Có bầu đi nặn mụn được không?

0
1421
Có bầu đi nặn mụn được không

Khi mang thai, cơ thể cũng như nội tiết sẽ có sự thay đổi, nhiều mẹ bầu thấy làn da không còn mịn màng như trước mà xuất hiện nổi mụn. Lúc này, bên cạnh những băn khoăn về việc có nên dùng thuốc trị mụn thì nhiều bà bầu thắc mắc có bầu đi nặn mụn được không? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết sau đây.

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều từ vóc dáng cho đến làn da và thể trạng sức khỏe. Đối với làn da, mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng rạn da, nám da, thậm chí nổi rất nhiều mụn trong thai kỳ. Sự thay đổi đột ngột này khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng lo lắng, mặc cảm, tự ti khi giao tiếp với người đối diện.

Những nguyên nhân nổi mụn khi mang thai

Tình trạng xuất hiện mụn trong thai kỳ xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ. Theo chuyên gia về gia liễu thì mụn có thể xuất hiện là mụn bọc, mụn cám, mụn đầu đen hay thường gặp nhất là mụn trứng cá. cụ thể như sau:

– Mụn đầu đen: thường nằm trên bề mặt da khá nhiều, bạn có thể dễ dàng phát hiện mụn này. Thông thường, mụn đầu đen hình thành do hỗn hợp dầu thừa và bụi bẩn, tế bào chết trên da lâu ngày không được loại bỏ.

– Mụn đầu trắng: mụn xuất hiện chủ yếu do da bị nhờn và bít tắc lỗ chân lông nhưng không bị oxy hóa nên có màu trắng.

– Mụn sưng viêm: đây là loại mụn thường gặp ở những phụ nữ mang thai. Thông thường loại mụn này sẽ xuất hiện trên da nhưng khó có thể tìm thấy đầu mụn. Loại mụn này nếu như nặn không đúng cách sẽ hình thành sẹo.

– Mụn mủ: mụn này có đặc điểm dễ sưng viêm, có đầu trắng, da đỏ. Tình trạng mụn mủ thường khá nghiêm trọng cần được nặn để loại bỏ mủ bên trong, tránh dẫn tới tình trạng sưng viêm.

– Mụn bọc: những nốt mụn to, viêm và thấy cứng khi chạm vào. Mụn thường có nhân nằm sâu bên trong và thường gây đau đớn khi chạm vào.

Theo nguyên lý, mụn xuất hiện có liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Đường dẫn chất nhờn nối từ lỗ chân lông đến tuyến bã nhờn được gọi là nang lông. Thông thường những nốt mụn này sẽ xuất hiện ở vùng nang lông do các tế bào chết làm tắc nghẽn, vấn đề này cùng với vấn đề vệ sinh không sạch sẽ dễ dẫn tới tình trạng viêm.

Theo cơ chế, khi lỗ chân lông tắc nghẽn sẽ khiến vùng da viêm chuyển sang màu đen cùng với sự tiếp xúc của oxy hình thành mụn đầu đen. Đối với những loại mụn trắng được hình thành thường do lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoàn toàn với bề mặt bị che phủ, nếu như để lâu, cả hai loại mụn này có thể bị sưng hoặc biến thành mụn trứng cá.

Co rất nhiều nguyên nhân dẫn tới mọc mụn trong thai kỳ, trong đó có những nguyên nhân chính cơ bản dưới đây:

–         Thay đổi nội tiết, hormone: Việc gia tăng hormone androgen trong thời gian mang thai sẽ làm tăng bã nhờn trên da. Đây là nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị bít tắc dẫn tới viêm da và từ đó mụn hình thành. Tình trạng mụn mọc trên da thường trở nên tồi tệ nhất trong 3 tháng đầu mang thai vì thời gian này hormone trong cơ thể người mẹ cũng thay đổi nhiều nhất. Vùng da nổi nhiều mụn thường là da mặt.

–         Dị ứng: phụ nữ mang thai vô cùng nhạy cảm, nếu như bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Sử dụng mỹ phẩm trang điểm có thể tạo điều kiện cho da dầu phát triển, từ đó mọc mụn trên da.

–         Tiền sử mọc mụn: Đối với những phụ nữ trước khi mang thai đã có làn da nhiều mụn thì khi mang thai nguy cơ cao vẫn được duy trì.

–         Những yếu tố về hệ miễn dịch nhạy cảm hay suy yếu cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây viêm lỗ chân lông dẫn tới vùng da nổi mụn.

Có bầu đi nặn mụn được không?

Nặn mụn hiểu một cách đơn giản là loại bỏ mụn và chất nhờn bên trong bề mặt da bằng biện pháp cơ học dùng tay hoặc có sự trợ giúp của các dụng cụ hỗ trợ như kim nhọn, tăm bông….Mục đích loại bỏ những nốt mụn, làm sạch vùng nổi mụn giúp lỗ chân lông thoát khỏi tình trạng tắc nghẽn.

Tuy nhiên, theo chuyên gia nếu chỉ nặn mụn đơn thuần khó có thể loại bỏ sạch hết mụn cũng như không thể ngăn chặn mụn mọc thêm nữa. Hiện nay có 2 loại nặn mụn là nặn mụn theo y khoa và tự nặn mụn tại nhà.

Đối với nặn mụn tại nhà, chỉ đơn thuần thấy mụn xuất hiện bạn sẽ dùng tay hoặc dùng kim và tăm bông nặn loại bỏ mụn mà không dùng bất kỳ sự hỗ trợ của thuốc ngăn ngừa viêm hay ngăn mọc mụn. Trường hợp này khá phổ biến mà nhiều người áp dụng không riêng gì phụ nữ mang thai.

Đối với loại nặn mụn thứ hai là nặn mụn chuẩn y khoa, lúc này nó trở thành phương pháp bổ trợ trong liệu trình điều trị mụn. Phương pháp này cần do người có chuyên môn, nhân viên am hiểu về gia liễu thực hiện theo phác đồ của bác sĩ. Vậy tóm lại có bầu nặn mụn được không?

Theo chuyên gia y tế có bầu có thể đi nặn mụn được. Bởi nặn mụn có thể khơi thông lỗ chân lông và mang lại hiệu quả ngăn ngừa vi khuẩn hình thành và phát triển. Bởi vi khuẩn gây mụn có thể lây lan sang vùng da lành. Mặc dù vậy, mẹ bầu được khuyến cáo không nên nặn mụn tại nhà bởi những lý do sau đây:

–         Dùng tay nặn mụn chứa vi khuẩn: Bàn tay, móng tay rất dễ tồn tại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Thông thường để loại bỏ được mụn thường dùng móng tay. Lúc này vi khuẩn từ tay bạn sẽ xâm nhập và  lây lan khắp vùng da. Do đó không nên dùng tay  nặn mụn không riêng bà bầu mà bất kỳ ai cũng vậy.

–         Trường hợp dùng dụng cụ hỗ trợ như kim, tăm bông thô sơ đơn thuần chắc chắn sẽ không được tiệt trùng. Điều này khiến cho vi khuẩn xâm nhập tương tự khi dùng tay nặn mụn.

Vì những lý do nêu trên, khuyến cáo mẹ bầu không tự ý nặn mụn nếu không có chuyên môn và dụng cụ cần thiết. Hơn nữa, đối với những nốt mụn thường xuất hiện trên vùng da nhạy cảm như da mặt. Nếu như có kích thích vật lý lên vùng da này không đúng thời điểm sẽ khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Thậm chí viêm nặng trên da sẽ dẫn tới sẹo thâm rỗ rõ rệt mất thẩm mỹ.

Thêm vào đó những vết thương hở do nặn mụn xuất hiện là vị trí lý tưởng thu hút bụi bẩn khi chị em ra ngoài môi trường. Cứ theo nguyên lý này, mụn sẽ tiếp tục mọc, mụn cũ nặn chưa khỏi sẽ có mụn mới xuất hiện tạo thành vòng lặp đi lặp lại khó kết thúc. Đây cũng là nguyên nhân vì sao những người có vùng da nhiều mụn trong thời gian dài dù nặn mụn thường xuyên.

NÊN XEM THÊM:

Mẹ bầu có thể nặn mụn tại cơ sở chuyên da liễu

Mẹ bầu không nên tự ý nặn mụn tại nhà mà cần đến các cơ sở chuyên khoa da liễu thực hiện nặn mụn an toàn . Để lấy mụn ra đúng cách, tránh tình trạng sưng viêm da hay mụn có nguy cơ mọc lại, mẹ bầu chú ý:

–         Quá trình lấy mụn được thực hiện bởi người có kỹ năng nghiệp vụ, cơ sở da liễu có giấy phép hoạt động khám và điều trị. Để an toàn nhất, mẹ có thể lựa chọn cơ sở chuyên trị mụn cho bà bầu.

–         Quy trình thực hiện lấy mụn đảm bảo đúng các bước, thao tác đúng chuẩn y khoa dựa trên phương pháp điều trị của bác sĩ da liễu. mục đích loại bỏ sạch mụn, an toàn, không để lại thâm hay sẹo.

–         Thiết bị y tế cần thiết phải được tiệt trùng hoàn toàn đúng quy định để tránh hiện tượng lây nhiễm chồng chéo.

Ngoài ra, nếu nhu mẹ bầu xuất hiện mụn trên da, đặc biệt là vùng da mặt nhưng không quá nghiêm trọng, mụn xuất hiện không nhiều thì có thể áp dụng theo một số cách dưới đây:

Vệ sinh sạch vùng da

Nếu da có mụn, mẹ bầu chỉ rửa bằng nước thông thường không thể loại bỏ hết bụi bẩn bám trên da. Đây là một trong những nguyên nhân nổi mụn. Vì thế, mẹ bầu hãy chọn loại sữa rửa mặt phù hợp dành cho bà bầu để sử dụng rửa 2 lần/ngày.

Tẩy da chết thường xuyên

Để có làn da mụn màng, khô thoáng không vết thâm, mẹ bầu cần thiết phải tẩy da chết vùng da mặt. Tuy nhiên, cần sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên sẽ giúp loại bỏ vùng da chết nhẹ nhàng không gây kích ứng. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình.

chú ý: Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm tẩy da chết và chống nắng. Mẹ bầu cần chọn sản phẩm phù hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Một số cách phòng ngừa mụn trong thai kỳ

Để chăm sóc da tốt hơn ngăn ngừa mọc mụn trong thời gian mang thai. Mẹ bầu cần chú ý đến cách phòng tránh sau đây:

–         Cung cấp độ ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước lọc mỗi ngày

–         Chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng, ăn nhiều hoa quả, nước ép trái cây giúp làm đẹp làn da

–         Tuyệt đối không nên cọ xát vùng mụn vì nó có thể khiến các nốt mụn trở nên trầm trọng hơn

–         Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, đặc biệt khung giờ 10h sáng đến 15h chiều.

–         Khi mặt nhiều mụn không nên dùng nhiều mỹ phẩm, đặc biệt là kem che khuyết điểm vì nó có thể khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại mặt nạ thiên nhiên có thể giúp làn da mịn màng hơn đồng thời ngăn chặn mọc mụn. Một số loại mặt nạ dưỡng da phổ biến mà mẹ bầu sử dụng như: sử dụng dầu dừa, giấm táo, mật ong, nghệ, nha đam….an toàn cho phụ nữ mang thai.

Review AZ mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được có bầu đi nặn mụn được không. Nếu như bạn còn có thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp.

Chúc mẹ bầu sức khỏe. 

Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền, 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe, có chứng chỉ báo chí, báo ảnh, bằng lý luận cao cấp, chứng chỉ giảng viên đường lối....

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây