Lê bao nhiêu calo?

0
223
Lê bao nhiêu calo và khi ăn quả lê cần chú ý những gì

Lê bao nhiêu calo? Khi ăn quả lê cần chú ý những gì?….Lê là một trong những loại quả thơm ngon, mát lành tốt cho sức khỏe mà nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng có trong quả lê như thế nào thì không phải ai cũng biết rõ. Để giải đáp những thông tin trên, mời bạn đọc cùng theo dõi những chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng ngay sau đây.

Giới thiệu quả Lê

Lê có tên tiếng anh là Pears, tại đất nước Đức người ta hay gọi loại quả này là Per Per. Một số đất nước tại khu vực Châu Á còn gọi quả lê với nhiều tên gọi khác nhau như: khoái quả, mật văn, ngọc nhũ,… hay như Việt Nam chúng ta cũng quen gọi quả lê với tên gọi khác là quả mắc cọp.

Theo một số nguồn tài liệu, quả lê xuất xứ từ một số nước thuộc Châu Âu, họ pyrus caucasica và pyraster. Tương truyền rằng, nguồn gốc của loại quả này có từ thời xa xưa do người La Mã trồng trọt và với hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe, quả lê được biết đến nhiều hơn và nhân giống trồng tại nhiều quốc gia, châu lục trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Mùa vụ của quả lê thường là từ tháng 8 cho đến hết tháng 10 tùy từng giống lê. Qủa lê thường có hình thon dài, hơi phình ở phần bụng dưới và thuôn dần về phía cuống lê. Tuy nhiên, tùy từng giống lê, có loại quả hình tròn.

Về hình dáng bên ngoài, vỏ quả lê thường có màu xanh nhạt hoặc nâu vàng, vàng đỏ nhưng phổ biến hơn có loại lê Nam Phi. Vỏ quả lê thường hơi nhám, sần sùi và ráp hơn với những chấm nhỏ li ti có màu nâu nhạt. Thịt quả lê màu trắng trong suốt; thịt lê rất dày, vị ngọt mát và nhiều nước, khi cắn sẽ thấy giòn sần sật.

Nếu phân loại, lê có 3 loại chính phổ biến như sau:

  • Quả lê đường: thường có vỏ màu vàng, trơn nhẵn, bên trong thịt lê thơm, giòn ngọt với trọng lượng trung bình 1 quả lê khoảng 200g-300g.
  • Quả lê nâu: loại này thường được gọi là mắc cọp. Lê có quả hơi tròn dẹt, thơm ngon hơn khi chín, mỗi quả lê có trọng lượng khoảng 200g.
  • Lê xanh: với lê xanh thường có vỏ màu xanh, trọng lượng khoảng 300g/quả.

Lê bao nhiêu calo?

Xét về thành phần dinh dưỡng, trong 100g quả lê có chứa khoảng 58 calo. Ngoài ra còn có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất khác, đơn cử như:

  • Chất béo 0,14 g.
  • Chất bột đường 15,2 g.
  • Protein 0,36 g.
  • Vitamin và khoáng chất gồm có: Vitamin A, C, E, K
  • Folate 7 µg.
  • Choline 5,1 mg.
  • Betaine 0,2 mg.
  • Canxi 9 mg.
  • Sắt 0,18 mg.
  • Magie 7 mg.
  • Phốt pho 12 mg.
  • Kali 116 mg.
  • Kẽm 0,1 mg.
  • Đồng 0,082 mg.
  • Selen 0,1

Như vậy, 1 quả lê cỡ trung bình khoảng 200g sẽ tương đương với mức năng lượng khoảng chừng 116 calo.

Ăn lê có tác dụng gì?

Ăn lê mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có những lợi ích cơ bản dưới đây:

Theo y học cổ truyền, quả lê có tính mát, vị chua ngọt với những tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho, nhuận phế, dưỡng huyết, tiêu độc….

Xét về y học hiện đại, các nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng phổ biến của quả lê như sau:

  • Giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe: như đã trình bày nêu trên, trong quả lê có chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất, đặc biệt là hàm lượng folate, niacin có khả năng sản xuất và tái tạo các tế bào hiệu quả, tác dụng chữa lành vết thương và là nguồn dưỡng chất vô cùng quan trọng như đồng, kali…vai trò tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Tốt với đường ruột: trong quả lê cung cấp nguồn chất xơ hòa tan dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trung bình một quả lê 178g có chứa đến 6g chất xơ. Như vậy, đây là một trong những hoa quả tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Đặc tính chống viêm: một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lê là một trong những loại quả giàu chất chống oxy hóa tốt, hợp chất flavonoid có thể mang lại tác dụng giúp chống lại chứng viêm và làm giảm tỉ lệ mắc một số bệnh lý khác. Đặc biệt, lê là loại quả có chứa một số vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như: đồng và vitamin C và K,…những chất này có thể mang lại hiệu quả chống viêm khá cao.
  • Phòng ngừa, ngăn chặn ung thư: Trong quả lê có chứa một số hợp chất có khả năng chống lại tình trạng ung thư, đơn cử như hàm lượng anthocyanin và axit cinnamic có trong loại quả này có thể góp phần ngăn ngừa các chứng bệnh ung thư phổi, dạ dày….
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh lý tiểu đường: theo một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng nếu như bạn thường xuyên ăn quả lê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2. Hơn nữa theo một số nhận định trong vỏ của lê còn có thể chống lại tiểu đường và chống viêm rất tốt.
  • Hiệu quả tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch: hàm lượng chất chống oxy hóa trong quả lê có thể giúp bảo vệ hệ tim mạch, ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch; ngăn chặn tình trạng đột quỵ hay nhồi máu cơ tim và các bệnh lý thuộc hệ tim mạch khác.
  • Giảm tình trạng loãng xương: các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng có trong quả lê có thể mang lại hiệu quả tăng cường hấp thụ canxi rất tốt, hiệu quả phát triển hệ xương, ngăn chặn hiệu quả tình trạng vôi hóa hoặc loãng xương sớm.
  • Chống lại các nguồn gốc tự do: trong quả lê có chứa nhiều vitamin C, K và các khoáng chất có thể thúc đẩy quá trình bảo vệ cơ thể; ngăn chặn sự tàn phá của các nguồn gốc tự do gây hại cho sức khỏe.
  • Hiệu quả giảm cân: trong quả lê có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, ít chất béo, lê có chứa nhiều nước…có thể mang lại hiệu quả giúp bạn no lâu hơn. Từ đó giảm lượng thức ăn từ các nguồn thực phẩm khác mang lại hiệu quả giảm cân cao.

Một số lưu ý khi ăn quả lê là gì???

Để sử dụng quả lê đảm bảo nhất cho sức khỏe, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Chọn lê sạch

Lưu ý lê được trồng và bày bán khá nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, để ăn lê tốt nhất cho sức khỏe bạn cần phải lựa chọn sản phẩm sạch có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để sử dụng. Không mua lê tại những nơi không rõ nguồn gốc, giá thành rẻ vì có thể lê có chứa chất hóa học hoặc chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

  • Không ăn lê với thực phẩm gì?

Một số nguồn tài liệu cho rằng, nếu như bạn ăn lê thì không nên ăn chung với những thực phẩm dưới đây

  • Thịt ngỗng: vì loại thịt này có chứa hàm lượng protein khá cao trong khi đó lê có tính hàn dẫn tới hoạt động quá tải của thận.
  • Củ cải: trong lê có chứa ceton khi ăn cùng củ cải chứa axit cyanogen có thể dẫn tới bướu cổ hoặc suy tuyến giáp. Do đó bạn cần hết lưu ý.
  • Rau dền: nếu như ăn rau dền cùng quả lê có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân gặp phải một số biểu hiện nôn, buồn nôn hay rối loạn đường tiêu hóa.

Chú ý: đối với những người lạnh bụng, nhiễm lạnh, rối loạn tiêu hóa, tỳ vị hư hàn, trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay những người có cơ địa dị ứng với lê….không nên ăn loại quả này.

NÊN THAM KHẢO THÊM:

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được lê bao nhiêu calo, tác dụng khi ăn lê và những chú ý liên quan là gì. Nếu bạn còn thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp rõ hơn.

Chúc bạn sức khỏe.

Biên tập viên Nguyễn Phương Anh từng có thời gian học tập tại Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội, có trên 3 năm viết bài trong lĩnh vực dinh dưỡng, ăn uống, nấu ăn, ăn kiêng hỗ trợ giảm cân, ...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây