Bánh mì sandwich lạt bao nhiêu calo và ăn có mập không? Bánh mì là một trong những món ăn tiện lợi được ưa chuộng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, có thể sử dụng cả trong bữa ăn phụ lẫn bữa ăn chính. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng có trong món ăn này thì không phải ai cũng biết rõ. Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục Lục
Đôi nét về bánh mì sandwich lạt
Nhắc tới bánh mì, chắc hẳn ai cũng đã quá quen thuộc, đặc biệt là người Việt Nam. Những món làm từ bánh mì khá đa dạng, có thể thoải mái biến tấu thành nhiều món ăn khác nhau phù hợp với sở thích của từng người. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng có trong món ăn này như thế nào thì không phải ai cũng biết rõ. Trong số rất nhiều loại bánh mì, có bánh mì sandwich được nhiều người lựa chọn.
Về lịch sử ra đời, bánh mì sandwich trở thành một món ăn được biết đến bởi ông John Montagu Sandwich (1718-1792), Bá tước thứ 4 của Sandwich, một quý tộc của nước Anh vào thế kỷ 18.
Theo một số tài liệu ghi chép lại, vào thời gian đầu, bánh mì sandwich được bá tước John Montagu Sandwich nghĩ đến do ông ấy mê đánh bạc đến mức không có thời gian ăn uống. Do đó, ông đã nghĩ ra một món ăn tiện lợi mà anh ta nghĩ ra từ một người hầu lân cận. Và khi đó, bánh mì kẹp giữa những món ăn dinh dưỡng như thịt và rau trở nên phổ biến và cứ như vậy bánh mì Sandwich ra đời và được mọi người ưa chuộng cho tới ngày nay.
Mặc dù vậy cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, có những tài liệu tham khảo để lại cho rằng người sáng lập ra bánh mì Sandwich không mê đánh bạc mà sở thích của ông là những môn thể thao ngoài trời. Và những điều giải thích từ nguồn gốc ra đời của bánh mì Sandwich cũng có sự khác nhau.
Dưới đây là những loại bánh mì Sandwich phổ biến mà mọi người yêu thích lựa chọn, cụ thể như sau:
- Bánh sandwich mứt: thường có vị ngọt đặc trưng. Với mỗi một chiếc bánh sandwich với nhân mứt bên trong là phổ biến. Ngoài ra, nếu như không có mứt, người ta có thể thay thế bằng việt quất.
- Bánh sandwich cá ngừ: Loại bánh mì này chứa khá nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bánh mì Sandwich với cá ngừ sẽ có thêm những hương liệu đặc biệt, kèm thêm sốt mayo và có rau bên trong với giá trị tương đối cao.
- Sandwich phô mai: Ngoài nguyên liệu thịt, trứng thì phô mai cũng là một trong những nguyên liệu được sử dụng. Thông thường, một chiếc bánh sandwich có phết kem phô mai hoặc thêm phô mai cắt lát phù hợp với sở thích của nhiều người
- Sandwich giăm bông: Với loại bánh mì này chủ yếu được lựa chọn bởi thịt nguội kèm theo dăm bông.
- Bánh sandwich bơ đậu phộng: Một chiếc bánh sandwich với bơ đậu phộng bên trong.
- Ang Butter sandwich: Sandwich với nhân đậu đỏ và lớp phủ bơ.
- Bánh sandwich trứng: món ăn này có phần đơn giản và phổ biến hơn. Bạn sẽ chỉ cần một chiếc bánh sandwich với một quả trứng chiên bên trong. Nếu bạn thích cầu kỳ hơn có thể thêm nước sốt, salad dưa chuột; thậm chí có thể thêm dăm bông hoặc phô mai ăn kèm.
- Philly CheeseSteak sandwich: Một loại bánh sandwich được ăn cùng với thịt và loại pho mát cắt lát mỏng. Nói cách khác, nó là một chiếc bánh sandwich mang đậm chất phương tây.
- Sandwich gà: Với loại bánh mì này có kèm nhân thịt gà là chính. Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là món bánh mì này đúng chất lượng sẽ phải sử dụng bánh mì kẹp thịt gà nướng hoặc gà xé.
- Sandwich lạt: Đây là loại bánh mì được đóng thành túi, thường ít ngọt và có thể ăn liền mà không cần thêm nguyên liệu ăn kèm. Tuy vậy bánh mì này thường có hạn sử dụng khá ngắn.
Trong nội dung tiếp theo bên dưới bài viết sẽ tập trung giới thiệu, tìm hiểu sâu hơn về loại bánh mì Sandwich lạt về hàm lượng calo cũng như giá trị dinh dưỡng có trong sản phẩm.
Bánh mì sandwich lạt bao nhiêu calo?
Để biết được hàm lượng dinh dưỡng có trong món bánh mì sandwich như thế nào, mọi người cần biết được những nguyên liệu làm nên món bánh mì này. Theo đó, để có thể làm ra những lát bánh mì sandwich thơm ngon cần đến nguyên liệu chính đó là bột làm bánh mì. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bột khác nhau làm bánh. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng có giá trị chênh lệch không đáng kể.
Thông thường bột làm bánh mì sandwich đó chính là bột mì. Đây là loại bột được làm từ thực vật với những nguyên liệu là ngũ cốc, đậu, quả,….Trong đó, thành phần chính của là bột ngũ cốc.
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại bột mì để bạn có thể lựa chọn sử dụng phù hợp với từng loại bánh. Trong đó có bột mì đa dụng gồm có 2 loại chính: loại bột mì tẩy trắng và không tẩy trắng. Bột tẩy trắng chính là loại đã trải qua quá trình chế biến, xử lý bằng một số chất hóa học hoặc một liệu pháp tự nhiên để loại bỏ đi sắc tố vàng, giúp bột trắng mịn màng, loại bột này thích hợp để làm bánh ngọt hoặc là loại bánh mì.
Ngoài ra, những nguyên liệu khác làm bánh mì sandwich với hàm lượng không đáng kể có thể kể đến như: men nở, đường cát, muối, dầu thực vật….tuy nhiên, những nguyên liệu này chỉ hạn chế.
Mức năng lượng có trong bánh mì sandwich
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 lát bánh mì sandwich lạt chứa khoảng 100 calo. Mặc dù vậy, con số về hàm lượng calo này chỉ mang tính chất tương đối. Tùy từng cách pha chế nguyên liệu mà có lượng calo khác nhau. Dưới đây là hàm lượng calo của một số loại bánh mì thông thường với hàm lượng 100g, như sau:
- Bánh mì sandwich nguyên chiếc: làm từ bột mì thô có hàm lượng calo dao động khoảng 230
- Bánh mì trắng: hàm lượng calo dao động khoảng 230
- Bánh mì sandwich trắng: hàm lượng calo dao động khoảng 275
- Bánh mì hamburger: có hàm lượng calo khoảng 296
- Bánh mì làm từ lúa mạch đen: có hàm lượng calo dao động là 230
- Bánh mì làm từ bột thô: có hàm lượng calo khoảng chừng 235
- Bánh mì gạo lứt: có hàm lượng calo dao động là 250
- Bánh mì vừng: có hàm lượng calo khoảng chừng 255
- Bánh mì cám: có hàm lượng calo dao động chừng 260
- Bánh mì hạt cây anh túc: có hàm lượng calo dao động 265
- Bánh mì hạt lanh: (Flax bread) có hàm lượng calo dao động 285
- Bánh mì hạt hướng dương: (Sunflower bread) có hàm lượng calo là 300
Cách làm bánh mì sandwich lạt
Thông thường mọi người sẽ lựa chọn mua bánh mì sandwich tại các cửa hàng chuyên sản xuất bánh mì. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn thử trổ tài làm món bánh này, có thể chuẩn bị theo nguyên liệu và cách làm sau đây:
Nguyên liệu làm bánh mì sandwich lạt:
- 300gr bột bánh mì (bột số 13)
- 5gr men instant
- 50gr bơ lạt
- 90gr sữa tươi
- 90gr nước lọc
- 30gr đường trắng
- 3gr muối
Cách chế biến như sau:
Bước 1: cần thiết phải kích men nở bằng cách sử dụng nước lọc, sữa tươi, và khoảng 4gr men instant vào cùng một cái tô lớn. Sau đó cho khoảng 20gr đường và 3g muối vào khuấy đều cho đến khi hỗn hợp này hòa quyện vào nhau. Sau khoảng 10 phút, bạn tiếp tục cho men vào, nếu như men có dấu hiệu nở chứng tỏ men này hoạt động tốt đủ tiêu chuẩn làm bánh mì sandwich.
Bước 2: Thực hiện trộn bột bánh vào một tô lớn, trộn đều tay cho đến khi khối bột được kết dính là được. Tiếp theo lấy màng bọc thực phẩm bọc bột nghỉ khoảng 30 phút.
Bước 3: sau quãng thời gian bột nghỉ, bạn sẽ thực hiện nhồi bột cho tới khi mềm mịn thì cho bơ vào rồi tiếp tục nhồi kỹ cho tới khi bột không dính tay là đạt chuẩn chất lượng. Tiếp tục đậy kín bột, dùng tay ấn khối bột nếu như thấy bột vẫn giữ nguyên khối lõm có nghĩa bạn đã làm các bước đúng chuẩn rồi nhé.
Bước 4: tạo hình bánh, bạn thực hiện chia bột thành 2 phần bằng nhau, dùng tay vê tròn bột thành từng khối và cán mỏng. Nếu có khuôn có thể sử dụng để tạo thành hình phẳng cho bột một cách dễ dàng và đẹp mắt.
Bước 5: Thực hiện cho khối bột đã cắt sẵn vào một cái khuôn, để lò nướng ở nhiệt độ chừng 20 phút. Theo dõi bánh khi hết thời gian lấy bánh ra để nguội là có thể thưởng thức.
Một số lưu ý cơ bản khi làm bánh mì sandwich
Để làm bánh mì sandwich ngon nhất cần phải kích thích men nở với nước hoặc sữa ấm khoảng 30-38 độ để không làm chết men bánh. Đối với công đoạn nhào bột, cần nhạo nặn kỹ để bột bánh nở dai, mềm và thơm ngon hơn.
Ăn bánh mì sandwich lạt có mập không?
Nhiều người thắc mắc không biết ăn bánh mì sandwich có mập không? ăn có béo hay không? Đối với vấn đề này, chuyên gia dinh dưỡng cho biết: ăn bánh mì sandwich lạt sẽ không mập, ngược lại món ăn này còn phù hợp dành cho những người muốn giảm cân. Nếu xét theo mức năng lượng có trong bánh mì sandwich so với năng lượng tiêu chuẩn, có thể dễ dàng nhận thấy rằng 1 lát bánh mì sandwich chỉ 100 calo- bạn có thể ăn đến 4 lát bánh mì tương đương với 400 calo- trong khi đó mức năng lượng tiêu chuẩn trong bữa ăn chính của người trưởng thành là 667 calo. Vì thế, ăn bánh mì sandwich không mập.
Mặc dù vậy, bạn cần phải biết cách ăn bánh mì sandwich đúng cách. Đó là khi bạn chọn món ăn này vào bữa ăn sáng hoặc trưa, tránh ăn buổi tối có thể gây nên hiện tượng đầy bụng. Buổi tối cơ thể nghỉ ngơi nên không tiêu hao năng lượng, nếu ăn nhiều vào buổi tối có thể gây mập.
Hơn nữa, bạn chỉ nên ăn bánh mì sandwich lạt hoặc có thể ăn kèm với salad rau sẽ không khiến cơ thể bị tăng cân. Ngược lại, nếu như bạn ăn bánh mì sandwich kèm với một số nguyên liệu dinh dưỡng như thịt, xúc xích,….thì lúc này mức năng lượng đã tăng lên rất cao, ăn bánh mì sandwich có thể gây béo.
Như vậy, có thể kết luận việc ăn bánh mì sandwich có mập không hoàn toàn phụ thuộc vào cách ăn của bạn. Để có vóc dáng hoàn hảo nhất, bạn nên lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp kết hợp luyện tập thể thao hợp lý.
NÊN XEM THÊM:
- + Thịt kho trứng bao nhiêu calo và ăn có mập không?
- + Trứng hấp đậu phụ bao nhiêu calo và ăn có mập không?
- + Bánh mì đen bao nhiêu calo và ăn có mập không?
Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề bánh mì sandwich lạt bao nhiêu calo và ăn có mập không. Mong rằng thông tin chia sẻ từ bài viết bổ ích cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe.