Ăn sầu riêng có tác dụng gì? Sầu riêng là loại quả có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được coi là “vua của các loại trái cây”. Tuy nhiên, không phải ai cũng ngửi và ăn được loại quả này. Nhiều người cho rằng mùi sầu riêng rất khó chịu nhưng nhiều người lại say đắm loại quả này bởi cái vị ngon, ngọt, béo ngậy rất ưa miệng. Hãy cùng Review AZ tìm hiểu về những tác dụng của sầu riêng trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Thành phần dinh dưỡng của sầu riêng
Sầu riêng được biết đến là một loại trái cây nhiệt đới đến từ Đông Nam Á. Sầu riêng có hương vị đặc biệt, mùi khá nồng và nặng nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại trái cây khác.
Sầu riêng thường có kích thước lớn, vỏ ngoài cứng và có nhiều gai nhọn bao phủ quanh vỏ. Sầu riêng có thể rộng khoảng 15cm và dài tới 30cm, nặng từ 1-3kg. Tùy vào từng loài mà sầu riêng có hình dạng và màu thịt bên trong quả khác nhau, hình dáng có thể thuôn dài hoặc tròn, thịt sầu có thể màu vàng hoặc đỏ. Sầu riêng cũng có nhiều giống khác nhau, phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến như: sầu riêng Ri6, sầu riêng Thái, sầu riêng Musang King,…
Sầu riêng là loại trái cây rất giàu vitamin, chất xơ cùng với các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g sầu riêng sẽ có:
- Năng lượng: 147 kcal
- Chất đạm: 1,47g
- Carbohydrate: 27,09g
- Chất xơ: 3,8g
- Canxi: 6mg
- Kali: 436mg
- Vitamin C: 19,7mg
- Riboflavin: 0,2mg
- Folate: 36 µg
Bên cạnh đó, nó còn chứa các hợp chất thực vật có lợi như: carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid. Nhờ vào những thành phần dinh dưỡng đa dạng này mà sầu riêng trở thành một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới.
Ăn sầu riêng có tác dụng gì?
Từ thời xa xưa, người Malaysia đã tận dụng tối đa tất cả các bộ phận của cây sầu riêng để đưa vào y học. Họ sử dụng từ rễ, vỏ, lá cho đến quả để điều chế thành các phương thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau như: sốt cao, vàng da.
Các nghiên cứu ngày nay đã công nhận và chỉ ra rằng sầu riêng có thể đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, có thể kể đến như:
- Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể
Sầu riêng chứa lượng carbohydrate lớn, do đó nó có khả năng bổ sung năng lượng cho cơ thể rất tốt. Chỉ cần ăn 1/5 trái sầu riêng là cơ thể bạn đã có thể được bổ sung năng lượng cần thiết cho cả một ngày học tập và làm việc hiệu quả.
- Chống lão hóa
Sầu riêng có tác dụng ngăn ngừa lão hóa rất tốt do nó chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Ăn sầu riêng thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành nếp nhăn trên da, làm mờ vết thâm và cho bạn một làn da trẻ khỏe, mịn màng.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
Kết quả của một nghiên cứu do Đại học Tulane thực hiện cho thấy ăn trái cây giàu chất xơ như sầu riêng có thể làm giảm mức cholesterol trong cơ thể và do đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Hơn nữa, sầu riêng còn chứa lưu huỳnh organosulfur có vai trò điều chỉnh các enzyme gây viêm và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Giảm tình trạng táo bón
Hàm lượng chất xơ trong sầu riêng rất cao cùng với các dưỡng chất quan trọng khác giúp hấp thụ nước và tiêu hóa dễ dàng, từ đó cải thiện nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Ngăn ngừa thiếu máu
Thiếu máu do thiếu sắt trong cơ thể khiến nhiều người lâm vào tình trạng choáng váng, chóng mặt khi đứng hoặc ngồi lâu. Các chuyên gia khuyên rằng tiêu thụ sầu riêng có thể giúp cung cấp hàm lượng folate cao (vitamin B9) – chất cần thiết cho quá trình sản xuất ra các hồng huyết cầu giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
- Củng cố xương chắc khỏe
Kali và magie là các khoáng chất trong sầu riêng có vai trò quan trọng trong việc duy trì xương khớp chắc khỏe. Nó giúp duy trì lượng canxi trong cơ thể bằng cách hạn chế canxi bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu.
- Điều hòa huyết áp
Sầu riêng cung cấp một lượng kali lớn giúp làm giảm và cân bằng huyết áp. Chất này còn có tác dụng làm giãn mạch máu nhờ vào khả năng duy trì sự cân bằng giữa lượng muối và chất lỏng trên các tế bào trong cơ thể. Do đó, nó có tác dụng hạn chế đau tim, đột quỵ rất tốt.
- Chống trầm cảm, cải thiện tình trạng mệt mỏi, stress
Những người có nồng độ serotonin thấp thường sẽ dễ bị trầm cảm nhiều hơn. Trong khi đó, sầu riêng được chứng minh là loại quả có hàm lượng vitamin B6 cực kỳ cao. Vitamin này có tác dụng kích thích sản sinh ra serotonin – chất có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền các thông tin về não bộ. Từ đó, giúp giảm chứng đau đầu, mệt mỏi, stress, và cải thiện tâm trạng tích cực, hiệu quả.
- Tăng cường hệ miễn dịch
Sầu riêng là loại trái cây chứa nhiều vitamin C – một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do có hại và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại nhiễm trùng và sự tấn công của các virus gây bệnh.
Cần lưu ý gì khi ăn sầu riêng?
Mặc dù sầu riêng rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần nắm rõ một số vấn đề cần lưu ý khi ăn loại quả này để tránh được những tác hại khôn lường có thể xảy ra.
+ Không nên ăn sầu riêng với gì?
- Không ăn sầu riêng và uống rượu cùng lúc: Các chuyên gia cho rằng 2 thực phẩm này nếu kết hợp với nhau sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, nôn và tim đập nhanh. Nguyên nhân là do các hợp chất như lưu huỳnh trong sầu riêng sẽ ngăn chặn một số enzyme phân giải rượu và làm tăng nồng độ cồn trong máu.
- Không ăn sầu riêng cùng một số loại thực phẩm như: sữa, vải thiều, măng cụt, thịt bò, thịt cừu hoặc hải sản. Các loại thực phẩm này “kỵ” nhau nên có thể sẽ gây hại cho cơ thể bạn.
+ Một số nhóm người sau nên cẩn trọng và cân nhắc trước khi tiêu thụ sầu riêng:
- Người bệnh tiểu đường: Mặc dù sầu riêng có chỉ số đường huyết thấp, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sầu riêng trong một thời gian ngắn có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn loại quả này.
- Những người có hệ tiêu hóa kém: Những người thường gặp các vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế ăn sầu riêng vì hàm lượng chất xơ và đường trong loại quả này khá cao và có thể gây đầy bụng, khó tiêu
- Người bị bệnh thận: Sầu riêng chứa hàm lượng kali cao nên nó không tốt cho những người mắc bệnh về thận.
- Những người có cơ địa nóng trong, thường xuyên bị mụn, nhọt: Sầu riêng có đặc tính nóng khá cao, do đó, nếu bạn đang bị nổi mụn, nhọt, nhiệt miệng thì nên ăn ít hoặc tránh xa loại trái cây này.
- Người béo phì, thừa cân: Sầu riêng chứa hàm lượng chất béo và calo cao hơn so với các loại quả khác, do đó nếu bạn ăn nhiều sầu riêng có thể gây tăng cân mất kiểm soát.
- Phụ nữ mang thai: Mặc dù sầu riêng giúp cải thiện khả năng sinh sản và thụ thai, tuy nhiên đây là loại trái cây nhiều đường không tốt cho thai phụ trong quá trình mang thai. Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi ăn sầu riêng để tránh các tình trạng không mong muốn như: khó ngủ, tim đập nhanh, xuất huyết, thậm chí đột quỵ.
NÊN XEM THÊM:
- + Ăn sầu riêng uống nước dừa được không?
- + Ăn sầu riêng uống cafe có sao không?
- + Ăn sầu riêng uống number one có sao không?
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề ăn sầu riêng có tác dụng gì. Sầu riêng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây hại nếu bạn ăn quá mức. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn ăn những quả sầu riêng chất lượng và ăn đúng cách để phát huy tối đa công dụng của loại quả này nhé!