Trẻ 7 tháng ăn cá chép được không?

0
356
Trẻ 7 tháng ăn cá chép được không

Cá chép là một loại cá nước ngọt có hương vị thơm ngọt, ngọt thịt cùng với giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, liệu đối với trẻ 7 tháng ăn cá chép được không? Có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Hãy cùng Review AZ tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời về vấn đề này!

CÁ CHÉP LÀ GÌ?

Cá chép là một loại cá rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Loại cá này thường sống ở vùng nước ngọt như: Sông, hồ, ao, suối,…, có thân hình thoi, hơi dẹp. Đầu cá thuôn, mõm tù, dưới miệng cá có râu ngắn.

Thịt cá chép thường có vị ngọt thanh, chắc, nạc, nên được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn ngon khác nhau như: Cá chép om dưa, cá chép kho riềng, cá chép hấp bia, cá chép chiên xù,…

Trong cá chép có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Protein, canxi, sắt, magie, photpho, kali, kẽm, đồng, mangan, selen, các vitamin A, B, C, D, DHA,…Các hợp chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

KHÁM PHÁ NHỮNG LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA CÁ CHÉP

Với thành phần dinh dưỡng khá phong phú, việc ăn cá chép có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch

Giống như nhiều loại cá khác, cá chép có chứa nhiều axit béo Omega – 3, có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng nhiều cách khác nhau như: Làm giảm huyết áp, chống viêm, ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trong động mạch. Một số nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ Omega – 3 có thể giúp làm giảm các cơn đau tim và nguy cơ đột quỵ.

  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Hàm lượng kẽm dồi dào có trong cá chép sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm khuẩn.

  • Giúp hệ xương răng chắc khỏe hơn

Thành phần canxi và photpho được tìm thấy nhiều trong cá chép có tác dụng bảo vệ sức khỏe của xương, cải thiện mật độ khối lượng xương. Đồng thời, làm giảm nguy cơ bị loãng xương và gãy xương ở các giới tính và nhóm tuổi khác nhau.

  • Cải thiện tình trạng mất ngủ

Hàm lượng magie có trong cá chép sẽ kích hoạt giải phóng một số chất dẫn truyền giúp làm dịu hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng, lo âu. Đồng thời, giúp điều hòa giấc ngủ, khiến bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

NHỮNG BỘ PHẬN CỦA CÁ CHÉP ĂN ĐƯỢC

Dưới đây là những bộ phận của cá mà các bạn nên ăn:

  • Thịt cá: Thịt cá chép khá nạc, chắc, thớ thịt trắng và có vị ngọt thanh. Ngoài ra, thịt cá chép có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.
  • Mắt cá: Trong mắt cá có chứa nhiều vitamin B1 cùng với các axit béo không bão hòa như: Axit docosahexaenoic và axit eicosapentaenoic. Những dưỡng chất này có tác dụng tăng cường trí nhớ và chức năng của não bộ, giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể.
  • Trứng và gan cá: Trong các loại nội tạng cá thì chỉ có gan và trứng là hai bộ phận ăn được, tốt cho cơ thể và không chứa đựng các yếu tố độc hại.

TRẺ 7 THÁNG ĂN CÁ CHÉP ĐƯỢC KHÔNG?

Bước sang giai đoạn 7, 8 tháng tuổi là bé đã bắt đầu ăn dặm. Ngoài các loại thịt, các mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn thêm các loại cá, đặc biệt là cá chép để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như: Protein, vitamin, canxi, sắt, photpho, Omega – 3,…rất cần thiết cho sự phát triển hệ cơ xương cũng như trí não của thai nhi.

Các mẹ có thể nấu cháo cá chép kết hợp cùng với đậu xanh, bông cải xanh hoặc cà rốt để cho bé ăn dặm.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ CHÉP

Cá chép là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để nhận được những lợi ích sức khỏe tối ưu từ cá chép, đồng thời hạn chế tối đa những tác dụng phụ, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi chế biến cá:

  • Trong cá chép có chứa rất nhiều xương dăm, nên khi cho trẻ em ăn, các bạn cần chú ý gỡ xương cẩn thận để tránh khiến các bé bị hóc xương.
  • Các bạn nên nấu chín kỹ cá chép ở nhiệt độ cao để tiêu diệt hết các vi khuẩn và ký sinh trùng có hại, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Để khử mùi tanh, các bạn có thể sử dụng muối chà xát lên trên thân cá hoặc ngâm cá trong nước có pha chút giấm hoặc hạt tiêu.
  • Loại bỏ mật cá chép khi chế biến vì nó có chứa độc tố tetrodotoxin, có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
  • Không nên sử dụng ruột cá chép bởi vì đây là bộ phận bẩn nhất của con cá, có chứa nhiều ký sinh trùng, ấu trùng giun sán. Nếu ăn phải thì các bạn sẽ có thể bị sưng phù tay chân, mắc các bệnh lý tại đường tiêu hóa và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

BẬT MÍ CÔNG THỨC NẤU CHÁO CÁ CHÉP CHO BÉ ĂN DẶM THƠM NGON, BỔ DƯỠNG VÀ KHÔNG TANH

Dưới đây là cách chế biến món cháo cá chép bổ dưỡng, dễ làm mà các mẹ có thể tham khảo:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 con cá chép ( khoảng 1 kg)

20g gạo tẻ

10g gạo nếp

Muối hạt

Dầu ô liu

Hành khô, hành lá, ngò gai

Gừng và chanh

Cách nấu cháo cá chép:

  • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Cá chép mua về các bạn đánh vảy, cắt bỏ mang, bỏ hết nội tạng rồi dùng dao cạo sạch lớp màng đen bên trong bụng cá. Sau đó, rửa cá sạch lại với nước. Tiếp theo, các bạn dùng gừng hoặc nước cốt chanh kèm với muối hạt chà xát lên thân cá khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ hết chất nhớt và khử mùi tanh. Rồi các bạn rửa sạch lại với nước và để ráo.

Hành lá và ngò gai các bạn đem rửa sạch và cắt nhỏ. Hành khô, gừng bóc vỏ và thái mỏng. Vo gạo tẻ và gạo nếp thật sạch.

  • Bước 2: Tách thịt và xào cá chép

Sau khi sơ chế cá xong, các bạn chuẩn bị một nồi nước cùng với một vài lát gừng và bắc nồi lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, các bạn cho cá chép vào nồi luộc trong khoảng 10 phút.

Khi cá chín, các bạn nhẹ nhàng vớt cá ra, rồi để nguội, sau đó tách xương lấy thịt và xé thịt cá thành những miếng vừa ăn. Chú ý gỡ hết xương dăm cẩn thận.

Tiếp theo, các cho một ít dầu ăn vào chảo. Khi dầu nóng, các bạn cho hành tím thái mỏng vào phi thơm, rồi cho thịt cá vào đảo đều trong khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.

  • Bước 3: Nấu cháo cá chép

Các bạn cho cả hai loại gạo và nước vào nồi theo tỷ lệ 1 gạo – 4 nước rồi nấu thành cháo. Khi cháo chín, các bạn cho một nửa phần thịt cá đã xé vào nồi cháo và khuấy đều trong khoảng 1 – 2 phút rồi tắt bếp. Sau đó, cho hành lá vào bát, rồi múc cháo cá chép vào và trộn đều. Tiếp theo, cho nốt phần thịt cá xào còn lại lên trên là đã hoàn thành món cháo cá chép cho bé ăn dặm.

Thành phẩm:

Với cách nấu này, món cá chép sẽ vô cùng thơm ngon, thịt cá mềm và đặc biệt không bị tanh. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho các bé đang trong độ tuổi ăn dặm.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn: Trẻ 7 tháng ăn cá chép được không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [bình luận cuối bài] để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Tốt nghiệp Trung cấp y, trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa (2010-2012)- chuyên ngành y sỹ đa khoa. Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền (2012-2016) chuyên ngành xã hội học. Với 5 năm viết bài chuyên môn về lĩnh vực sức khỏe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây