Cá nhám là đặc sản hấp dẫn nhiều du khách khi đến với các làng biển miền Trung bởi hương vị thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Theo Đông y, cá nhám có tác dụng bồi dưỡng, tăng lực, trục ứ, chống hư lao, bổ can tạng, sáng mắt. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc không biết cá nhám bao nhiêu calo và ăn có béo không. Nếu bạn cũng chung thắc mắc thì hãy xem ngay bài viết sau trên Review AZ.
Mục Lục
Cá nhám bao nhiêu calo?
Cá nhám hay còn gọi là cá mập sữa phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng thường sống xa bờ nhưng thỉnh thoảng có bơi vào môi trường ven biển.
Về hình dáng thì cá nhám có hình thoi, to ở giữa và giảm dần ở hai đầu, kích thước từ vài chục cm đến hàng chục cm, trọng lượng từ vài kg đến hàng chục tấn. Toàn thân có màu nâu đen, bụng màu trắng, viên vây màu đen nâu. Cơ thể được bao phủ một lớp da răng cưa nhỏ mịn.
Về hàm lượng dinh dưỡng thì 100g cá nhám chứa khoảng 228 calo với 18.62 gram protein, 13, 82 gram lipid, 6,39 gram carbohydrate, 60.09 gram nước, 50 mg canxi, 1,11 mg sắ, 43 mg magie, 194 mg phốt pho, 155 mg kali, 122 mg natri, 0,48 mg kẽm, 0,042 mg đồng, 0,05 mg mangan, 34 mg selen. Ngoài ra, cá nhám còn chứa nhiều loại vitamin và axit amin như vitamin A, B6, B12, thiamin, retinol, niacin, folate, axit folic, lysine, leucine, isoleucine, threonine, tryptophan, alanine, valine, axit glutamic…
Do chứa hàm lượng dưỡng chất cao nên cá nhàm thường được khai thác để lấy dầu cá, nhất là cá nhám voi và cá nhám kình. Ngoài ra, bạn có thể chế biến cá nhám thành các món ăn để bồi bổ sức khỏe hay trị bệnh.
- Gỏi da cá nhám: bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết, trị chứng ăn không ngon, người gầy sút, nhức mỏi, khí huyết hư.
- Lẩu cá nhám: bổ tỳ, ích tạng phủ, dưỡng khí huyết, chữa ngoại cảm nội thương, mệt mỏi.
- Canh chua cá nhám: kiện tỳ, thanh thấp nhiệt, dưỡng khí huyết, trị chứng viêm tiết niệu, sỏi thận, sỏi gan mật, phì đại tuyến tiền liệt, lở ngứa, các chứng liên quan đến thấp nhiệt.
- Cá nhám kho tộ: bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết, trị chứng tỳ hư ăn kém, phụ nữ sau sinh ít sữa, trẻ em người lớn thiếu đạm, khó tăng cân.
- Cá nhám om hoa chuối: bổ trung, kiện tỳ hóa thấp, tiêu phù, trị các chứng tỳ hư ăn không ngon, hoa mắt, chóng mặt, váng đầu, ù tai, vàng da, men gan cao.
- Cá nhám kho nghệ: bổ trung hoạt huyết, hóa ứ, trị chứng khí huyết hư, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém, người gầy sút, phụ nữ sau sinh ăn kém ít sữa, thiếu máu da xanh.
- Cá nhám nấu dưa chua: kiện tỳ hóa thấp, thanh nhiệt, trị chứng viêm gan vàng da, tiểu vàng, men gan tăng, đau tức hạ sườn, ăn kém, mệt mỏi, viêm đại tràng mạn, các chứng tỳ hư thấp nhiệt.
Ăn cá nhám có béo không?
Lượng calo trung bình mà người trưởng thành cần nạp mỗi ngày là 2.000 calo (lượng calo này có thể tăng giảm ít nhiều tùy thuộc vào cân nặng, chiều cao, tuổi tác, mức độ vận động của mỗi người…). Nếu chia khẩu phần ăn hàng ngày thành 3 bữa hính (sáng – trưa – tối) thì mỗi ngày chúng ta cần nạp khoảng 667 calo. Trong khi 100g cá nhám chứa khoảng 228 calo, lượng calo này cao hơn nhiều so với những loại cá khác, tương đương với thịt gà (239 calo/100g), thấp hơn chút so với thịt lợn (242 calo/100g) và thịt bò (250 calo/100g) nên nếu ăn nhiều thì hoàn toàn có thể tăng cân.
Lưu ý: Cá nhám có hàm lượng thủy ngân cao nên nữ giới mang thai hoặc đang cho con bú cần tránh ăn. Người bình thường thì có thể ăn cá nhưng chỉ nên duy trì trong khoảng 340g/ tuần (kể cả cá nhám hay các loại cá khác).
Hướng dẫn cách làm gỏi da cá nhám
- Chuẩn bị 100g da cá nhám khô, 100g xoài xanh, 50g cà rốt, 50g hành tây, 50g cần tây, 100g hoa chuối bào, 10g rau tía tô, 10g rau răm, 50g đậu phộng rang, 50g gừng, 30 ml rượu trắng, 10g tỏi, 1 quả chanh, 1 cái bánh đa nướng, 15 ml dầu ăn, 5 ml nước mắm, 10g ớt sừng đỏ.
- Ngâm da cá vào chậu nước cùng 20g gừng đập dập, nước cốt chanh và rượu trắng trong khoảng 24 giờ.
- Nạo bỏ sạch các sớ thịt còn bám trên da cá rồi tiếp tục luộc da cá cùng 20g gừng và 15 ml rượu trắng trong khoảng 5 phút.
- Cho da cá nhám ra bát, bóp cùng sả nhiều lần rồi rửa với nước sạch cho bớt mùi tanh.
- Vớt da cá ra rổ để ráo.
- Cắt xoài xanh thành từng sợi dài khoảng 5 mm.
- Bào hoa chuối rồi rửa sạch, để ráo nước.
- Cắt hành tây và cà rốt thành từng sợi nhỏ.
- Bỏ lá và phần già của cây cần tây rồi mang đi rửa sạch, cắt thành sợi.
- Tía tô và rau răm rửa sạch, cắt nhuyễn.
- Cắt miếng da cá thành từng đoạn 5 cm.
- Đun chảo nóng cùng một chút dầu rồi cho tỏi băm và gừng cắt chỉ vào phi thơm. Sau đó cho da cá vào xào nhanh tay. Thêm 15 ml rượu rồi xào với lửa to. Cuối cùng là thêm mắm, đảo đều và múc cá ra tô để nguội.
- Pha nước trộn gỏi với 50 ml nước cốt chanh, 80 gram đường kính trắng, 5 gram muối, 30 ml nước mắm, ớt băm và gừng.
- Cho xoài, cà rốt, hành tây, cần tây, rau răm, tía tô, hoa chuối, ớt sợi, da cá vào một tô lớn. Rưới nước trộn gỏi lên rồi trộn đều, đợi một lúc cho gỏi thấm gia vị là có thể thưởng thức.
NÊN XEM THÊM:
- + Cá mờm bao nhiêu calo và ăn có béo không?
- + Cá phèn bao nhiêu calo và ăn có béo không?
- + Cá ba sa bao nhiêu calo và ăn có béo không?
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết cá nhám bao nhiêu calo và ăn có béo không. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới loài cá này, bạn có thể hỏi [tại đây] để được Review AZ giải đáp thêm (hoàn toàn miễn phí).