Viêm tai giữa có ăn được trứng không? Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý thường gặp nhưng để lại nhiều biến chứng đến sức khỏe. Khi mắc bệnh, bên cạnh vấn đề điều trị, người bệnh cần có chế độ chăm sóc hợp lý, đặc biệt trong chế độ ăn hàng ngày giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, phòng tránh những di chứng không đáng có.
Mục Lục
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa thuộc nhóm bệnh đường hô hấp trên, bệnh lý này có thể gặp cả ở trẻ em và người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh sẽ thường gặp ở trẻ em hơn người lớn, bệnh thường xảy ra do biến chứng của một số bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng nhưng không được thăm khám và điều trị kịp thời gây nên.
Một số tác nhân gây viêm tai giữa phổ biến do virus, vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, tiếp theo là Haemophilus influenzae (NTHi) và Moraxella catarrhalis gây nên. Ngoài ra, một số tác nhân khác có thể gây viêm tai giữa gồm có virus hợp bào hô hấp (RSV), coronavirus, virus cúm, adenovirus,…
Những triệu chứng gây nên bệnh viêm tai giữa phổ biến như: đau và chảy dịch mủ tại vùng tai giữa, dấu hiệu sung huyết tại vùng tổn thương; người bệnh có thể xuất hiện sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Với trẻ nhỏ có thể xuất hiện triệu chứng kém ăn, quấy khóc, bú kém….
Viêm tai giữa là bệnh lý có thể chữa khỏi được, nhưng nếu như chậm trễ khám chữa bệnh có thể dẫn tới biến chứng viêm thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, viêm màng não, viêm mạch máu, áp xe não…khối huyết hội tụ bên trong xoang hang, biến chứng giảm thính lực từ nhẹ đến nặng….
Khi bị viêm tai giữa, bên cạnh phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, giảm nguy cơ biến chứng. Người bệnh cần có chế độ chăm sóc, kiêng khem hợp lý, chú ý hơn đến chế độ ăn uống để hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Giải đáp: viêm tai giữa có ăn được trứng không?
Có nhiều người quan tâm đến chế độ ăn dành cho người mắc bệnh viêm tai giữa, không biết viêm tai giữa ăn trứng có được không? có ảnh hưởng tới quá trình hồi phục hay không?
Trứng- thực phẩm phổ biến thường ngày
Trứng là một thực phẩm thông dụng được cho là lành mạnh, giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu cùng nhiều dinh dưỡng khác. Trứng có thể chế biến thành đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau, chế biến cùng với nhiều món ăn ngon khác nhau. Trong trứng còn được xác định có chứa nhiều lecithin – một chất béo tốt có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong máu.
Trứng có lòng trắng và lòng đỏ. Đối với lòng trắng trứng không chứa chất béo nhưng có chứa nhiều nguyên tố cần thiết cho cơ thể như: niacin, kali, riboflavin và magie, tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, lòng đỏ trứng được đánh giá có chứa nhiều vitamin A, B6, B12 và D, canxi, folate và omega-3, cung cấp cholesterol, axit béo thiết yếu…Do vậy, nhìn chung đối với những người khỏe mạnh, thường xuyên ăn trứng trong bữa ăn hàng ngày mang đến nhiều lợi ích.
Tuy nhiên, bị viêm tai giữa nên hạn chế ăn trứng
Mặc dù hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh viêm tai giữa không được ăn trứng. Tuy nhiên, món ăn này nếu bạn đang bị viêm tai giữa nên được hạn chế sử dụng. Bơi trong trứng có một số chất có thể tác động xấu đến hiện tượng viêm tai giữa, kích ứng vết thương xảy ra nghiêm trọng hơn, lâu hồi phục hơn. Do đó, đối với những người đang bị viêm tai, có vết thương hở, viêm sưng chưa phục hồi được khuyến cáo hạn chế ăn trứng.
Viêm tai giữa sau bao lâu có thể ăn trứng?
Theo kinh nghiệm từ nhiều người, sau khi bị viêm tai giữa tốt nhất sau khi khỏi bệnh bạn có thể ăn trứng trở lại bình thường. Tuy nhiên, ưu tiên món ăn từ trứng như luộc, rang hoặc chế biến cùng các món ăn khác. Nên hạn chế chiên trứng, rán trứng với nhiều dầu mỡ.
Những thực phẩm nên tránh khi bị viêm tai giữa
Ngoài trứng, khi bị viêm tai giữa bạn nên kiêng ăn một số thực phẩm dưới đây:
– Đồ ăn nhiều gia vị cay nóng
Một số món đồ ăn nhiều gia vị, đồ ăn quá đậm, cay và nóng có thể kích ứng tới nhiều bộ phận trên cơ thể. Đặc biệt đối với những bộ phận đang có dấu hiệu tổn thương viêm sưng như tai giữa. Hơn nữa, các bộ phận tai- mũi- họng liên quan mật thiết đến nhau nếu ăn những món ăn cay nóng có thể kích ứng đến mũi, họng và tai….
– Kiêng những món ăn làm từ đồ nếp
Đối với những người bệnh đang bị viêm tai giữa thì những đồ nếp cần tránh sử dụng, điển hình như: xôi nếp, bánh khúc, nếp cẩm, bánh rán, bánh chưng….việc sử dụng những món ăn này có thể khiến cho tình trạng viêm sưng càng trở nên trầm trọng hơn, có thể kích ứng tạo mủ lâu hồi phục. Thậm chí nguy cơ bít tắc tai gây giảm thính lực.
– Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng
Một số món ăn, thực phẩm dễ gây nên tình trạng dị ứng như: hải sản, tôm, cua, cá biển….mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng nếu như đang bị viêm tai giữa sử dụng có thể gây ngứa, viêm trầm trọng hơn….
– Nhóm thực phẩm có thể gây tăng đường huyết
Một số sản phẩm từ sữa hoặc những đồ ăn chứa nhiều carbohydrate người bệnh viêm tai giữa nên hạn chế sử dụng. Mặc dù nhóm thực phẩm này cần thiết cho cơ thể nhưng bản chất của nó có thể gây ra nhiều chất dịch nhầy, khi dung nạp vào cơ thể có thể dẫn tới giảm thính lực, khó chịu hơn cho vùng tai giữa. Đặc biệt với một số món ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, nước ngọt, khoai chiên…có thể tác động ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
– Kiêng đồ ăn cứng, thô khó nuốt
Đối với những người bị viêm tai giữa hoặc mắc các bệnh lý có liên quan đến viêm họng, viêm amidan….cần thiết phải kiêng ăn các đồ ăn cứng, thô, khó nuốt để tránh gây tác động tiêu cực đến vùng tổn thương. Hơn nữa, những món ăn khô chứng thường sẽ cần cơ hàm hoạt động mạnh và liên tục, điều này càng khiến cho người bệnh viêm tai giữa cảm thấy đau tai nhiều hơn.
– Đồ uống lạnh và các chất kích thích
Khi bị viêm tai giữa, bạn cần kiêng những đồ ăn như thuốc lá, rượu, bia…có thể kích ứng dẫn tới tình trạng viêm sưng càng trở nên trầm trọng hơn. Vốn dĩ những đồ uống lạnh và chất kích thích được khuyến cáo không nên sử dụng ngay cả những ngày thường. Do đó, bạn nên tránh sử dụng.
CHÚ Ý: tuy nhiên, bạn cần biết rằng chế độ ăn uống khi bị viêm tai giữa nêu trên chỉ có thể hỗ trợ giúp phục hồi sức khỏe đồng thời tránh những thương tổn không đáng có. Bệnh không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu bị viêm tai giữa, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh và tư vấn điều trị bệnh kịp thời.
Điều trị viêm tai giữa thế nào hiệu quả
Để điều trị hiệu quả bệnh viêm tai giữa cần tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh, độ tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Hiện nay có nhiều người bệnh khi có dấu hiệu viêm tai giữa đã tự ý mua thuốc tự điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo điều này không nên, tránh tình trạng dùng sai bệnh, sai thuốc gây khó khăn cho điều trị sau này.
Thay vào đó, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tai- mũi họng thăm khám và chữa trị. Thông thường đối với bệnh viêm tai giữa sẽ được điều trị theo phương pháp sau đây:
– Điều trị bằng thuốc: thông thường đối với bệnh viêm tai giữa cần thiết phải điều trị kháng sinh- chống viêm để loại bỏ tác nhân gây bệnh đồng thời giảm thiểu triệu chứng bệnh gây ra. Nếu như viêm tai giữa kèm theo sốt cần điều trị thuốc giảm đau hạ sốt. Ngoài ra, nếu có các triệu chứng đi kèm hoặc các bệnh lý liên quan tại vùng mũi họng cần điều trị bằng thuốc chuyên khoa phối hợp theo liệu trình của bác sĩ.
– Điều trị ngoại khoa: đây là trường hợp hiếm gặp, thông thường đối với viêm tai giữa điều trị bằng thuốc nội khoa nhưng không giảm thì cần điều trị theo phương pháp ngoại khoa theo chỉ định của bác sĩ.
Chú ý: trong suốt quá trình điều trị bệnh, bạn cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ, điều trị đúng và đủ liệu trình. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Một số biện pháp phòng tránh bệnh viêm tai giữa
Ngoài chế độ ăn uống đi kèm với phương pháp chữa bệnh hiệu quả, khi bị viêm tai giữa, người bệnh cần chú ý đến một số điều cơ bản dưới đây:
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh mũi, họng, súc miệng và đánh răng thường xuyên đặc biệt sau khi ăn, trước và sau khi thức dậy.
– Vệ sinh tai thường xuyên, dùng bông ngoáy tai nhưng chú ý không nên tác động sâu bên trong tai, vì có thể dẫn tới những tổn thương không đáng có.
– Hạn chế tắm bồn, tránh nước vào bên trong tai; nên chú ý hạn chế đi bơi khi bị viêm tai giữa.
– Không sử dụng vật dụng sắc nhọn ngoáy sâu vào bên trong tai có thể dẫn tới tổn thương màng nhĩ.
– Nên vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ, hạn chế tác động với khu vực khói bụi, nơi có hóa chất độc hại.
– Nếu mắc bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng hay các bất thường tại mũi họng cần phải điều trị bệnh triệt để tránh để biến chứng lây lan gây nên viêm tai giữa.
– Cần tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm lành mạnh, chứa vitamin A và các khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể phục hồi nhanh sức khỏe.
– Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp cho vùng viêm sưng giảm thiểu nhanh, hạn chế vết thương sâu bên trong.
– Nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể được tốt hơn.
– Chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý; ngủ đủ giấc mỗi ngày, hạn chế căng thẳng, stress sẽ không tốt cho sức khỏe.
NÊN THAM KHẢO THÊM:
- + Trứng vịt muối bao nhiêu calo và ăn có mập không?
- + Trứng vịt bao nhiêu calo và ăn có mập không?
- + Trứng lòng đào bao nhiêu calo và ăn có mập không?
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được viêm tai giữa có ăn được trứng không. Nếu bạn còn thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới để được giải đáp rõ hơn.
Chúc bạn sức khỏe.