lượng nhưng rau muống chứa đầy đủ từ protein, chất xơ, nước, vitamin cho tới một số khoáng chất như sắt, canxi,… Hàm lượng dinh dưỡng trong rau muống từng được đánh giá rất cao và không hề thua kém bất cứ loại thực phẩm nào.
Tuy nhiên, bà bầu có ăn rau muống được không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo ngay sau đây.
Có bầu ăn rau muống được không?
Giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn rau muống được không? Bác sĩ Giao Thị Kim Vân – Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm giải đáp cụ thể như sau:
Trên thực tế, bà bầu hoàn toàn có thể ăn rau muống để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên cần chú ý hơn trong cách chế biến và kiểm soát liều lượng sao cho phù hợp, không nên ăn quá ít hay quá nhiều. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu cảm thấy thể trạng sức khỏe không tốt, mẹ bầu không nên ăn rau muống và nên tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra hướng giải quyết kịp thời. Vậy bà bầu ăn rau muống có tác dụng, lợi ích gì?
>>> Bạn có muốn xem thêm: [Review AZ] Bà bầu ăn măng được không?
Bà bầu ăn rau muống và những lợi ích tuyệt vời
Nếu các mẹ bầu biết cách sử dụng rau muống khoa học và hợp lý, rau muống sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của 2 mẹ con. Điển hình như:
- Cân bằng huyết áp
Nhờ hàm lượng chất xơ và canxi dồi dào, rau muống có thể duy trì độ thẩm thấu trong thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường. Từ đó hạn chế tối đa triệu chứng đau đầu do tăng huyết áp, cân bằng huyết áp và rất tốt cho sức khỏe tim mạch của cả mẹ và bé.
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Theo y học phương Đông, rau muống được coi là một vị thuốc có công dụng giải nhiệt, thải độc vô cùng hiệu quả nhờ tính hàn trong rau muống. Do đó, nếu các mẹ bầu biết cách ăn rau muống, ăn với liều lượng phù hợp sẽ hỗ trợ giải phóng nhiệt lượng, điều hòa tâm trạng, giảm stress…
- Phòng bệnh tiểu đường
Một loại dưỡng chất có cấu trúc và công dụng giống với hợp chất insulin đã được tìm thấy trong rau muống. Insulin từ lâu đã nổi tiếng với công dụng cân bằng lượng đường trong máu. Từ đó, sẽ giúp mẹ bầu phòng chống bệnh tiểu đường trong thai kỳ hiệu quả. Đối với những mẹ bầu đã và đang mắc bệnh tiểu đường, hãy thường xuyên ăn rau muống để hỗ trợ điều trị bệnh lý này.
- Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh táo bón
Như đã phân tích bên trên, rau muống chứa rất nhiều chất xơ và nước. Đây là 2 yếu tố vô cùng quan trọng, tác động tích cực tới hệ tiêu hóa, kích thích quá trình hấp thu và đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Đồng thời thúc đẩy nhu động ruột, dễ dàng đưa phân ra khỏi cơ thể. Vì vậy, rau muống là một loại thực phẩm có thể hỗ trợ phòng ngừa và điều trị chứng táo bón khi mang bầu.
- Cung cấp chất sắt, phòng bệnh thiếu máu
Nhờ chất canxi, amino axit, vitamin B,… Đặc biệt là chất sắt – một loại khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với quá trình vận chuyển oxy, tăng cường miễn dịch, kích thích enzyme, tạo hồng cầu trong máu,…
Khi bà bầu ăn rau muống với liều lượng vừa đủ, cơ thể sẽ được cung cấp lượng chất sắt dồi dào. Hạn chế tối đa tình trạng thiếu máu thường xảy ra trong thai kỳ.
- Bổ sung chất canxi, phòng bệnh loãng xương
Rau muống chứa tới 100mg canxi/ 100g rau tươi, đây được coi là hàm lượng dinh dưỡng vô cùng lý tưởng và cần thiết đối với các mẹ bầu. Canxi là khoáng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển hệ xương, răng của trẻ nhỏ. Đồng thời, giúp mẹ bầu phòng bệnh loãng xương sau sinh.
- Phòng bệnh mãn tính
Có thể bạn chưa biết, chất vitamin A, C hay beta carotene là những thành phần dinh dưỡng có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa mạnh mẽ. Nhằm bảo vệ cơ thể mẹ bầu khỏi sự tấn công của các gốc tự do, cũng như những nhân tố gây bệnh mãn tính, kể cả ung thư. Thêm vào đó, chất vitamin A còn rất tốt cho sức khỏe thị lực, phòng ngừa bệnh đục thể tinh thể, lão hóa cho đôi mắt.
Ngoài ra, chất axit folic trong rau muống còn có thể giảm thiểu tỷ lệ sinh non, mắc bệnh khuyết tật bẩm sinh khi thai nhi vẫn còn trong bụng mẹ. Chất glycolipid trong rau muống cũng giúp cơ thể bớt đau nhức, khó chịu bởi sự mất cân bằng nội tiết tố khi mang thai,…
>>> Bạn nên tham khảo thêm: [Review AZ] Bà bầu ăn mít được không? LỢI hay HẠI?
Bà bầu nên ăn rau muống như thế nào?
Để không bị nhàm chán mỗi khi ăn rau muống, đồng thời cung cấp đủ chất cho cơ thể. Các mẹ bầu có thể chế biến rau muống theo những cách như sau:
- Rau muống luộc
Rau muống luộc là món ăn vô cùng đơn giản và thanh đạm cả về nguyên liệu lẫn cách chế biến. Bạn chỉ cần chuẩn bị một mớ rau, sơ chế sạch sẽ sau đó thả vào nước sôi để luộc chín là có thể ăn được ngay. Rau muống luộc vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, chị em cũng có thể tận dụng phần nước luộc rau để sử dụng như một món canh. Bạn hãy vắt thêm nửa quả chanh vào, thêm chút muối vừa ăn là có ngay một bát canh rau muống vừa mát vừa tốt cho sức khỏe.
- Rau muống xào tỏi
Rau muống xào với tỏi phi thơm là món ăn không còn xa lạ với người Việt Nam. Đĩa rau muống xanh ngắt, kết hợp với những nhánh tỏi phi thơm vàng chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều món ăn này bởi chúng chứa khá nhiều dầu mỡ.
- Rau muống xào giá
Để chế biến món ăn này, bạn hãy chuẩn bị khoảng 300g rau muống và giá đỗ. Sơ chế rau sạch sẽ sau đó thả rau muống vào nước sôi để trần qua. Để khoảng 2 phút thì vớt ra muống ra một bát nước lạnh để rau giữ được độ giòn, tươi ngon. Tiếp theo phi thơm tỏi và hành, thả rau muống và giá đỗ vào đảo đều. Thêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp là có thể thưởng thức được ngay.
Nói tóm lại, rau muống có thể kết hợp chế biến thành những món ăn ngon và bổ dưỡng. Vì vậy, mẹ bầu đừng quên bổ sung rau muống vào chế độ dinh dưỡng của mình nhé!
Ăn rau muống đúng cách và những lưu ý bạn nên biết
Không thể phủ nhận rau muống mang tới rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mẹ bầu. Thế nhưng không có nghĩa là bạn có thể ăn rau muống vô tội vạ, muốn bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Điều này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả hai mẹ con.
Do đó, để không tự rước họa vào thân, các bà bầu hãy lưu ý những chia sẻ dưới đây:
- Rau muống thường mọc bò xuống mặt nước, mặt đất nên rất dễ nhiễm phải ký sinh trùng, giun sán, sán lá ruột,… Do vậy, trước khi ăn các mẹ bầu nên sơ chế, nhặt bỏ và rửa thật sạch rau muống dưới vòi nước chảy. Để loại bỏ hết cặn bẩn, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
- Nên chế biến rau muống chín thật kỹ, bởi ăn rau muống sống rất dễ gây ra tình trạng đau bụng, khó tiêu, khó chịu,…
- Bầu ăn gỏi rau muống được không? Chắc chắn lời khuyên cho các mẹ bầu là không bởi món gỏi rau muống có phát sinh nguy hại như khi bạn ăn rau muống sống
- Tốt nhất, hãy ngâm rau muống vào nước muối trước khi chế biến để tránh bị ngộ độc. Do hiện nay, có rất nhiều người dân trồng rau đã lạm dụng hóa chất, chất kích thích tăng trưởng cho rau. Vì vậy, chị em cần chọn mua và sơ chế rau thật kỹ trước khi ăn.
- Không ăn rau muống với các chế phẩm từ sữa, điều này sẽ gây khó dễ và cản trở quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể.
- Đối với những mẹ bầu vừa thực hiện phẫu thuật, có vết thương hở do tai nạn,… Thì không nên ăn rau muống để tránh bị sẹo lồi kém thẩm mỹ về sau.
- Những mẹ bầu đang gặp vấn đề về xương khớp, mắc bệnh gout hoặc bị viêm nhiễm đường tiết niệu… thì không nên ăn rau muống. Để hạn chế tình trạng bệnh sẽ trở nặng, gây khó khăn trong việc điều trị.
- Những mẹ bầu có sức khỏe không tốt, sức đề kháng yếu hoặc hệ tiêu hóa yếu thì không nên ăn rau muống để không gây hại cho cơ thể.
- Tần suất ăn rau muống trong 1 tuần lý tưởng nhất là khoảng 2 – 3 lần.
Cuối cùng, mẹ bầu đừng quên đi thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của trẻ. Đồng thời sớm phát hiện và điều trị nếu chẳng may có bất thường, biến chứng xảy ra.
Kết luận lại với thắc mắc có bầu ăn rau muống được không hay với nhiều thắc mắc tương tự như: mới có bầu, bầu 3 tháng đầu, 3 tháng cuối, dưới 3 tháng, 1 tháng, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tháng, 5 tuần, 6 tuần, 8 tuần, … ăn rau muống được không thì rau muống sẽ rất tốt, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe nếu mẹ bầu biết cách sử dụng khoa học và phù hợp.
Review AZ mong rằng những thông tin trong bài có bầu ăn rau muống được không? Đã giúp bạn có thêm cho mình những thông tin và kiến thức hữu ích.