Hiện nay trên một số trang mạng có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều về vấn đề có nên ăn ốc bươu vàng hay không? ăn ốc bươu vàng có sao không? Những lưu ý khi ăn ốc bươu vàng là gì???
Mục Lục
Ốc bươu vàng và cách phân biệt với ốc bươu đen (ốc nhồi)
Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata), một số vùng còn gọi là ốc bưu. Đây là loài động vật thân mềm, có vỏ màu đen hoặc vàng, đuôi dạng hình xoắn. ốc bươu vàng khi trưởng thành có kích thước khoảng 2-3 đốt ngón tay, trọng lượng chừng 20g/con. Môi trường sống của ốc bươu chủ yếu ở vùng nước ngọt, ruộng đồng, ao hồ.
Thức ăn chính của loại ốc này rất đa dạng, từ rau, cỏ, lúa, rong rêu, tảo và các loại động vật phù du nhỏ hơn chúng sinh sống cùng môi trường. Loại ốc này sinh trưởng và phát triển rất nhanh, thường vào mùa tháng 5 là mùa sinh sôi mạnh nhất. Vào mùa mưa bạn sẽ mua được những loại ốc bươu ngon và béo hơn.
ốc bươu vàng có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ du nhập vào Việt Nam những năm 80 của thế kỷ trước với mục đích ban đầu là nuôi để làm thức ăn cho con người. Tuy nhiên, khi xâm nhập ra ngoài tự nhiên, ốc bươu vàng sinh trưởng và phát triển khá nhanh tàn phá nền nông nghiệp và trở thành mối lo của người nông dân nên cần được loại bỏ. Tại nước ta, ốc bươu rất phổ biến trong nhiều năm gần đây, được tìm thấy tại tất cả các tỉnh thành ở vùng quê nông thôn.
ốc bươu vàng dễ nhầm lẫn với ốc nhồi hay một số nơi còn gọi là ốc bươu đen. Do vậy, bạn có thể phân biệt hai loại này qua những đặc điểm cơ bản như sau:
- Kích thước của ốc: ốc bươu đen ( ốc nhồi) thường có kích thước lớn hơn hẳn so với kích thước của ốc bươu vàng. 1kg ốc nhồi có thể chỉ khoảng 15 con ốc nhưng nếu là ốc bươu số lượng có thể đến 25-30 con/kg.
- Vỏ ốc: nhìn bên ngoài, ốc nhồi vỏ đen, bóng nhẵn trong khi ốc bươu vàng có màu vàng nhạt, vỏ mảnh hơn và ít bóng hơn. Ốc bươu vàng thường có vỏ sọc kẻ ngang xung quanh thân của ốc.
- Phân biệt qua nắp, miệng ốc: đối với ốc nhồi thường có vỏ miệng dầy và bằng phẳng hơn so với loại ốc bươu vàng
Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng khác để giúp bạn có thể phân biệt giữa ốc nhồi với ốc bươu vàng đó là quan sát phần ruột bên trong của ốc. Với loại ốc bươu thường sẽ có một cục màu hồng trong cấu tạo dạ dày của nó. Trong khi ốc nhồi không có bộ phận này.
Ăn ốc bươu vàng có sao không?
Thực chất mọi người thường ưa chuộng sử dụng chế biến các món ăn từ ốc bươu đen (ốc nhồi hơn). Tuy nhiên, ốc nhồi trong tự nhiên hiện nay khá khan hiếm, chủ yếu được nuôi và bán ra thị trường. Trong khi đó ốc bươu có rất nhiều trong tự nhiên, sinh trưởng nhanh và đặc biệt loại này có thể tàn phá mùa màng khá nặng nề nên cần loại bỏ. Vậy, nếu xét về thực phẩm món ăn, thành phần dinh dưỡng có trong ốc bươu vàng thế nào? Ăn ốc bươu vàng có sao không? có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe? Dưới góc nhìn chuyên gia nhìn nhận về vấn đề này như thế nào???
Theo chuyên gia dinh dưỡng, thịt ốc bươu vàng có chứa rất nhiều dinh dưỡng được đánh giá tốt cho sức khỏe. Trong 100g thịt ốc bươu vàng luộc có 84 calo. Bên cạnh đó, trong ốc bươu vàng còn có hàm lượng protein, axit amin, vitamin, kẽm, magie…đặc biệt hàm lượng proetin trong ốc bươu vàng rất cao.
Đặc biệt, có thể bạn chưa biết 100g thịt ốc bươu có đến 1300mg Canxi. Vì vậy, việc bổ sung ốc bươu vào bữa ăn hàng ngày là rất tốt sẽ cung cấp lượng lớn canxi tự nhiên cho cơ thể.
Theo y học cổ truyền, những thực phẩm mang tính hàn nói chung và ốc bươu nói riêng có thể mang lại hiệu quả cân bằng sức khỏe rất tốt đối với các trường hợp uống rượu bia nên thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Xét theo y học hiện đại, Ốc bươu vàng được sử dụng làm thực phẩm nhờ sở hữu giá trị dinh dưỡng cao và những giá trị tốt cho sức khỏe, cụ thể có thể kể đến những công dụng dưới đây:
- Bổ sung nhu cầu canxi cần thiết: như đã trình bày nêu trên ốc bươu là thực phẩm rất lý tưởng nếu như bạn muốn cung cấp canxi một cách tự nhiên cho cơ thể. Đối với trẻ em, ăn ốc bươu hợp lý sẽ giúp tăng trưởng chiều cao rất tốt. Đối với người trưởng thành ăn ốc bươu có thể phòng tránh hiệu quả tình trạng loãng xương, thoái hóa khớp…
- Thanh nhiệt cho cơ thể: mặc dù có tính hàn nhưng thịt ốc bươu không độc khi chế biến đúng cách. Do đó nó có thể hỗ trợ tốt cho nhiều bệnh lý, hiệu quả thông lợi đại tiểu tiện…
- Tốt cho hệ thống tim mạch: một số thành phần dinh dưỡng có trong ốc bươu được đánh giá tốt cho sức khỏe hệ tim mạch, hiệu quả giảm các chứng đau tim đột ngột,….
- Tăng cường sức đề kháng cơ thể: Vì có chứa nhiều vitamin và thành phần dinh dưỡng nên nếu như bạn ăn ốc bươu một cách hợp lý có thể giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ thể. Từ đó có thể chống chọi lại một số bệnh lý thông thường.
- Các bệnh lý khác: ốc bươu vàng không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng cao mà nó còn có thể hỗ trợ trong điều trị một số bệnh lý giúp chữa khó tiểu. Bên cạnh đó, công dụng của ốc bươu vàng còn nổi bật hơn với khả năng tăng cường cơ bắp rất tốt.
Kết luận: Như vậy với tất cả những thông tin trên về giá trị dinh dưỡng cũng như những ưu điểm vượt trội mang lại cho sức khỏe có thể khẳng định ăn ốc bươu vàng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng với điều kiện ăn và chế biến ốc bươu vàng đúng cách.
Một số lưu ý để ăn ốc bươu vàng an toàn cho sức khỏe
Dù là bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều ẩn chứa những rủi ro khi không chế biến và sử dụng đúng cách. Vì thế, để sử dụng ốc bươu vàng an toàn cho sức khỏe, bạn nên chú ý đến một số điều dưới đây:
- Cách sơ chế ốc bươu vàng để có thể loại bỏ những chất bẩn cũng như độc tố có thể tồn tại bên trong. Bởi ốc bươu vàng sinh sống môi trường ruộng đồng có thể nhiễm ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe.
- Đầu tiên bạn cần lựa chọn mua được ốc tươi sống. Để biết ốc còn sống khỏe mạnh hay không khi cầm ốc lên chạm nhẹ vào vảy ốc sẽ tự thụt lại, thêm vào đó, những loại ốc tươi ngon sẽ không có mùi và không nổi trên bề mặt nước.
- Sau khi mua ốc bươu vàng về, bạn nên ngâm ốc khoảng 3 tiếng trong nước vo gạo, không ngâm quá lâu thì ốc sẽ hỏng. Sau khi kết thúc thời gian ngâm ốc, bạn cần rửa thật sạch nhiều lần với nước trước khi chế biến.
- Trước khi làm các món như ốc xào sả ớt, ốc chuối đậu….bạn nên luộc chín ốc với sả trước khi lựa lấy phần thịt ốc.
- Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng khuyến cáo bạn 1 tuần chỉ nên ăn ốc bươu vàng từ 1-2 lần là đủ, không nên ăn quá nhiều. Nếu như cơ thể mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng hoặc tiêu chảy thì không nên ăn ốc.
- Đối với những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao, bệnh thận, bệnh gout thì nên hạn chế tối đa ăn ốc bươu vàng.
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được ăn ốc bươu vàng có sao không? Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Chúc bạn sức khỏe.