Quả sầu riêng được ví như vua của các loại trái cây bởi có hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại ăn sầu riêng có thể gây nổi mụn. Vậy ăn sầu riêng có nổi mụn không? Cùng tìm hiểu trên REVIEW AZ
Mục Lục
Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng
- Chất xơ: Sầu riêng chứa lượng chất xơ cao, với 243 gram sầu riêng cung cấp khoảng 9 gram chất xơ.
- Carbohydrate: Khoảng 243 gram sầu riêng cung cấp khoảng 66 gram carbs.
- Vitamin B6: Sầu riêng có lượng vitamin B6 khá cao. Khoảng 243 gram sầu riêng cung cấp 38% giá trị dinh dưỡng vitamin B6 cơ thể cần hàng ngày.
- Vitamin C: Trong 243 gram sầu riêng cung cấp 80% giá trị dinh dưỡng vitamin C hàng ngày.
- Chất béo: 243 gram sầu riêng cung cấp khoảng 13 gram chất béo.
- Protein: Sầu riêng cung cấp một lượng protein đáng kể. Khoảng 243 gram sầu riêng cung cấp 4 gram protein.
- Thiamine (Vitamin B1): Theo ước tính, 243 gram sầu riêng cung cấp 61% thiamine giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Mangan: Sầu riêng chứa một lượng đáng kể mangan. Nghiên cứu cho thấy, 243 gram sầu riêng cung cấp khoảng 39% giá trị dinh dưỡng mangan cơ thể cần hàng ngày.
- Riboflavin (Vitamin B2): Trong 243 gram sầu riêng có thể cung cấp 29% riboflavin giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
- Folate: Ước tính, 243 gram sầu riêng chứa 22% folate giá trị dinh dưỡng cơ thể cần mỗi ngày.
- Niacin (Vitamin B3): 243 gram sầu riêng cung cấp 13% niacin giá trị dinh dưỡng cơ thể cần mỗi ngày.
- Kali: Ước tính 243 gram sầu riêng cung cấp khoảng 30% kali giá trị dinh dưỡng cơ thể cần mỗi ngày.
- Đồng: 243 gram sầu riêng cung cấp khoảng 25% giá trị dinh dưỡng của cơ thể.
- Ma giê: Nghiên cứu cho thấy, 243 gram sầu riêng cung cấp khoảng 18% nhu cầu ma giê hàng ngày của cơ thể.
Ăn sầu riêng có ích lợi gì?
Các tác dụng của sầu riêng có thể kể đến như:
- Có tác dụng chống lão hóa da: Trong sầu riêng có hàm lượng vitamin khá cao, đặc biệt là vitamin B. Bổ sung đầy đủ vitamin B có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của các dấu hiệu lão hóa ở da như nếp nhăn, nám, tàn nhang,… Song song đó, vitamin này còn góp phần làm tăng mức serotonin trong cơ thể, giúp tinh thần của bạn trở nên phấn chấn và vui vẻ hơn.
- Tăng cường hoạt động tim mạch: Hàm lượng cao kali, chất xơ của sầu riêng rất có lợi đối với sức khỏe tim mạch. Kali là chất rất tốt cho những người bị cao huyết áp bởi có tác dụng làm giảm huyết áp. Chất xơ có lợi cho sức khỏe tim mạch bởi nó góp phần làm giảm nồng độ cholesterol “xấu”, giúp làm giảm sự hình thành các mảng bám ở động mạch gây bệnh tim và đột quỵ.
- Hỗ trợ ngăn ngừa đau khớp: Collagen được biết tới là 1 thành phần quan trọng đối với nhiều mô liên kết của cơ thể, bao gồm cả khớp. Sự thiếu hụt collagen thường gây nên tình trang đau khớp. Ăn sầu riêng có thể giúp cơ thể tăng cường sản sinh collagen, từ đó giúp bạn phòng ngừa tình trạng đau khớp.
- Cải thiện hoạt động tiêu hoá: Với hàm lượng cao chất xơ, ăn sầu riêng rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp giảm thiểu các vấn đề như táo bón, đầy hơi, khó tiêu,…
- Giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Trong sầu riêng có hàm lượng cao chất sắt và đồng. Những chất này có vai trò quan trọng cho sự hình thành và tạo ra các tế bào hồng cầu trong cơ thể.
- Tốt cho xương của bạn: Sầu riêng cũng chứa mangan và canxi, tốt cho sức khỏe của xương, giúp phòng ngừa nguy cơ loãng xương.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Ăn sầu riêng có chứa tryptophan, chất này có tác dụng gây thèm ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Tăng cường sức khỏe của não bộ: Sầu riêng chứa một lượng lớn thiamin, đây là chất giúp cải thiện sức khỏe thần kinh và não bộ.
- Cải thiện tâm trạng: Hàm lượng vitamin B cao trong sầu riêng có thể làm giảm bớt trầm cảm, giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn.
- Tốt cho thai kỳ: Sầu riêng chứa một lượng đáng kể axit folic, chất này có vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai bởi giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở em bé.
Ăn sầu riêng có nổi mụn không?
Ăn sầu riêng có nổi mụn không là băn khoăn của không ít người. Trên thực tế, mặc dù mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe nhưng sầu riêng cũng có hạn chế là có tính nóng. Việc ăn sầu riêng, đặc biệt là ăn quá nhiều sẽ dễ gây nổi mụn.
Cách ăn sầu riêng không bị nổi mụn
+ Khi ăn sầu riêng nên uống nhiều nước lọc để giảm nhiệt
Để ngăn ngừa tình trạng nổi mụn do ăn sầu riêng, bạn nên uống nhiều nước lọc cả trong và sau khi ăn loại quả này để giảm nhiệt cho cơ thể. Lưu ý, không nên uống các loại nước khác như trà sữa, cà phê [Tìm hiểu bài viết: Ăn sầu riêng uống cafe có sao không?] hay nước ngọt có gas,… vì chúng có thể khiến cơ thể tăng nhiệt và tạo điều kiện cho mụn nổi nhiều hơn.
Sau khi ăn sầu riêng, bạn có thể uống thêm các loại nước mát để giải nóng như nước dừa, nước rau má, chè đậu xanh, trà atiso,… Những nước này giúp làm dịu và thanh lọc cho cơ thể đặc biệt hiệu quả.
Ngoài nước mát, bạn cũng có thể lựa chọn một số loại trái cây có tính mát như ổi, cam, chanh hoặc thanh long. Chúng sẽ giúp cơ thể bạn bớt nóng và hạn chế nguy cơ nổi mụn sau khi ăn sầu riêng.
+ Chỉ nên ăn khoảng 2 múi sầu riêng mỗi ngày
Để tránh bị nóng, cần hạn chế việc ăn sầu riêng mỗi ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người dân không nên ăn quá 2 múi sầu riêng mỗi ngày.
Cũng không nên ăn liên tiếp sầu riêng trong nhiều ngày liên tục. Thay vào đó thì nên ăn cách bữa, cách ngày để cơ thể có thời gian giảm nhiệt.
>>> NÊN XEM THÊM: Ăn sầu riêng uống nước dừa được không?
Các món ăn cần tránh ăn cùng với sầu riêng
Khi ăn sầu riêng, bạn không nên ăn cùng các loại thực phẩm dưới đây vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe:
- Ăn sầu riêng cùng với thịt: Trong sầu riêng có chứa nhiều đường và chất béo, nếu ăn kèm với các loại thịt giàu đạm sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu cũng như khiến hệ tiêu hóa bị quá tải.
- Ăn sầu riêng cùng với hải sản: Sầu riêng với hải sản không nên ăn cùng với nhau vì có thể gây lạnh bụng, đi ngoài, tiêu chảy.
- Ăn sầu riêng với các gia vị cay nóng: các loại gia vị cay nóng như tỏi, ớt không chỉ làm giảm đi độ ngon của sầu riêng mà còn có thể làm gia tăng tình trạng nóng trong, gây nổi mụn nhiều hơn.
- Ăn sầu riêng cùng với vải: Vải có tính nóng như sầu riêng, nếu ăn cùng với nhau sẽ khiến cho cơ thể càng thêm nóng, dễ khiến cơ thể bốc hỏa, nổi mụn nhọt.
- Ăn sầu riêng cùng với măng cụt: Ăn sầu riêng cùng với măng cụt có thể gây táo bón. Nguyên nhân bởi trong sầu riêng và măng cụt đều giàu cellulose có thể gây sưng ruột và dạ dày, thậm chí có thể làm tắc đường ruột.
- Không nên ăn sầu riêng với sữa: Sầu riêng với sữa cũng cần hạn chế bởi sự kết hợp này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như nặng bụng, khó tiêu.
- Bia rượu: Dùng chung sầu riêng với bia rượu có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, nhức đầu. Đặc biệt nguy hiểm nếu người dùng có tiền sử bệnh đái tháo đường và huyết áp cao.
>>> NÊN XEM THÊM: Ăn sầu riêng uống number one có sao không?
Trên đây là giải đáp ăn sầu riêng có nổi mụn không. Bạn cần chú ý có tính nóng dễ gây mụn hay làm tình trạng mụn tồi tệ hơn. Tại bài viết cũng chia sẻ cách ăn sầu riêng giảm bớt tác hại nóng, các bạn chú ý tuân thủ để thưởng thức trọn vị đặc sản này.