[Review AZ] Bánh dày bao nhiêu calo và ăn bánh có béo không?

0
4040
Bánh dày bao nhiêu calo và ăn bánh có béo không

Bánh dày hay bánh giầy là một loại bánh truyền thống của người Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với tổ tiên và đất trời. Bánh thường có nhân đỗ hoặc kết hợp với giò lụa để ăn. Dù là ăn như thế nào thì cũng đều được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bánh dày bao nhiêu calo và ăn bánh dày có béo không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc điều này thì hãy xem ngay bài viết Review AZ gửi đến sau đây.

Bánh dày làm từ bột gì?

Bánh chưng bánh dày là nét văn hóa truyền thống của người Việt, thường được dùng để cúng tổ tiên trong ngày lễ Tết. Trong đó, bánh chưng là loại bánh được gói bằng lá dong với nhân được chế biến từ gạo bếp, đậu xanh, thịt heo… (nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc) vừa thể hiện sự biết ơn trời đất, cầu cho mùa màng bội thu vừa thể hiện chữa hiếu của con cái với cha mẹ. Còn bánh dày là loại bánh có hình tròn màu trắng nõn, mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời. Người xưa quan niệm rằng bầu trời chính là nơi cư ngụ của thần linh nên bánh dày thường được dùng để tế trời, tế thần cầu mong thời tiết thuận lợi, cuộc sống ấm no.

Bánh dày truyền thống được làm từ bột nếp, đậu xanh, đường cát trắng và dầu ăn với quy trình cụ thể như sau:

  • Lá chuối rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông hoặc tròn.
  • Rây 200 gram bột nếp cho mịn rồi trộn với 30 gram đường.
  • Từ từ đổ nước vào bột cùng ½ thìa canh dầu ăn rồi nhào tới khi bột không còn dính tay.
  • Để bột nghỉ 20 phút rồi chia thành các phần bằng nhau.
  • Lấy 200 gram đậu xanh ngâm với nước ấm 30 phút cho nở rồi cho vào nồi cơm điện nấu chín.
  • Giã nhuyễn đậu xanh chín trong cối rồi thia thành 2 phần. Một phần đậu xanh để nguyên. Một phần cho lên chảo chống dính thêm dầu ăn và 70 gram đường sên đều tay tới khi quyện lại thành hỗn hợp không dính tay là được. Sau đó vo thành từng viên đậu xanh nhỏ làm nhân.
  • Ấn dẹt từng viên bột rồi cho nhân đậu xanh vào giữa, vê kín, vo tròn và ấn hơi dẹt, đặt lên trên miếng lá chuối đã chuẩn bị. Làm tương tự như vậy tới khi hết nguyên liệu.
  • Đặt từng chiếc bánh vào xửng hấp, hấp khoảng 15 – 20 phút. Trong quá trình thực hiện chú ý lau nước đọng trên nắp nồi để bánh không bị nhão.
  • Cho bánh ra ngoài, đợi nguội rồi lăn qua lớp đậu xanh ban nãy để đậu xanh bám quanh bánh thành một lớp mỏng là có thể thưởng thức.

Bánh dày có nếp không?

Như đã chia sẻ ở trên thì bánh dày được làm từ bột nếp nên sẽ được xét vào nhóm đồ nếp. Ngoài loại bánh dày truyền thống có nhân đậu xanh thì nhiều người còn làm bánh dày không nhân để kẹp ăn với giò. Cách thực hiện tương tự như trên, chỉ cần bỏ qua khâu làm nhân đậu xanh. Thay vào đó, bạn chỉ cần vo từng viên bánh rồi ấn dẹt xuống, cho vào hấp là xong.

Bánh dày bao nhiêu calo?

Bánh dày bao nhiêu calo còn tùy thuộc vào khối lượng nguyên liệu của nó. Đối với những chiếc bánh dày nhân đỗ được tạo ra bởi 200 gram bột nếp, 200 gram đậu xanh, 100 gram đường cát trắng sẽ chứa khoảng 800 calo. Tương ứng 100 gram bánh dày nhân đỗ cung cấp khoảng 160 calo cho cơ thể.

>>> NÊN XEM THÊM: Bánh bò bao nhiêu calo và liệu ăn bánh bò có mập không?

Ăn bánh dày có béo không?

Để ăn no với bành dày nhân đỗ, bạn cần ăn khoảng 3 cái, mỗi cái 100 gram tương ứng 480 calo. Trong khi mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2.000 calo tương ứng mỗi bữa cần 667 calo. Như vậy, ăn bánh dày nhân đỗ không béo.

Tuy nhiên, nếu ăn bánh dày giò thì bạn cần điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp. Nếu ăn quá nhiều giò cùng với bánh dày, bạn hoàn toàn có thể tăng cân.

Ngoài ra, bạn cần chú ý tránh ăn bánh dày quá nhiều vì có thể bị đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, bánh dày được làm từ bột gạo nếp mà gạo nếp lại có tính ấm nên không thích hợp với những người mắc bệnh về tim mạch, dạ dày, sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da hay có vết thương hở trên da. Người già, trẻ nhỏ, người mới ốm dậy cũng không nên ăn bánh dày cùng các món ăn khác từ gạo nếp.

>>> NÊN XEM THÊM: Bánh đa bao nhiêu calo và liệu ăn bánh đa có béo không?

Bánh dày để được bao lâu?

Với bánh dày đạt chuẩn không chứa hóa chất thì có thể bảo quản ở nơi khô thoáng trong khoảng 4 – 6 tiếng sau khi mua. Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng thì thời gian bảo quản bánh có thể ngắn hơn.

Nhiều người thường để đồ ăn trong tủ lạnh vì muốn bảo quản được lâu hơn, kể cả bánh dày. Tuy nhiên, bánh dày sau khi cho vào tủ lạnh sẽ bị cứng. Nếu không chế biến đúng cách sẽ làm mất đi hương vị cùng độ dẻo của bánh. Đối với những trường hợp đặt bánh vào trong tủ lạnh thì khi muốn ăn cần bỏ bánh ra ngoài một lúc cho bay bớt hơi. Sau đó rán lại từng chiếc bánh một, chú ý rán lửa nhỏ để bánh được làm chín cả trong và ngoài. Khi 2 mặt bánh vàng ruộm thì có thể cho ra đĩa để thưởng thức.

Review AZ hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết bánh dày bao nhiêu calo và ăn bánh dày có béo không. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan tới loại bánh này, bạn có thể chia sẻ tại mục comment để được giải đáp. 

Nguồn tham khảo: Bánh giầy https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh_gi%E1%BA%A7y Truy cập ngày 08/02/2021.

Biên tập viên Vũ Minh Hải tốt nghiệp chuyên khoa truyền thông giáo dục sức khỏe tại trường Đại học Y Tế Công Cộng. Một tác giả trẻ tài năng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây